Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan trước các triệu chứng của bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm dạ dày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Hiểu đúng về viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng acid trong dạ dày của bạn ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gây tổn thương, xói mòn niêm mạc, làm xuất hiện những viêm loét trong dạ dày hoặc tá tràng, đồng thời lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột.
Khi tình trạng viêm dạ dày quá nặng sẽ dẫn đến loét. Viêm loét dạ dày tá tràng là tên gọi chung để chỉ:
- Viêm loét dạ dày (chiếm 60%): Các vết loét xuất hiện khắp niêm mạc dạ dày.
- Viêm loét tá tràng (chiếm 95%): Các vết loét xuất hiện ở niêm mạc tá tràng, phần đầu của ruột non, nơi tiếp xúc với dạ dày.
- Viêm loét trên bờ cong nhỏ dạ dày (chiếm 25%): Những vết loét xuất hiện trên bờ cong nhỏ dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Theo lý thuyết, viêm dạ dày tá tràng không quá nguy hiểm vì chúng có thể điều trị được bằng thuốc kết hợp với những thay đổi tích cực trong ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, do những thói quen sinh hoạt, lối sống cũ nên không phải ai cũng kiên trì để làm được
Thực tế cho thấy, viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh nguy hiểm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
- Tâm lý chủ quan của người bệnh không điều trị sớm và dứt điểm hẳn
- Bệnh hay tái phát do không thể duy trì được những thói quen tốt
- Do những sai lầm trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc của bệnh nhân
- Bệnh tái đi tái lại nhiều lần và trở thành viêm loét dạ dày mãn tính
- Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không tiến hành điều trị tích cực và dứt điểm
Các triệu chứng mà bạn thường gặp phải khi bị bệnh bao gồm nôn và buồn nôn, đau vùng thượng vị, ợ hơi,… chúng không chỉ gây ra các cảm giác đau đớn và khó chịu mà còn làm cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên rắc rối. Tuy là căn bệnh khá dễ điều trị nhưng nếu chủ quan, không chữa bệnh sớm mà để nó diễn tiến trong thời gian dài, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:
Xuất huyết dạ dày
Chảy máu dạ dày được cho là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi vì khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các mạch máu tại những vị trí này sẽ bị rách hoặc bị vỡ ra gây chảy máu trong dạ dày và tá tràng. Lượng máu này sẽ được chảy ra bằng đường miệng hoặc bằng đường đại tiện.
Nếu được thoát ra ngoài bằng đường miệng, bạn có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc có chứa các hạt màu đen như hạt cà phê. Trường hợp bị thải ra ngoài bằng đường đại tiện, phân sẽ lẫn máu đỏ tươi. Nhưng khi bị tích tụ lâu ngày, phân sẽ có màu hắc ín hoặc bã cà phê chứ không phải lẫn màu đỏ tươi như thông thường.
Xuất huyết dạ dày nặng có thể làm cho cơ thể bị mất máu trầm trọng, đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Tắc nghẽn dạ dày
Nếu không chữa viêm loét dạ dày sớm, chúng có thể làm tắc nghẽn dạ dày và đường ruột của bạn. Vị trí thường bị tắc nghẽn là môn vị – lỗ hẹp nằm cuối dạ dày – bộ phận nối dạ dày với tá tràng. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa các thức ăn bị đình trệ, gây áp lực lên cơ môn vị khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Điều này làm cho thức ăn bị ứ đọng, không xuống được tá tràng gây nôn, khó tiêu.
Cơ môn vị bị ảnh hưởng cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dịch mật, làm trầm trọng thêm chứng tắc nghẽn dạ dày mà bạn đang gặp phải.
Thủng dạ dày
Nếu viêm loét dạ dày tá tràng diễn tiến trong thời gian dài, các ổ loét ngày càng nặng nề, chúng có thể làm cho dạ dày của bạn bị thủng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vùng bụng bị căng cứng, đau đột ngột và dữ dội vùng thượng vị, đi kèm với đó là các triệu chứng: Mặt tái nhợt, nhịp thở nhanh, vã mồ hôi, tụt huyết áp…
Tình trạng này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, chính vì vậy nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế để được chữa trị.
Viêm phúc mạc
Đây là một hệ quả khác của biến chứng thủng dạ dày. Vì khi thủng dạ dày, các dịch vị dạ dày sẽ bị tràn ra toàn ổ bụng gây ra hiện tượng bỏng phúc mạc. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn, cơ thể sẽ bị tái nhợt, hơi thở nhanh và nông, shock… Viêm phúc mạc sẽ diễn tiến theo hai chiều hướng là viêm phúc mạc toàn thể và viêm phúc mạc khu trú.
- Với viêm phúc mạc toàn thể: Đa số các trường hợp bị thủng dạ dày sẽ tiến triển thành viêm phúc mạc toàn thể trong vòng khoảng 12 – 24 giờ. Các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ bị tăng dần, cơ thể người bệnh sẽ bị suy sụp do rối loạn các chất điện giải, suy thận, nhiễm độc…
- Với viêm phúc mạc khu trú: Tình trạng này thường hiếm gặp, xảy ra sau khi bị thủng dạ dày khoảng 4 – 5 ngày. Những triệu chứng thường gặp của viêm niêm phúc mạc khu trú bao gồm chán ăn, có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi hít thở mạnh, sốt cao, nấc, nôn…
Vì viêm phúc mạc cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, do đó cần phải được điều trị sớm, tránh gặp những tình huống xấu do bệnh gây ra.
Ảnh hưởng đến các cơ quan khác
Bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm cho những cơn đau đớn lan tỏa ra các cơ quan khác như cổ họng, vùng ngực, vùng lưng đặc biệt là khi bạn nằm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Để không phải lo lắng bệnh viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không thì cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh và các biến chứng. Những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hay ung thư dạ dày đều xuất phát từ việc chủ quan không điều trị dứt điểm và để bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tái phát lại nhiều lần thành mãn tính.
Vì vậy, để có thể phòng ngừa được những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn nên nghiêm túc thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau
Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, vì vậy bạn không nên lạm dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc sau khi đã ăn no.
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc đặc biệt và quan trọng với con người. Tuy nhiên, do việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ đã làm xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh.
Khi vi khuẩn kháng kháng sinh, loại kháng sinh đó hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, dẫn đến phác đồ điều trị viêm dạ dày thất bại. Vi khuẩn càng kháng nhiều kháng sinh thì việc điều trị bệnh càng gặp khó khăn.
Thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng mệt mỏi
Các yếu tố tâm lý cũng có những ảnh hưởng đến các bệnh lý về đường tiêu hóa trong do có viêm loét dạ dày tá tràng. Những lo âu mệt mỏi, stress trong công việc, cuộc sống gây ra những căng thẳng thần kinh sẽ làm tăng tiết acid HCl, pepsin trong dạ dày làm tổn thương niêm mạc, làm mất cân bằng chức năng của dạ dày – đường ruột và rối loạn tiêu hóa.
Vì vậy, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp khôi phục và giảm kích thích thần kinh từ đó giúp khôi phục lại hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học
Bạn cũng đừng quên xây dựng và tập cho mình những thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh như:
- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Cần ăn đúng giờ, tránh ăn quá muộn hoặc quá khuya, không ăn trước khi đi ngủ 2 giờ.
- Không được để đói, không ăn quá no, không vận động mạnh hoặc đi nằm ngay sau khi vừa ăn xong, nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ.
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh nuốt chửng.
- Tìm mua và sử dụng những loại thực phẩm sạch, sơ chế kỹ trước khi chế biến để tránh bị nhiễm khuẩn HP.
- Ăn chín uống sôi, hạn chế những món ăn như rau sống, gỏi, nộm, thức ăn chín tới…
- Ăn nhiều hơn những loại thức ăn mềm, nhiều nước dễ tiêu hóa. Tăng cường những món luộc, hấp, hầm mềm, hạn chế đồ xào, chiên rán.
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các loại rau cải có chứa nhiều vitamin và hợp chất hữu có có tác dụng làm lành vết thương.
Hạn chế ăn thức ăn không tốt cho viêm dạ dày
Có một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng và làm nặng hơn những triệu chứng khó chịu của bệnh. Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày tá tràng, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm sau:
- Những loại thực phẩm chua có nhiều acid như: các loại hoa quả có múi cam, bưởi, chanh.., các món ăn muối chua lên men như dưa cà muối
- Một số loại thực phẩm gây đầy hơi như các loại hạt họ đậu đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…
- Đồ ăn cay nóng như hạt tiêu, tương ớt, mù tạt..
- Đồ uống có cồn, cafein như rượu bia, cà phê
- Bỏ hút thuốc lá
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Những loại thức ăn cứng, khó tiêu hóa, thức ăn sống hoặc chín tái…
Chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, một chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi khoa học và hợp lý sẽ giúp mang lại tâm trạng thoải mái vui vẻ, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, kiểm soát và ngăn ngừa những biến chứng bất lợi từ viêm loét dạ dày tá tràng.
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Nên chọn những môn thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, tập luyện ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 – 40 phút.
- Xây dựng thời gian biểu trong ngày khoa học, cân đối thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi
- Đi ngủ trước 23 giờ, không nên thường xuyên thức khuya, làm việc quá khuya
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh và giữ gìn nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ
Kiên trì duy trì những thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, không lạm dụng thuốc giảm đau và có trạng thái tâm lý tích cực là các hiệu quả nhất để kiểm soát, phòng ngừa bệnh tái phát và những biến chứng bất lợi hiệu quả, đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất.
Qua bài viết trên, bệnh nhân đã tự trả lời cho mình câu hỏi “Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không ” rồi. Hy vọng chúng tôi đã đem lại được cho bạn đọc những thông tin hữu ích để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM