Dị ứng thời tiết do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến, thường gặp. Các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đau thường xuất hiện quanh năm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết để lâu không can thiệp sẽ tái phát dai dẳng, khó chữa hơn. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và nắm được cách điều trị, kiểm soát sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng cơ thể phản ứng khi gặp nhiệt độ thay đổi nóng lạnh đột ngột. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C, trung bình trong khoảng 25 độ. 

Trung tâm điều hòa ở não giúp cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nền nhiệt độ. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm không kịp điều chỉnh hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. 

Bệnh có thể do độ ẩm tác động đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc, làm thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. 

Trung tâm cơ thể không kịp điều chỉnh hoạt động sẽ nhanh chóng gây ra phản ứng dị ứng, rối loạn sản sinh kháng thể, chất hóa học để chống lại các yếu tố kích thích, gây hại từ môi trường.

Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể sẽ có biểu hiện ngứa, sẩn phù, nổi mẩn đỏ, mề đay, xung huyết với mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Một số người bị đi kèm theo các vấn đề hô hấp, viêm mũi, đau họng,… Dị ứng thời tiết khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Các dạng dị ứng thời tiết

Biểu hiện cấp tính: Triệu chứng kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần. Thường có biểu hiện ngứa nhiều, nổi ban đỏ khó chịu.

Biểu hiện mãn tính: Nếu dị ứng thời tiết cấp tính không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính. Dạng này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe với những triệu chứng như sưng phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, hoặc dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Hầu hết dị ứng thời tiết chỉ gây ra tình trạng tổn thương bên ngoài da. Đôi khi bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng khác liên quan đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Tùy vào từng trường hợp bệnh, cơ thể bị dị ứng thời tiết sẽ có phản ứng và biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện dị ứng thời tiết thường gặp là:

  • Phát ban, phồng rộp, sưng phù, nổi mẩn đỏ, xung huyết. Phạm vi dị ứng có diện tích hẹp hoặc lan rộng toàn thân. Các vết mẩn bằng phẳng hoặc dày lên, nổi cộm trên bề mặt da. Vết mẩn có màu đỏ hoặc xanh tím, khi ấn vào sẽ chuyển sang màu trắng. 
  • Ngứa, châm chích, nóng rát, tấy đỏ trên da gây ngứa. Gãi nhiều làm nốt mẩn đỏ lan rộng hơn, sưng to, tạo thành từng đám nổi khắp bề mặt da. 
  • Tùy thuộc vào thể trạng, sức đề kháng và mức độ dị ứng thời tiết, mỗi người sẽ có thời gian bùng phát bệnh nhất định. Nếu không ngứa, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu.
  • Nổi mề đay thường xảy ra với trường hợp dị ứng thời tiết mức độ nặng. Bệnh nhân đột ngột bị nổi mề đay khắp người, khó thở, lơ mơ, tụt huyết áp, sốc phản vệ và nguy hiểm hơn là tử vong.
  • Chàm bội nhiễm, da mọc các mụn nước li ti, chảy dịch màu vàng, có nhiều vảy trên, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm thường kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới làn da của người bệnh.
  • Viêm mũi dị ứng gây khô mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó ngủ, ngủ gà, mệt mỏi, kém tập trung… Thường thấy khó chịu vùng mũi từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 20 – 30 phút.
  • Khó thở, khò khè, ho tái phát, đau đầu nhiều mỗi thời điểm giao mùa, khi thay đổi thời tiết. 
  • Viêm kết mạc dị ứng thời tiết gây chảy nước mắt, ngứa, sưng mí mắt, đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như sổ mũi, ho khan, hắt xì, đau đầu và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể và tác nhân từ môi trường. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết là:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết. Cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi với thời tiết sẽ sản sinh các kháng thể chống lại tác nhân bên ngoài, gây phản ứng dị ứng.
  • Rối loạn hệ miễn dịch bên trong cơ thể do sản sinh quá mức histamin.
  • Cơ thể bị tấn công bởi các dị nguyên trong môi trường như độ ẩm, nấm mốc, khói bụi, phấn hoa, lông động vật,…
  • Dị ứng với các thành phần thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
  • Tiếp xúc với mủ cao su, nhựa cây độc hại hoặc các chất gây phản ứng dị ứng.
  • Yếu tố di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng.
  • Stress và áp lực tâm lý có thể là tác nhân gây phản ứng dị ứng, làm tăng triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bị dị ứng thời tiết khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần đi khám bác sĩ khi bạn có những dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Tình trạng dị ứng thời tiết tăng nặng, tái diễn thường xuyên.
  • Các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, gây khó khăn trong sinh hoạt ngày.
  • Có biểu hiện sốt cao, khó thở, thở khò khè, đau đầu, sưng lưỡi, cổ họng, mặt, môi, choáng váng, ngất xỉu,…

Cách điều trị dị ứng thời tiết

Mẹo chữa tại nhà 

Hiện tại chưa có cách chữa dứt điểm dị ứng thời tiết. Nhưng người bệnh có thể giảm thiểu tối đa triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng bằng các phương pháp sau:

  • Dùng mật ong: Người bị dị ứng thời tiết có thể pha một cốc nước mật ong ấm uống mỗi ngày. Mật ong giúp kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện sức đề kháng và hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng da.
  • Tắm bằng nước gừng: Đập dập 3 – 5 nhánh gừng tươi, đun sôi với nước trong khoảng 7 – 10 phút. Để nguội bớt rồi lấy hỗn hợp này tắm hàng ngày rất tốt cho việc chống viêm, làm dịu cơn đau, giảm ngứa, thanh nhiệt và giải độc.
  • Tắm nước lá trà xanh: Ngâm lá trà xanh tươi với muối rồi bỏ lá, đun thêm với nước trong khoảng 10 phút. Pha thêm nước rồi dùng để tắm hàng ngày. Trong trà xanh có các hợp chất chống viêm nhiễm, giảm sưng đau, phát ban, tăng cường miễn dịch hiệu quả.
  • Tắm lá kinh giới: Xay nhuyễn lá kinh giới, lọc bỏ phần bã, giữ lại cốt hòa với nước ấm để tắm hoặc rửa hàng ngày giúp giảm triệu chứng ngứa, dị ứng da.
  • Dùng muối: Hòa 2 – 3 thìa muối trắng với nước ấm tắm mỗi ngày giúp sát trùng, giảm sưng đỏ, viêm nhiễm. Sau một thời gian sử dụng, tình trạng sưng, phát ban đỏ, ngứa da sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Dùng nha đam: Lấy phần gel nha đam màu trắng bôi trực tiếp lên vùng da bị kích ứng, để trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch. Cách này giúp làm mát, giảm kích ứng, mẩn đỏ, phục hồi làn da tổn thương.
  • Dùng cà rốt: Xay nhuyễn 1 – 2 củ cà rốt lấy nước cốt thoa lên vùng da bị kích ứng. Để nghỉ 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

Lưu ý: 

  • Một số loại lá có thể gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Khi áp dụng các biện pháp giảm dị ứng trên mà không có hiệu quả, người bệnh nên chủ động đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để lâu không điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm.

Chữa bằng thuốc kê đơn

Dị ứng thời tiết chủ yếu được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kê đơn. Một số nhóm thuốc có thể cải thiện và kiểm soát tình trạng này là:

  • Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Loratadin dành cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin hoặc dùng thuốc kháng histamin kết hợp doxepin trong những trường hợp mề đay nặng.
  • Prednisolone: Được bác sĩ chỉ định sử dụng khi có dấu hiệu phù mạch, nổi mề đay.
  • Corticoid: Dùng trong trường hợp điều trị triệu chứng kéo dài và phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết.

Bên cạnh sử dụng thuốc, việc kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ giúp giảm triệu chứng bệnh và kiểm soát mức độ phản ứng dị ứng.

Cách phòng ngừa 

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, hanh khô, làm mát cơ thể khi trời nóng. Thường xuyên xem dự báo thời tiết để có phương án chuẩn bị để nhiệt độ cơ thể không thay đổi đột ngột. 
  • Mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu mỏng nhẹ, tránh gây cọ xát khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế gãi và chú ý giữ vệ sinh cơ thể để tránh nhiễm trùng da.
  • Người bị viêm mũi dị ứng nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Lưu ý vệ sinh rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, hóa chất,… 
  • Hạn chế làm việc lâu trong thời tiết giá lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. 
  • Tránh những nơi không khí ồn ào, chật chội, ồn ào náo nhiệt.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch.
  • Sử dụng các loại vitamin B6, B12 để dự phòng đau đầu do chứng dị ứng thời tiết.
  • Dự phòng thuốc chống dị ứng  để sử dụng ngay khi có triệu chứng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… để tránh làm tình trạng dị ứng nặng hơn.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi đã thực hiện các phương pháp chăm sóc, vệ sinh, tuyệt đối không tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể.

Bệnh dị ứng thời tiết không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Trước khi các triệu chứng nặng hơn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Có nhiều trong cá hồi, hàu, cá thu,cá mòi, trứng cá muối, hạt óc chó, đậu nành,...giúp kháng viêm, chống dị ứng rất tốt.
  • Các loại trái cây khô: Ô mai, nho, mận, chuối, hạt điều, hạnh nhân,... có thể giúp ngăn chặn tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc, chặn đứng các cơn ngứa vào mùa lạnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Ớt chuông, cam, đu đủ, quýt, súp lơ, chanh, dâu tây, chanh,… giúp làm giảm lượng histamin được sản sinh và thúc đẩy tốc độ phân hủy histamin.
  • Thực phẩm giàu vitamin E:  Dầu thực vật, súp lơ xanh, bơ, hạt hướng dương, rau bina, hạt dẻ,… giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng thời tiết hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu Magie: Ngũ cốc nguyên cám, socola đen, đậu hũ, bơ,… 
  • Các loại rau xanh họ cải: Bắp cải, cải ngọt, cải xoăn, cải bẹ xanh, cải bó xôi… 
  • Uống nước trà nóng: Trà xanh, trà gừng giúp giữ ấm cơ thể, kiểm soát triệu chứng dị ứng thời tiết, kháng viêm và diệt khuẩn.
  • Sữa chua, men vi sinh, mật ong, cần tây, dưa hấu, bí ngô, quả lựu, dâu tây, hạt chia,...
  • Thực phẩm chứa nhiều axit béo: Dầu bắp, khoai tây, thịt gà,… làm tăng phản ứng sưng viêm khi bị dị ứng thời tiết.
  • Thịt bò, sữa bò: Nên hạn chế ăn những thực phẩm này vì có chứa các chất làm tăng mức độ nghiêm trọng của dị ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hải sản có vỏ: Tôm, cua,... được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng vì chứa nhiều protein và histamin làm tăng cơn ngứa.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như hamburger, xúc xích, khoai tây chiên, thịt hun khói, cá viên chiên, rau củ quả đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản độc hại, làm tăng phản ứng dị ứng.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: Thịt mỡ, nội tạng, các món chiên xào sử dụng nhiều dầu ăn trong chế biến.
  • Thực phẩm sống, chưa được nấu chín: Gỏi cuốn, rau sống, thịt tái chín,…
  • Đồ ăn không không rõ nguồn gốc xuất xứ: Các loại thức ăn không hợp vệ sinh được bày bán trên vỉa hè hay đường phố.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga, các thực phẩm có chất kích thích,...
  • Hạn chế ăn các đồ nhiều gia vị cay nóng và uống đồ uống quá lạnh.
  • Giảm thiểu tiêu thụ sữa và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa.

Dị ứng thời tiết là bệnh không lây truyền từ người sang người. Bệnh sẽ không lây khi bạn tiếp xúc hoặc dùng chung đồ, ăn chung với người bị dị ứng thời tiết.

Tình trạng dị ứng thời tiết có thể tự khỏi theo thời gian. Bệnh thường khỏi hoàn toàn trong vài ngày (triệu chứng kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, dị ứng thời tiết mãn tính sẽ lâu khỏi, thường xuyên tái bệnh, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ bắp, phổi.

Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh dị ứng thời tiết. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt giữa hai giới. 

Đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh là những người có cơ địa dị ứng từ trước như: Dị ứng thực phẩm, phấn hoa, dị ứng thuốc,… Những người mắc các bệnh viêm da tiếp xúc, hen phế quản, viêm mũi dị ứng,… cũng có nhiều khả năng bị dị ứng thời tiết.

Dị ứng thời tiết không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh gây nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để kiểm soát, hạn chế khả năng tiến triển sang tình trạng mãn tính, người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh và chủ động điều trị kịp thời.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 9:13 AM , 29/01/2024

Tin liên quan

5 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả

Ngoài việc sử dụng phương thuốc theo kê đơn của bác sĩ, các biện pháp điều trị từ tự nhiên hiện nay đang trở thành xu hướng, được nhiều người...

Bà bầu bị dị ứng thời tiết: Triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Hiện tượng bà bầu bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu. Nếu không được...

Bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng ăn gì? TOP 11 thực phẩm cần tránh

Bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Theo đó, người bệnh cần hạn chế ăn các...

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch, thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết hoặc sức...

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Làm gì để nhanh khỏi

Hiện tượng dị ứng thời tiết xảy ra đối với cơ thể vào thời điểm chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi nóng, lạnh đột ngột. Bệnh liên quan đến...

Top 10+ loại thuốc trị dị ứng da mặt chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi và uống có tác dụng làm giảm hiện tượng mề đay, nổi mụn li ti, sưng tấy đỏ, ngứa ngáy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *