Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau dạ dày ở trẻ em xuất hiện với những triệu chứng lâm sàng không giống như người lớn. Ngoài ra thời gian và quá trình tiến triển của bệnh cũng khác nhau nên thường bị nhầm lẫn. Để rút ngắn thời gian điều trị và áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp, ba mẹ nên nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị.
Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là gì?
Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là một dạng viêm nhiễm cấp tính xảy ra bởi sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nhiễm độc hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Bệnh thường kéo dài trong 2 tuần kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Những triệu chứng này khiến cơ thể mất nước và phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể đối với những trẻ có sức khỏe ổn định và sức đề kháng cao, bệnh viêm dạ dày ruột cấp cùng các triệu chứng sẽ sớm thuyên giảm và tự khỏi sau 4 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, các triệu chứng xuất hiện dai dẳng gây biến chứng nguy hiểm và làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nếu không kịp thời xử lý.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ
Muốn điều trị thành công và phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dó virus (chiếm 70%). Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn và các ký sinh trùng gây nên. Cụ thể:
Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Từ năm 1973, các chuyên gia phát hiện ra sự hiện diện của Rotavirus. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại virus thuộc họ Reoviridae, phân họ Sedoreovirinae.
Trong tất cả các loại Rotavirus, Rotavirus A là loại virus phổ biến hơn cả. Thống kê cho thấy 90% số ca mắc viêm dạ dày ruột cấp có sự hiện diện của Rotavirus A. Các chủng Rotavirus B và C thi thoảng cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhi tuy nhiên tỉ lệ rất thấp. Trẻ em trong giai đoạn 1 – 5 tuổi thường rất dễ mắc phải loại virus này do hệ miễn dịch còn yếu.
Theo thời gian, hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện dần sẽ ít bị ảnh hưởng của virus này. Chính vì vậy hầu hết bệnh nhân mắc viêm dạ dày ruột cấp do Rotavirus thường là trẻ em, người lớn rất hiếm khi bị ảnh hưởng bởi loại virus này. Khi xâm nhập được vào hệ tiêu hóa của bé, vi khuẩn này sẽ tác động lên thành ruột non, từ đó dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột cấp.
Tại các nước đang phát triển mỗi năm có đến 900000 trường hợp trẻ em tử vong do Rotavirus. Yếu tố vệ sinh có ảnh hưởng lớn đến khả năng gây lây nhiễm Rotavirus. Con đường phân miệng là con đường lây lan chính của loại vi khuẩn này.
Rotavirus cũng có thể tồn tại trong môi trường nước. Từ đó lây lan sang những đối tượng bệnh nhân sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Sau khi ra khỏi cơ thể bệnh nhân, Rotavirus cũng có thể tồn tại trong phân và tiếp tục lây nhiễm nếu như có điều kiện phù hợp.
Ngoài ra một số virus khác cũng gây trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp như:
- Novovirus
- Adenovirus
- Calicillin
- Enterovirus
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có thể xảy ra trên cơ thể của trẻ nhỏ khi đường ruột của trẻ bị nhiễm sán, giun và các sinh vật đơn bào như Cryptosporidium, Giardia lamblia. Tương tự như vi khuẩn, việc sử dụng thức ăn và thức uống không đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín kỹ là con đường lây lan chủ yếu của những loại ký sinh trùng này.
Viêm dạ dày ruột do độc tố
Độc tố làm phát sinh bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường có nguồn gốc từ những loại thực phẩm sau:
Một số loại hải sản
- Một số loại nấm
- Dư lượng thuốc và các hóa chất bảo vệ thực phẩm trong rau quả
- Các loại thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm chì, asen.
Để phòng ngừa, bạn cần vệ sinh sạch sẽ các loại thực phẩm tìm hiểu những loại thực phẩm có thể tích tụ độc tố trước khi cho trẻ ăn uống.
Tác dụng phụ của thuốc
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có thể là tác dụng phụ từ việc sử dụng những loại thuốc sau:
- Các loại thuốc kháng sinh
- Những loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng có chứa magie
- Một số loại thuốc hóa xạ trị
- Thuốc điều trị ký sinh trùng
- Thuốc Digoxin được dùng trong điều trị suy tim
- Thuốc chống táo bón.
Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường xuất hiện rõ ràng sau 12-72 giờ bị nhiễm. Cụ thể:
- Sốt cao: Trẻ có khả năng bị co giật nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời
- Đau thắt bụng: Biểu hiện này thường bị chủ quan do nhầm lẫn với cơn đau bụng bình thường. Khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước hoặc sau ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ ở trên rốn hoặc quanh rốn, các cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài và dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
- Nôn mửa, chán ăn, nhức đầu: Tình trạng này kéo dày khoảng 1 ngày. Đây là một trong những triệu chứng chính bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Do nôn, chán ăn nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé bị kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
- Tiêu chảy: Trẻ đi nhiều hơn bình thường từ ba lần trở đi trong vòng 24 giờ, có thể trong phân có kèm theo nhầy, máu. Vì vậy cần phải kiểm tra phân của trẻ.
- Mất nước nặng: Biểu hiện là, khô miệng và môi, ít đi tiểu, chanh tay lạnh, ít nước mắt khi khóc…. lúc này cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Trong các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, mất nước và nhiễm toan chuyển hoá được đánh giá là những triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể bù nước và điện giải cho bé, không cần dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Một số biến chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:
- Mất nước
- Nhiễm toan chuyển hoá
- Rối loạn điện giải (tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu)
- Không dung nạp đường có trong sữa
- Rối loạn tiêu hoá protein
- Hội chứng tan máu do nhiễm khuẩn
- Biến chứng Iatrogenic
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em nói riêng và bệnh viêm dạ dày ruột cấp nói chung là bệnh nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm. Các triệu chứng thường không phát sinh hoặc không rõ ràng trong thời gian ủ bệnh (từ 1 đến 3 ngày). Sau khi xuất hiện, những triệu chứng có thể kéo dài từ 2 ngày đến 10 ngày hoặc hơn tùy theo thể trạng của trẻ.
Đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì viêm dạ dày ruột cấp không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, người lớn tuổi, người bị ung thư hoặc nhiễm virus HIV. Cụ thể viêm dạ dày ruột cấp có thể gây mất nước nghiêm trọng và làm phát sinh những vấn đề sau nếu không kịp thời xử lý:
- Nhiễm toan chuyển hóa
- Rối loạn tiêu hóa protein
- Không có khả năng dung nạp đường trong sữa
- Rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ natri máu, tăng natri máu)
- Biến chứng Iatrogenic
- Hội chứng tan máu do nhiễm khuẩn
- Tử vong ở trường hợp nặng.
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ em
Để cách chữa viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, cha mẹ cũng có thể cho trẻ áp dụng đồng thời chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày cùng với một trong những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:
Massage bụng chữa đau dạ dày ở trẻ em
Để làm dịu cơn đau dạ dày và cải thiện những triệu chứng khó chịu đi kèm, cha mẹ có thể sử dụng một ít dầu ấm hoặc dầu ô liu thoa lên vùng bụng của trẻ. Sau đó sử dụng hai lòng bàn tay nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. Sau vài phút thực hiện, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chườm ấm giúp làm dịu cơn đau dạ dày ở trẻ
Chườm ấm là biện pháp được sử dụng phổ biến để làm giảm các cơn đau, trong đó có tình trạng đau dạ dày ở trẻ nhỏ. Bởi nhiệt độ cao từ biện pháp này có khả năng xoa dịu cơn đau, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Để thực hiện, bạn sử dụng một túi ấm hoặc cho vào bình thủy tinh một lượng vừa đủ nước ấm, sau đó áp vào khu vực bị đau từ 15 – 20 phút. Thực hiện từ 1 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.
Cải thiện cơn đau dạ dày bằng cách cho trẻ uống nước gừng và mật ong ấm
Gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, làm ấm bụng, cải thiện cơn đau, giảm đầy hơi, ho. Đồng thời giúp giảm viêm và phòng ngừa tình trạng loét dạ dày.
Hàm lượng vitamin trong mật ong nguyên chất có khả năng làm dịu cơn đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại vùng niêm mạc dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa phát sinh bệnh viêm dạ dày ruột cấp, lương y Tuấn đặc biệt nhấn mạnh các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:
- Không cho trẻ tiếp với những trẻ đang bị viêm dạ dày ruột cấp
- Cho trẻ tiêm phòng với những loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota, cần tiêm sớm và tiêm đủ liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Cho trẻ ăn chín uống sôi.
- Những loại thực phẩm mà trẻ đang sử dụng cần được đảm bảo vệ sinh, không tái sống, không nhiễm bẩn và không chứa độc tố.
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay nhiều lần mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Sử dụng nguồn nước sạch, không cho trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc những nguồn nhiễm khuẩn khác.
Nhìn chung viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng gây biến chứng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng và tử vong khi không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Vì thế phụ huynh cần thường xuyên quan sát những biểu hiện và theo dõi thể trạng của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy nặng hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khác, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị. Tránh chậm trong việc điều trị trễ để phòng ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM