Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và cần tránh những gì?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối mà còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện. Vậy người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì? Chế độ ăn uống thế nào phù hợp nhất? Bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và thoái hóa khớp gối

Trong một nghiên cứu đầu năm 2022, khoảng 28% người bị thoái hóa khớp gối có tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn khi tiêu thụ một vài nhóm thực phẩm. Sau khi loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn thì có khoảng hơn 68% người bệnh cảm thấy các triệu chứng đau nhức cải thiện rõ rệt sau một thời gian ngắn.

Với nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, việc giảm trọng lượng từ 10% sẽ cải thiện tình trạng đau và chức năng của khớp rõ rệt.

Thực phẩm người bệnh tiêu thụ hàng ngày có tác động rất lớn trong việc làm bùng phát các cơn đau hay giảm thiểu hiệu quả của các loại thuốc điều trị xương khớp. Nếu ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất sẽ khiến xương khớp dễ bị suy yếu và đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp.

Chính vì vậy, việc lựa chọn kỹ lưỡng các loại thực phẩm là phương pháp được nhiều người áp dụng để chăm lo cho sức khỏe hệ xương khớp.

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Những người bị thoái hóa khớp gối cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Dưới đây là những loại thực phẩm nên được bổ sung hàng ngày để làm kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối:

Nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần chính của xương và răng, có công dụng duy trì sự cứng cáp và độ dẻo dai. Việc duy trì xương khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương, đau nhức, hạn chế nguy cơ loãng xương. Canxi còn giúp cơ bắp hoạt động linh hoạt, giảm nguy cơ chấn thương và hỗ trợ hiệu quả quá trình phục hồi xương.

Canxi thường có nhiều trong các thực phẩm như nhóm thực phẩm từ sữa, sữa chua, hạt óc chó, và các loại hải sản như cá hồi,..

Rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin

Vitamin C

Vitamin C giúp tái tạo sụn khớp, chống oxy hóa và bảo vệ xương khớp gối. Các loại trái cây nhiệt đới có nhiều Vitamin C bao gồm ổi, đu đủ, cam, dứa, dưa lưới, bưởi, dâu tây, quả mâm xôi, kiwi, các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cà chua, ớt chuông,…

Mỗi ngày người bệnh nên tiêu thụ khoảng 100g trái cây các loại để cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cần thiết.

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-an-gi-du-du
Đu đủ có chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho sức khỏe xương khớp

Vitamin D

Một nghiên cứu đã chứng minh, những người có hàm lượng canxi trong máu cao thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Vitamin D có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thụ canxi, giảm tổn thương, hẹp sụn.

Người bệnh có thể tăng hấp thu vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trước 8h sáng và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ, nấm, hạt óc chó…

Vitamin K

Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo, có tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng cho hệ xương. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K bao gồm: Rau cải, rau bina, bông cải, bắp cải, dầu đậu nành, dầu oliu,…

Vitamin E

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ lượng Vitamin E cần thiết. Nếu thiếu hụt Vitamin E, cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng và yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong một số thực phẩm như: Dầu mè, dầu lúa mì, cá hồi, đậu phộng,…

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, có thể hạn chế sản xuất các enzyme, cytokine làm phá vỡ sụn, giúp giảm sưng khớp và kháng viêm. Omega 3 thường có nhiều trong hải sản như cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi, sò điệp, hàu, tôm, trứng cá, hạt chia, đậu nành, dầu oliu, dầu hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt mắc ca,…

Bộ Y tế khuyến cáo, người trưởng thành nên cung cấp tối thiểu từ 250 – 500mg hàm lượng omega 3 mỗi ngày.

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa như vitamin C, E cũng có công dụng giúp bảo vệ sụn khớp khỏi tác động của gốc tự do và quá trình oxy hóa. Việc hấp thu thực phẩm có chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, gia tăng độ linh hoạt của sụn, hỗ trợ quá trình tái tạo sụn đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho người bị thoái hóa khớp.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm: Rau xanh như cần tây, cà chua, hành tây, trái cây màu sắc, quả mâm xôi, cà chua, các loại hạt như hạt óc chó, nghệ, trà xanh.

Chất xơ

Chất xơ có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, kiểm soát đường huyết, giảm viêm và đau cho những người bị thoái hóa khớp gối.

Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: Bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương, cải xoăn, cần tây, ngũ cốc nguyên hạt, quả mâm xôi, lựu, ớt xanh, quả anh đào, chanh vàng, chanh, nho,…

Thực phẩm chứa Beta Caroten

Beta Caroten là một loại carotenoid chống chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể mang lại một số lợi ích quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp gối như: Bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, giảm sưng đau, sưng, ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh lý thoái hóa khớp và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Nguồn thực phẩm giàu Beta caroten có nhiều trong các loại rau củ màu cam vàng như cà rốt, bí ngô, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau cải xanh, rau bina, ớt chuông, đu đủ, cam, xoài, đào và nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác.

Khi bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-an-gi-rau-bina
Rau bina có công dụng kháng viêm và phục hồi chức năng xương khớp

Thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò cung cấp các amino acid cần thiết  trong việc xây dựng, duy trì và tái tạo cấu trúc của sụn khớp. Bổ sung các thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sức mạnh của nhóm cơ bắp, giữ cho khớp ổn định và giảm nguy cơ chấn thương.

Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu protein từ nguồn thực phẩm lành mạnh, đầy đủ các loại dưỡng chất như thịt gia cầm, cá, hạt, đậu nành, thịt bò,….

Dầu oliu nguyên chất

Dầu oliu nguyên chất có chứa nhiều axit oleic, axit béo omega 3 và oleocanthal giúp chống viêm mạnh, giảm các triệu chứng bệnh xương khớp, cải thiện hấp thu magie, canxi và kẽm cần thiết để bảo toàn mật độ xương, thúc đẩy sự hấp thu các loại vi chất như vitamin A và D.

Đặc biệt, dầu oliu được biết đến với tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch và có thể có lợi ích trong việc duy trì tâm trạng tích cực, điều này quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp. Lưu ý rằng dầu oliu nguyên chất nên được sử dụng trong chế biến thực phẩm hoặc ăn trực tiếp.

Tỏi và hành

Hành và tỏi không chỉ là gia vị hấp dẫn cho món ăn, mà còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Hành chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali và folate. Tỏi là kho dưỡng chất với vitamin C, vitamin B6, kali, canxi, phốt pho, đồng, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme.

Tính chống oxy hóa trong tỏi giúp ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết trong xương, tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Đồng thời, tỏi nâng cao năng suất hấp thụ canxi, hỗ trợ xương trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn. Ăn tỏi sống kích thích sản xuất nội tiết tố estrogen, giảm thiểu triệu chứng đau nhức liên quan đến thoái hóa khớp gối.

Gừng tươi

Gừng có tính ấm nóng và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho việc giảm đau. Người bệnh có thể giã nhuyễn gừng tươi và kết hợp với mật ong hoặc muối, sau đó đắp lên vùng đau hoặc sưng vài lần. Cách này giúp cơ bắp trở nên thoải mái, giảm đau và cải thiện lưu thông máu hiệu quả.

Uống gì khi bị thoái hóa khớp gối?

Bạn cần duy trì trạng thái cơ thể có đủ nước, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Các loại nước cung cấp nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe xương khớp người bệnh có thể uống là: Nước dừa, trà gừng, nước chanh mật ong, nước nha đam, trà xanh,…

Bị thoái hóa khớp gối cần kiêng gì?

Bạn cần kiêng những loại thực phẩm khiến triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối tăng nặng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên kiêng ăn:

Thực phẩm nhiều đường

Các sản phẩm giàu đường và đường tinh lọc có thể gây tăng cân, tăng áp lực lên khớp gối, làm gia tăng cảm giác đau và mức độ viêm. Nếu ăn quá nhiều đường cơ thể có thể bị thay đổi phản ứng miễn dịch điều này sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên hạn chế ăn bánh quy,bánh ngọt, bánh kem, bánh bông lan, đường trắng, đường nâu, đường mía, mật ong, siro, đồ uống có đường (nước ngọt, nước giải khát), ngũ cốc, sữa đặc, kem tươi có thêm đường,..

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa và chất béo cấp độ cao, có thể gây viêm nhiễm và tăng cường quá trình thoái hóa khớp. Tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng đông máu, tăng áp suất máu, ảnh hưởng hệ tim mạch và gây đau nhức, viêm sưng.

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt ngựa, lòng đỏ trứng, kem, sữa đặc, phô mai, dầu ăn động vật, chất béo từ đậu nành,…

Đồ ăn nhiều muối

Muối là thành phần chủ yếu trong các bữa ăn, nhưng hàm lượng natri cao trong muối có thể dẫn đến sưng tế bào do giữ nước. Tiêu thụ quá mức thực phẩm giàu muối làm gia tăng lượng natri, làm mất canxi từ xương và thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào. Muối cũng có tác động tiêu cực đến thận, khi làm tăng áp lực lọc nước qua thận. 

Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến cáo rằng mỗi người nên giảm cường độ muối dưới 6 gram mỗi ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch hoặc bị thoái hóa khớp.

Các loại thực phẩm nhiều muốn cần kiêng bao gồm: Nước sốt, nước mắm, nước tương, bột canh, mì ống, snack, bánh ngọt, đậu và thực phẩm đóng gói sẵn có thể có hàm lượng natri cao.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chứng minh rằng: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể, tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên dùng bơ thực vật và dầu oliu để thay thế cho dầu ăn thông thường khi chế biến các món chiên xào. Tốt nhất khi bị thoái hóa khớp thì nên ưu tiên ăn các món canh, luộc, hấp thay cho các món chiên, xào, rán ngập dầu.

Thực phẩm chiên xào sẵn như khoai tây chiên, gà chiên, cá viên, snack chiên,… là những loại đồ ăn mà người bị thoái hóa khớp gối nên tránh tiêu thụ quá nhiều.

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-kieng-an-gi-do-chien-ran
Người mắc bệnh thoái hóa khớp không nên ăn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ

Đồ đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản

Thực phẩm đóng gói sẵn là một dạng thực phẩm đã được xử lý, đóng gói và chuẩn bị trước để tiêu thụ mà không đòi hỏi nấu nướng hoặc chuẩn bị từ nguyên liệu tươi. 

Các loại đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói đóng hộp, mì hộp, trái cây đóng túi, pizza đóng gói và thực phẩm chế biến nhanh, đồ ăn liền nên được hạn chế tối đa trong thực đơn hàng ngày của người bị thoái hóa khớp gối.

Đồ ăn cay nóng

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn đồ ăn cay nóng chủ yếu vì đồ ăn cay thường chứa các chất cay như capsaicin, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm nhiễm dạ dày và gây cảm giác đau đớn.

Một số thực phẩm cay nóng cần lưu ý khi tiêu thụ là: Ớt cay, tiêu, sốt ớt, wasabi, đậu phộng cay,…

Thức ăn chứa gluten

Thức ăn chứa gluten là một loại thực phẩm không phù hợp cho những người đang mắc bệnh tiểu đường, rối loạn thần kinh, ruột kích thích, viêm cơ… Nếu mất điều hòa gluten sẽ gây ra rối loạn tự miễn, làm ảnh hưởng đến các mô thần kinh và khả năng kiểm soát cơ hay chuyển động cơ bắp.

Người bệnh nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay cho các sản phẩm làm từ bột tinh chế như mì ống, bánh mỳ, bánh ngọt, ngũ cốc dinh dưỡng, lúa mì, lúa mạch, bún, mì,…

Rượu, bia và chất kích thích

Đồ uống có cồn như rượu và bia gây tích tụ các chất độc hại trong gan, đồng thời tăng nguy cơ mất nước và thiếu ngủ, làm gia tăng tốc độ lão hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp, trong khi việc uống rượu bia dẫn đến bệnh gút nhanh chóng. Những chất kích thích này làm cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

thoai-hoa-khop-goi-nen-kieng-an-gi-ruou-bia
Thoái hóa khớp gối không nên hút thuốc lá và uống rượu bia

Thực đơn tham khảo

Dưới đây là một thực đơn tham khảo cho người bị thoái hóa khớp gối có thể áp dụng:

Bữa sáng: Tham khảo 3 món ăn

  • Uống 1 cốc nước ép lựu.
  • Ăn một bát cháo gạo lứt.
  • Ăn vài lát bánh mì nguyên hạt hoặc một bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt.

Thực đơn bữa trưa:

  • Ăn salad rau xanh như rau cải, cà chua, và hành tây.
  • 150g cá hồi nước lợ.
  • Quinoa hoặc một bát cơm gạo lứt.

Bữa tối:

  • 150g ếch, thịt gà hoặc thịt bò hữu cơ.
  • Rau xanh hấp hoặc xào.
  • 1 củ khoai lang.

Ăn nhẹ giữa các bữa ăn:

Người bệnh có thể ăn một vài hạt óc chó, hạt hạnh nhân để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hoặc ăn 1 quả dứa hoặc dưa hấu để giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe của xương khớp.

Lưu ý:

  • Người bệnh nên hạn chế muối và đường trong chế độ ăn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt của cơ bắp và xương khớp.
  • Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Lưu ý về chế độ ăn uống

Bên cạnh việc nắm được khi bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì thì tốt, nên kiêng ăn gì thì người bệnh cần chú ý những điều sau để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất:

  • Bảo đảm chế độ ăn uống cân đối với đủ loại thực phẩm từ mọi nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất.
  • Người bệnh thoái hóa khớp gối nên tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng dùng mỗi ngày.
  • Nên giảm cân nếu cần thiết để làm giảm áp lực lên khớp.
  • Cần đọc kỹ nhãn thành phần trên bao bì sản phẩm để theo dõi lượng đường bạn tiêu thụ hàng ngày và đưa ra quyết định dinh dưỡng thông thái.
  • Ưu tiên tự chế biến thức ăn tại nhà để kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng, thực phẩm nạp vào cơ thể.
  • Bên cạnh việc tuân thủ thực đơn ăn uống, bạn nên tích cực vận động nhẹ nhàng để làm gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bị thoái hóa khớp gối nên uống sữa gì?

Người bị thoái hóa khớp gối được khuyến khích uống sữa để phòng ngừa thoái hóa khớp gối và tình trạng loãng xương. Một số loại sữa người bệnh nên uống là: Sữa tươi, sữa không đường, sữa hạ natri, sữa chua, một số sữa được bổ sung thêm vitamin D,…

Bị thoái hóa khớp gối có được ăn thịt gà không?

Người bị gút, viêm khớp, thoái hóa khớp vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng không nên ăn phần da gà mà chỉ nên ăn phần thịt nạc như đùi và ức. Mỗi ngày không nên ăn quá 150mg và cần ưu tiên ăn thịt gà chế biến kiểu luộc, hấp.

Có nên ăn rau muống khi bị thoái hóa khớp gối không?

Các chuyên gia cho biết, trong rau muống chứa nhiều chất gây phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy, người đang bị thoái hóa khớp không nên ăn rau muống vì sẽ làm gia tăng cơ đau nhức khớp.

Bị thoái hóa khớp gối có được ăn măng không?

Măng chứa Cyanide, đây là chất dễ chuyển thành Acid Cyanhydric gây cản trở lưu thông oxy trong máu làm tăng mức độ đau nhức xương khớp. Do đó, người bị thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp không nên ăn loại thực phẩm này.

Bị thoái hóa khớp gối có nên ăn chuối không?

Người bệnh nên ăn 1 quả chuối mỗi ngày vì trong chuối chứa nhiều Magie và Kali có khả năng làm tăng mật độ xương, làm giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa khớp. 

Thoái hóa khớp gối có nên uống nước sâm không?

Sâm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe tổng thể và bổ sung năng lượng.

Phản ứng với sâm có thể khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng. Một số người có thể phản ứng tích cực, trong khi người khác có thể gặp một vài tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu đang sử dụng thuốc điều trị khớp gối, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.

Có nên ăn hải sản khi bị thoái hóa khớp gối không?

Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England đã chỉ ra, những người có chế độ ăn nhiều hải sản và thịt có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn những người tiêu thụ ít.

Tuy nhiên, nếu người bệnh hấp thụ một lượng vừa đủ các loại hải sản chứa nhiều axit béo Omega 3 như cá hồi, cá ngừ và cá mòi có thể làm giảm sưng khớp và đau khớp.

Tổng hợp những loại thực phẩm trong bài viết trên đã giúp người đọc có được câu trả lời cho câu hỏi: Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hỗ trợ giảm đau và giảm viêm thoái hóa khớp. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo 

https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-diet 

https://www.jeremyburnhammd.com/8-best-foods-for-knee-arthritis/ 

Cập nhật lúc: 5:35 AM , 23/11/2023

Tin liên quan

thoái hóa khớp gối có triệu chứng theo giai đoạn

Thoái Hóa Khớp Gối: Dấu Hiệu, Chẩn Đoán, Giai Đoạn Bệnh

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phức tạp, tiến triển âm thầm từ từ nên rất khó phát hiện. Đến khi bệnh trở nặng sẽ gây ảnh hưởng nhiều...

Phác Đồ Điều Trị Thoái Hóa Khớp Bộ Y Tế

Thông tin bài viết dựa theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp”, được ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng...

cau-tao-khop-co-tay

Thoái Hóa Khớp Cổ Tay: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra khi sụn khớp cổ tay bị hao mòn, ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong ổ...

Thoái hóa khớp vai: Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai, dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp gây đau nhức ảnh hưởng đến chuyển động của cánh tay, bả vai. Lâu dần sẽ tác động tiêu cực đến...

thoai-hoa-khop-co-chan

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân, chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở đối tượng người trẻ. Bệnh gây đau nhức, hạn chế vận động...

thoai-hoa-khop-thai-duong-ham

Triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm, biến chứng và điều trị

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh gây đau nhức ở khớp hàm và các cơ,...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *