Những năm gần đây, các ca bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và đi kèm với nhiều biến chứng khó lường. Nhóm người trẻ cần chú ý phát hiện triệu chứng từ sớm và có hướng điều trị phù hợp trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Các biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ rất rõ ràng, có thể nhận biết qua những triệu chứng như:
- Đau mỏi vùng cổ vai gáy, lan sang đầu, bả vai, cánh tay.
- Nhói buốt dọc theo cột sống.
- Cảm thấy khó vận động cổ, khó cúi nghiêng, quay trái, phải.
- Khi cử động có tiếng kêu lách cách.
- Căng cứng cơ cổ, vai và lưng trên.
- Co thắt cơ bắp.
- Tê bì bàn tay, cánh tay, chân.
- Chóng mặt, nhức đầu, hay ngáp, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung.
- Phối hợp tay chân kém linh hoạt, mất kiểm soát tứ chi.
- Tay yếu, mất cảm giác các ngón tay, khó cầm nắm.
- Cong vẹo cột sống.
Nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ có nguyên nhân do quá trình lão hóa của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 70 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số ca mắc bệnh ở người từ 30 tuổi đang có dấu hiệu tăng mạnh. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là:
- Chấn thương do hoạt động thể thao quá sức, vận động sai tư thế, tai nạn giao thông,…
- Do tính chất công việc khiến người trẻ phải cúi, cong cổ, khom lưng, ngồi lâu một chỗ.
- Làm việc quá sức, thường xuyên tăng ca qua đêm.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều đồ ăn không tốt cho xương khớp.
- Béo phì, thừa cân gây áp lực lên hệ xương khớp.
- Ít vận động.
- Tâm lý chủ quan, không quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị nhanh chóng, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Đau cổ, vai gáy mãn tính, triệu chứng kéo dài dai dẳng.
- Căng cơ cổ, gân, dây chằng.
- Cử động kém linh hoạt.
- Hạn chế phản xạ, mất cảm giác ở tứ chi.
- Đau lan sang khu vực bả vai, đầu và lưng.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu ở người trẻ tuổi cần chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh gây tổn thương cột sống về sau. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức cổ vai gáy kéo dài, người bệnh cần đến khám ở các trung tâm y tế để được tư vấn kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh
Một số phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ bao gồm:
Mẹo chữa theo dân gian
- Sử dụng ngải cứu và muối hạt: Rang nóng lá ngải cứu với muối hạt và bọc ngoài khăn vải. Dùng chườm lên vùng cổ giúp giảm đau nhanh chóng, thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Đắp xương rồng: Ngâm xương rồng với nước muối loãng sau đó nướng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng bị đau trong 15 phút có công dụng cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống.
- Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ bằng cỏ xước tươi: Lấy 100g cỏ xước tươi giã nát, đắp lên cổ trong 15 phút.
- Uống nước cây lá đắng (cây mật gấu): Nấu 30g cây lá đắng trong 20 phút rồi uống 3 lần/ ngày có thể giúp kháng viêm, giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ.
Lưu ý:
- Cần kiên nhẫn, thực hiện đều đặn để nhìn thấy kết quả tốt.
- Phần lớn các mẹo chữa chưa được kiểm chứng về hiệu quả và độ ab toàn.
- Người có bệnh nền hoặc dị ứng với các nguyên liệu không nên sử dụng.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo chữa.
- Các phương pháp này chỉ có hiệu quả với bệnh ở giai đoạn đầu.
- Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay.
- Trong thời gian áp dụng, nếu cơ thể có xuất hiện những biểu hiện bất thường cần báo ngay với bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc Tây y
Một số loại thuốc Tây y thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Hiệu quả trong điều trị tạm thời các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Thường được chỉ định cho các bệnh nhân đau nhức do thoái hóa, viêm khớp, thấp khớp,…
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (Difelene, Mobic) có công dụng điều trị triệu chứng của các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức cơ, thấp khớp cấp,…
- Thuốc giãn cơ chứa Cyclobenzaprine, thuốc chống động kinh.
Lưu ý:
- Người bệnh lưu ý không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây hại dạ dày, gan, thận.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không ngừng thuốc, kết hợp nhiều loại thuốc với nhau khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Các loại thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ khắc phục cơn đau tạm thời.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp sử dụng cây kim nhỏ tác động vào vùng cột sống tổn thương. Cách này giúp cơ thể kích thích sản sinh Endorphin – loại chất giúp chống viêm, giảm đau tự nhiên. Châm cứu chỉ phát huy hiệu quả khi dùng trong trường hợp đau đốt sống mức độ nhẹ.
Bạn cần lưu ý trước khi sử dụng châm cứu để chữa thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ này vì phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không thể xử lý triệu để bệnh. Nhiều trường hợp có thể để lại tác dụng phụ nguy hiểm như: Teo cơ, liệt chi, nhiễm trùng,…
Phẫu thuật cột sống
Bác sĩ chỉ định phương án phẫu thuật khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả, đau nhức dữ dội hoặc cho các trường hợp thoái hóa lâu năm có nguy cơ bị liệt.
Phương pháp phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Ở những người trẻ tuổi, thoái hóa đốt sống cổ thường có nguyên nhân do sự sai lệch tư thế và không có thói quen vận động phù hợp. Một số biện pháp có thể giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ bao gồm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng. Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, dưỡng chất tốt cho xương khớp.
- Rèn luyện cơ thể, tập thể dục, thể thao, vận động đúng cách, vừa sức.
- Tập các bài tập quay cổ, bơi lội, yoga, thiền định, đu xà đơn, đạp xe, đi bộ, chạy bộ,…
- Hạn chế vận động mạnh, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, ưỡn cổ, cúi gập cổ, khom lưng.
- Kê gối với độ cao vừa phải để nằm, thỉnh thoảng xoay người, chuyển mình để máu lưu thông tốt.
- Duy trì tư thế ngồi đúng, đặt 2 vai ngang bằng, lưng thẳng.
- Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng dậy đi lại, vươn vai sau mỗi giờ làm việc.
- Lưu ý dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
- Hạn chế cúi đầu xem điện thoại, máy tính, tivi.
- Sử dụng tai nghe khi nghe, gọi điện thoại, tránh động tác giữ điện thoại bằng vai và cổ.
- Đến khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra và tầm soát bệnh.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ cần được chú ý chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh làm tổn thương cột sống và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Không có một phương pháp nào có thể giúp phục hồi đốt sống bị thoái hóa trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, có thể đẩy lùi triệu chứng, kiểm soát bệnh, hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.
Người bệnh nên tích cực bổ sung những nhóm thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu canxi: Rau củ màu xanh đậm, hải sản, sữa,...
- Nhóm thực phẩm giàu chondroitin, glucosamine được tìm thấy nhiều trong xương ống, sụn sườn động vật,...
- Thực phẩm giàu đạm, rau củ nhiều chất xơ.
- Thực phẩm giàu Genistein có trong đậu nành, sữa đậu nành,...
- Nhóm thực phẩm giàu Omega 3: Súp lơ, tôm, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,...
- Vitamin C: Bưởi, cam, dứa, ổi, chanh,...
- Vitamin E, D, K: Rau xanh đậm, ngũ cốc, trái cây tươi.
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm nhiều chất béo xấu, dầu mỡ.
- Đồ uống có ga, chất kích thích, thức uống có cồn.
- Thịt đỏ: Thịt chó, thịt dê, thịt bò, thịt trâu,…
- Đồ ăn đóng gói, chế biến sẵn.
- Thực phẩm giàu acid oxalic: Cà chua, khoai tây, củ cải, việt quất, mận,...
- Đồ ăn quá nhiều muối hoặc nhiều đường.