Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một biến chứng thường gặp của người bệnh bị thoái hóa đốt sống. Triệu chứng này là lời cảnh báo người bệnh cần sớm lựa chọn các phương pháp chữa trị để tránh xảy ra các hậu quả khôn lường. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh để các bạn có những kiến thức xử lý bệnh chi tiết nhất.
Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay – Chuyên gia trả lời
Trả lời cho câu hỏi vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay? Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Cố vấn y khoa VTV2 cho biết:
Tê tay là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng các đĩa đệm, ở giữa các đốt sống có lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra, chi phối các hoạt động ở vùng cổ vai, gáy, cánh tay, cổ tay, ngón tay.
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các dây thần kinh liên hợp bị thu hẹp, chèn ép lên các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn và khác lạ khi cầm nắm đồ vật.
Ngoài ra, thoái hoá đốt sống cổ nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép lên tuỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê tay. Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, tiến hành kiểm tra, xét nghiệm mức độ tổn thương của bệnh để phác đồ điều trị thích hợp.
Tình trạng này rất dễ gặp ở những người ngồi nhiều trên 8 tiếng một ngày, ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên gục đầu, cúi người. Những người thường xuyên phải gõ phím khiến cho cổ tay bị áp lực, khuỷu tay bị tê, kém linh hoạt.
Biểu hiện nhận biết thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nhiều biểu hiện đa dạng, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để xác định xem mình có mắc bệnh hay không, từ đó chủ động trong việc phòng và điều trị các bệnh về:
Như vậy, dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bao gồm:
- Biểu hiện tê bì đau nhức xuất hiện ở dọc cánh tay, kéo dài từ cẳng tay xuống tận bàn tay, ngón tay,.. khiến người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn và khác lạ khi cầm nắm đồ vật, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
- Ngoài cảm giác tê mỏi ở tay, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng cổ vai gáy.Đặc biệt những cơn đau này sẽ dữ dội hơn khi người bệnh thực hiện các động tác xoay người hoặc thay đổi tư thế.
- Ban đầu, tình trạng tê tay khởi phát ở mức độ nhẹ thì có thể khỏi. Tuy nhiên sau đó nếu bệnh chuyển biến nặng hơn dẫn đến thoát bị đĩa đệm, gai xương đốt sống cổ chèn ép lên các đầu dây thần kinh sẽ khiến cho các cơn tê tay đau nhức biểu hiện rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ gặp khó khăn với chính hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của mình và cần đến sự giúp đỡ của người thân.
- Tình trạng bị tê tay ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không giống nhau. Biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân.
- Tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ có thể diễn ra liên tục. Lúc này cách tốt nhất là người bệnh cần đến ngay các cơ sở ý tế thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có gây nguy hiểm không?
Trả lời cho câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: Biểu hiện ban đầu của tê tay do thoái hóa đốt sống cổ chỉ là những cơn tê bì chạy dọc từ cẳng tay xuống bàn tay đến đầu ngón tay, kèm theo đó là những triệu chứng điển hình như cứng cổ, đau vai gáy, khó khăn khi quay cổ,… Ở những giai đoạn đầu, nếu biết cách chăm sóc, tình trạng tê nhức ở cánh tay hoàn toàn có thể tự khỏi, thậm chí cơn đau nhức cổ cũng thuyên giảm nhiều.
Tuy nhiên, nếu cứ để bệnh diễn ra trong thời gian dài mà không có bất cứ động thái can thiệp, nguy cơ cao bệnh sẽ tiến triển thành thoát vị đệm, gai xương thoái hóa nặng sẽ chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh. Từ đó, tình trạng tê tay ngày càng nghiêm trọng, thậm chí người bệnh có thể bị teo cơ, mất cảm giác ở tay, mất hoàn toàn khả năng vận động vùng tay.
Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có thể gây ra những biến chứng mà bạn không thể lường trước được, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi xuất hiện triệu chứng ban đầu, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hàng kiểm tra, xét nghiệm mức độ tổn thương, từ đó tìm ra phương pháp điều trị cụ thể.
Cần làm gì khi bị tê tay do thoái hóa – xử lý tại chỗ
Để có thể khắc phục tình trạng thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay, người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn đốt sống cổ tay. Dưới đây lá cách xoa bóp giúp giảm tê tay tại chỗ, bạn có thể tham khảo và áp dụng
- Bước 1: Dùng mô ngón tay cái hoặc gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay, nên xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại mỗi bên 10 lần.
- Bước 2: Đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên, mỗi bên lặp lại 10 lần.
- Bước 3: Dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay, mỗi bên lặp lại 10 lần.
- Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, lặp lại mỗi bên 10 lần, nên lặp lại lên nhiều vùng da ở bàn tay.
- Bước 5: Nắm chặt các ngón tay, xoay tròn cổ tay sau đó mở bung, duỗi thẳng các ngón tay. Thực hiện liên tục trong 10 lần.
Những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, theo đó, nguyên tắc chung trong quá trình điều trị là:
- Bệnh nhân kết hợp điều trị nội khoa với quá trình phục hồi chức năng. Người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và tích cực vận động để hạn chế diễn tiến xấu của bệnh.
- Người bệnh điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh để phục hồi cơ thể. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh sau quá trình điều trị.
Tây y chữa trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Trong Tây y, người bệnh sẽ được điều trị bệnh bằng các phương thuốc đặc trị bệnh cùng các bài tập nhằm phục hồi chức năng.
Các loại thuốc bệnh nhân sẽ sử dụng gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Có thể kết hợp Paracetamol với các loại thuốc Tramadol, Codeine, NSAIDS, Dextropropoxyphene,…
- Nhóm thuốc giãn cơ: Gồm một số loại thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định liều lượng từ bác sĩ như: Methocarbamol, Tolperisone, Mephenesin,…
- Nhóm thuốc chống thoái hóa: Thuốc có thể kết hợp cùng Chondroitin Sulfate như Glucosamine hoặc Piascledine,…
Đây là các loại thuốc cần có sự tư vấn, kê đơn sử dụng từ các bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc ngoài để điều trị tại nhà, tránh khả năng làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: Xuất huyết, đau đầu chóng mặt, viêm loét dạ dày, buồn nôn, suy thận hoặc gan,…
Các liệu pháp giúp bệnh nhân phục hồi chức năng:
Đây cũng là biện pháp phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Trong đó, bệnh nhân chủ yếu thực hiện các liệu pháp như: Sóng siêu âm hoặc sử dụng nhiệt, kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực lên cột sống. Vùng cổ của người bệnh cũng được làm giãn để cải thiện khả năng vận động ở dây chằng cũng như đĩa đệm.
Phẫu thuật
Khi bệnh nhân duy trì các đơn thuốc và liệu trình phục hồi chức năng nhưng không cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật đốt sống.
Hiện nay y học hiện đại đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giúp bệnh nhân cải thiện, bình phục sức khỏe với tỉ lệ thành công cao. Người bệnh để điều trị bằng phương pháp này hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các cơ sở uy tín, chất lượng. Đồng thời, bệnh nhân cần hết sức chú ý tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị do các y bác sĩ hướng dẫn.
Chữa mẹo dân gian
Cùng với Tây y cũng có rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả được nhiều bệnh nhân sử dụng. Các mẹo chữa tận dụng nguồn thảo mộc quen thuộc trong thiên nhiên, giúp hỗ trợ cải thiện chứng thoái hóa đốt sống khá tốt.
Tuy nhiên, những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các phương pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhân mới phát bệnh. Trường hợp nặng hơn cần sử dụng các phương pháp điều trị khác bằng Tây y hoặc Đông y.
Công thức từ cây xương rồng
Xương rồng có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và giảm đau khá tốt. Đây là nguồn nguyên liệu được dân gian ta biết đến từ lâu đời với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Một số bệnh lý về xương khớp khác cũng có thể sử dụng xương rồng để điều trị hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Các bạn cắt bỏ hết gai và vỏ xương rồng, đem xương rồng rửa với nước muối.
- Sau đó, chúng ta xay nhuyễn xương rồng và trộng cùng một chút cám gạo, một ít giấm nuôi và đảo đều.
- Hỗn hợp bạn mang sao trên bếp lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp kết dính. Chúng ta tắt bếp và đổ lên mặt của lá chuối hột, phủ thêm 1 lớp lá bên trên.
- Người bệnh trực tiếp nằm xuống lớp xương rồng đã được phủ lá chuối cho đến khi hỗn hợp dưới lưng nguội hẳn. Cách làm này áp dụng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi.
Ngải cứu
Trong dân gian, ngải cứu là vị thuốc tại gia quen thuộc của rất nhiều gia đình. Ngải cứu mang đến hiệu quả trị bệnh xương khớp nói chung, chứng thoái hoá cột sống cổ nói riêng. Người bệnh khi bị tê tay do thoái hóa đốt sống cổ nên tận dụng ngải cứu để kết hợp điều trị bệnh tại nhà.
Cách sử dụng:
- Các bạn chuẩn bị khoảng 250g lá ngải cứu mang rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để ráo nước.
- Lá ngải cứu chúng ta mang sao vàng trên chảo cùng một ít muối hột trắng.
- Sao xong, người bệnh dùng ngải cứu đắp lên các vị trí bị đau trên cột sống. Khi lá ngải cứu nguội, chúng ta có thể sao lại và đắp thêm một lần nữa.
- Công thức này có thể duy trì 1 – 2 lần đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh tình có chuyển biến tốt hơn.
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ còn được biết đến với tên gọi là cây trinh nữ. Cây thường được bắt gặp ở ven các bờ sông, suối, kênh mương. Trong Đông y, cây xấu hổ là vị thuốc quen thuộc của rất nhiều bài thuốc chống viêm và chữa phong thấp. Cây xấu hổ được sử dụng đều trong một thời gian sẽ giúp làm giảm đau nhức ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho bệnh nhân.
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng 25g rễ cây xấu hổ mang rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng và tẩm rượu rồi sao vàng với lửa nhỏ.
- Khi rễ đã vàng thơm, chúng ta nấu cùng 500ml nước để lấy phần nước cốt. Nước cốt người bệnh chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Cách làm này duy trì đều đặn sẽ đẩy lùi chứng đau nhức và tê mỏi tay khá tốt.
Chữa tê tay do thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y
Đây là phương pháp có thể giải quyết được nguồn gốc gây bệnh, ít gây ra tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này, người bệnh có thể tiến hành điều trị bằng uống thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc kết hợp cả uống thuốc và châm cứu bấm huyệt.
Bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống sau đây:
Bài thuốc số 1: Gồm có các vị thuốc độc hoạt, mẫu đơn trắng, quế chi, phụ tử chế, lan căn.
Cách sắc thuốc:
- Người bệnh mang các vị thuốc sắc cùng 6 – 7 bát con nước.
- Khi thuốc sôi cạn còn khoảng 1/4 , người bệnh chắt thuốc và uống hết trong ngày. Thuốc uống lúc ấm sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc số 2: Sử dụng các vị thuốc ngưu tất, can khương, thiên tinh sơn kết, tang ký sinh.
Cách sắc thuốc:
- Các bạn mang thuốc sắc cùng 800ml nước. Thuốc khi đã chuyển màu đậm và cạn còn khoảng 1 bát con, người bệnh ngừng sắc.
- Phần thuốc bệnh nhân chia 3 bữa để uống hết trong ngày. Thuốc để qua ngày hôm sau sẽ giảm hết tác dụng.
Bài thuốc số 3: Thuốc có các vị dược liệu ngưu tất, am thất, quy đầu, cát căn, quế chi và sinh khương.
Cách sắc thuốc:
- Bệnh nhân sử dụng ấm hoặc nồi sắc thuốc, cho thuốc cùng 1 lít nước vào sắc.
- Phần thuốc thu về khoảng 200 – 300ml. Người bệnh uống thuốc vào các buổi sáng, trưa và tối.
Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Như chúng tôi đã chia sẻ, chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có rất nhiều nguyên nhân tác động âm thầm trong một thời gian dài. Ngoài yếu tố dị tật bẩm sinh hay do tuổi tác, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng bệnh này thông qua các biện pháp sau:
- Các bạn thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là phần cổ để các khớp xương luôn hoạt động trơn tru, ổn định.
- Hãy luôn duy trì tư thế ngồi làm việc thích hợp. Bạn nên lựa chọn ghế ngồi có chiều cao thích hợp với bàn làm việc. Tạo tư thế làm việc thoải mái nhất cho cột sống, đặc biệt là cột sống cổ.
- Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, vitamin B là nhóm dinh dưỡng cần thiết để hạn chế các cảm giác tê buốt, đau nhức chúng ta không thể bỏ qua.
- Khi ngủ, các bạn không lựa loại gối kê đầu quá cao, gối cao quá sẽ làm tăng các áp lực chèn ép lên đốt sống cổ. Ngược lại, gối quá thấp sẽ tạo ra tư thế ngủ không chuẩn làm ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống cổ.
Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay có biểu hiện thế nào, cách chữa trị ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng qua đây, bệnh nhân đã có những kiến thức cơ bản về bệnh, để từ đó lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Cập nhật lúc: 3:08 PM , 08/05/2023