Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả và thực hiện như thế nào?

Chỉ từ liệu trình thuốc đầu tiên theo chỉ định của lương y, bác sĩ HÀNG NGÀN bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã cải thiện đau nhức, giảm tê bì, tự đi lại vận động dễ dàng.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ tính hiệu quả. Phương pháp không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn giúp hệ xương khớp trở lên linh hoạt và dẻo dai hơn. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết về phương pháp này.

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp gây ra chứng đau nhức khó chịu cho người bệnh. Thực tế đây là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Khi bao xơ bị rách do một nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu, di chuyển và tác động tới rễ thần kinh, từ đó gây đau nhức ở vùng thắt lưng. Vùng đau lan dần sang bả vai, cánh tay, chân và bàn chân. Thậm chí hiện tượng tê bì có thể xảy ra thường xuyên.

Khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc và áp dụng song song với phương pháp vật lý trị liệu. Trong trường hợp đặc biệt sẽ phải chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật.

Trong đó, vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và hỗ trợ hồi phục cho người bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Phương pháp này được đánh giá cao bởi tính an toàn, hạn chế việc phải sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý tác động vào vùng bị đau nhức
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý tác động vào vùng bị đau nhức

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp dùng các tác nhân vật lý tác động vào vùng bị đau nhức do bệnh gây ra. Nhờ đó giúp người bệnh giảm đau, giảm nhức hoặc giảm sưng viêm. Hiện nay có nhiều phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành 2 phương pháp sau.

  • Phương pháp bị động: Là các phương pháp người bệnh không vận động mà chịu tác động nhờ một phương pháp khác. Trong đó có thể kể tới xoa bóp, massage, chườm lạnh, chườm nóng. dùng điện, sóng âm.
  • Phương pháp chủ động: Đây là phương pháp người bệnh có thể chủ động thực hiện. Phương pháp này được thực hiện thông qua các bài tập. Động tác từ đơn giản tới phức tạp. Bệnh nhân cũng có thể tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ và hướng dẫn. Tập luyện thường xuyên và đúng cách có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp và sự dẻo dai.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Vật lý trị liệu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân nhờ vào phương pháp này mà triệu chứng bệnh được cải thiện và có những diễn tiến khả quan.

Với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn sớm, phương pháp có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thậm chí người bệnh không cần sử dụng thêm thuốc Tây y.

Trường hợp người bệnh đã ở giai đoạn sau, phương pháp này cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị. Đặc biệt với bệnh nhân sau phẫu thuật nên thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu để tăng độ linh hoạt cho xương khớp và hồi phục nhanh chóng.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được đánh giá hiệu quả với bệnh nhân giai đoạn nhẹ
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được đánh giá hiệu quả với bệnh nhân giai đoạn nhẹ

Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu nào cần căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý thực hiện phương pháp này vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 

Thực tế sau quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân và chuyên gia y tế đánh giá cao về tính hiệu quả của phương pháp này. Dưới đây là tổng hợp chi tiết về phương pháp:

  • Là phương pháp giảm đau an toàn, hiệu quả giúp người bệnh giảm đi các triệu chứng đau nhức khó chịu.
  • Phương pháp giúp tiết kiệm nhiều chi phí trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
  • Phương pháp có tác dụng duy trì cân nặng cho người bệnh. Bệnh nhân hạn chế việc tăng cân và giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Kích thích tăng cường trao đổi chất tới đĩa đệm bị tổn thương.
  • Giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và vận động trở lại như bình thường. 
  • Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân sau phẫu thuật hồi phục nhanh, giảm đau hiệu quả và ổn định lại cột sống.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Trong số các phương pháp điều trị bệnh thì các bài tập vận động được lựa chọn nhiều nhất. Bài tập đơn giản và người bệnh hoàn toàn có thể tự mình thực hiện tại nhà.

Các động tác sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, tăng dẻo dai cho xương khớp. Kết hợp các động tác với chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh sẽ mau chóng hồi phục. Dưới đây là một số bài tập đơn giản và dễ dàng áp dụng:

Bài tập 1: Bài tập với tư thế nằm ngửa

  • Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa. Chân trái gập và giơ lên gần sát với người. Hai bàn tay có thể đan lại với nhau và giữ cho đầu gối trái ở tư thế ấy trong khoảng 10 giây. Sau đó đổi bên với chân còn lại. Người bệnh thực hiện khoảng 15 lần sau đó dừng lại.
  • Người bệnh nằm ngửa và thực hiện gập 2 bên đầu gối. Dùng 2 tay đan chéo nhau giữ đầu gối sao cho càng sát mình càng tốt. Giữ động tác này 10 giây và sau đó thực hiện lặp lại động tác 10 lần liên tục.
  • Vẫn ở tư thế nằm ngửa, bệnh nhân chống bàn chân xuống giường, từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường. Sau đó giữ tư thế này khoảng 10 giây. Hạ trọng tâm về ban đầu và thực hiện 10 lần động tác này.
Bài tập với tư thế nằm ngửa
Bài tập với tư thế nằm ngửa

Bài tập 2: Bài tập với tư thế nằm sấp

  • Bệnh nhân nằm sấp và giữ tư thế thả lỏng. Nên giữ nguyên động tác trong khoảng 10 giây.
  • Bệnh nhân vẫn nằm sấp. Thực hiện chống tay xuống giường sau đó từ từ nâng dần thân người lên. Nếu không thấy đau giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác khoảng 10 lần liên tiếp.
Bài tập với tư thế nằm sấp
Bài tập với tư thế nằm sấp

Các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm khác

Bên cạnh việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, một số phương pháp khác cũng cho thấy hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị bệnh. Trong đó có thể kể tới phương pháp massage, kéo giãn cột sống lưng bằng lực, phương pháp dùng thủy lực.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các phương pháp này.

Phương pháp massage

Massage sử dụng dụng cụ hoặc tay để xoa bóp và tác động vào vị trí gây đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Phương pháp được đánh giá là an toàn và hạn chế việc phải sử dụng thuốc.

Do vậy, không gây ra các tác dụng phụ giống như các liệu pháp điều trị khác. Dưới đây là một số tác dụng và lợi ích của việc sử dụng phương pháp massage.

  • Giảm hiện tượng đau nhức
  • Kích thích lưu thông máu 
  • Tăng cường sự dẻo dai tại hệ thống cơ và dây chằng.
  • Kích thích tiết chất nhờn tại hệ thống cơ và khớp. Nhờ đó giúp cột sống lưng linh hoạt hơn.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện massage ở các giai đoạn khác nhau.

  • Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đĩa đệm vừa mới bị sưng. Giai đoạn này áp dụng biện pháp để mau chóng hồi phục và giảm đau
  • Người bệnh đang ở rách bao xơ đĩa đệm cũng có thể thực hiện massage. Tuy nhiên cần thận trọng vì thực hiện các động tác mạnh có thể gây ảnh hưởng tới đĩa đệm bị hư tổn.
  • Ở giai đoạn bệnh nặng việc thực hiện massage thường khó đem lại hiệu quả cao. Ngược lại cần phải hết sức thận trọng do bất cứ thao tác nào dù nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Do vậy lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa là không nên thực hiện phương pháp trong giai đoạn bệnh đã trở nặng.

Phương pháp sử dụng lực kéo cột sống

Phương pháp sử dụng lực để tác động và kéo giãn cột sống nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm. Phương pháp này cũng đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Dưới đây là tổng hợp những lợi ích của phương pháp:

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với phương pháp dùng lực kéo cột sống
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với phương pháp dùng lực kéo cột sống cho hiệu quả cao
  • Tác dụng nhằm làm giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Làm căng bao khớp và căng dây chằng
  • Phần lồi của đĩa đệm sẽ được làm thẳng
  • Giúp đĩa đệm nhanh chóng hồi phục trở lại trạng thái ban đầu.

Phương pháp này sẽ được hỗ trợ bằng máy kéo giãn. Từ đó đưa nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu. Tác dụng được tạo ra thông qua áp lực âm trong lòng đĩa đệm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Một số trường hợp bệnh nhân không nên thực hiện phương pháp này. Trong đó phải kể tới bệnh nhân bị ung thư cột sống, đau lưng cấp tính hoặc bất động cột sống. Do vậy bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi thực hiện phương pháp.

Phương pháp nhiệt thủy liệu

Đây là phương pháp được áp dụng với bệnh nhân bị khớp mãn tính hoặc những bệnh nhân bị yếu cơ do biến chứng từ bệnh về thần kinh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá phương pháp này cũng rất hiệu quả với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. 

  • Giảm đau nhức tại các khớp.
  • Tăng cường lưu thông máu tới vị trí đĩa đệm bị tổn thương.
  • Hồi phục khớp.
  • Cải thiện chức năng đối với đối tượng bệnh nhân bị liệt cơ hoặc yếu chi.

Hiện nay các phương pháp phổ biến khi nhiệt thủy liệu bao gồm:

  • Thủy liệu bằng nước lạnh
  • Thủy liệu bằng nước nóng
  • Thủy liệu bằng nước lạnh – nước nóng xen kẽ.

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân để bác sĩ chỉ định lựa chọn các liệu pháp phù hợp nhất.

Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp an toàn, hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Tuy nhiên để phương pháp đạt hiệu quả cao nhất bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để chọn lựa phương pháp phù hợp, người bệnh cần nhận sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có tình trạng khác nhau thì phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
  • Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình điều trị. Khi thay đổi không đúng các có thể gây ra những tổn thương tại cột sống và đĩa đệm.
  • Khi có dấu hiệu đau tăng lên trong quá trình điều trị người bệnh nên dừng điều trị ngay sau đó tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân sử dụng phương pháp vật lý trị liệu thường điều trị lâu hơn. Vì thế người bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả.
  • Nên kết hợp chế độ ăn đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, chất xơ và vitamin để mau chóng hồi phục nhất.

Trên đây là những thông tin về phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chữa trị nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại.

Cập nhật lúc: 8:00 AM , 21/12/2023

Tin liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Nói Gì?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Là vấn đề mà những người đang gặp phải tình trạng này vô cùng quan tâm. Cùng theo dõi bài viết này...

7 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

Bài tập thoát vị đĩa đệm l4 l5 có khả năng hỗ trợ điều trị và phục hồi bệnh lý. Khi người bệnh tập đúng kỹ thuật với tần suất...

Thoát Vị Đĩa Đệm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, liên quan xương khớp và cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra...

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh xương khớp phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính chất nguy hiểm, diễn biến khó lường cùng nguy cơ...

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, gặp...

TOP 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Tốt Nhất

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Do...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *