Thoái hóa đốt sống lưng (Spondylosis) là bệnh lý xương khớp mãn tính, xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa khiến xương phát triển trên đốt của cột sống. Bệnh tiến triển gây đau, hạn chế vận động, dây thần kinh bị chèn ép và nhiều chức năng bị ảnh hưởng.
(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Phó Giám đốc Chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc.)
Tổng quan bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Theo thống kê của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, có tới 85% người trên 60 tuổi mắc căn bệnh này.
Thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng một hay nhiều đốt sống bị hao mòn, hình thành các gai xương tại vị trí tổn thương. Bệnh có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau trên cột sống:
- Gai đốt sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
- Gai đốt sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
- Gai ở phần ngạnh của khớp xương nhô ra ảnh hưởng đến nhiều vùng cột sống.
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý mãn tính, giai đoạn đầu chưa gây triệu chứng rõ ràng như sẽ tiến triển dần theo thời gian. Khi đau nhức nghiêm trọng, đốt sống bị hao mòn thì hiệu quả điều trị và phục hồi kém hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống lưng
- Cứng cột sống vào buổi sáng khi mới thức dậy, nhất là khi thời tiết lạnh.
- Tình trạng co cứng cột sống tự giảm bớt sau một thời gian hoặc sau khi xoa bóp.
- Cơn đau âm ỉ, khu trú hoặc đau dữ dội, đau tăng khi vận động hoặc không vận động quá lâu.
- Khi bệnh tiến triển nặng, đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Yếu tay chân, đau dọc theo rễ thần kinh, tê nhức chân tay.
- Đau cách hồi thần kinh, hẹp ống sống.
- Mất thăng bằng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng
Nguyên nhân trực tiếp là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và trong thời gian dài. Hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị thương tổn, xơ cứng dây chằng, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống lưng, bao gồm:
Yếu tố khách quan:
- Tuổi tác, quá trình lão hóa tự nhiên.
- Di truyền
Yếu tố chủ quan:
- Mang vác đồ nặng, lao động sai tư thế thường xuyên
- Ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế
- Chấn thương
- Thừa cân, béo phì
- Thiếu canxi và các dưỡng chất thiết yếu
Biến chứng nguy hiểm
Khi bệnh thoái hóa đốt sống lưng tiến triển nặng rất khó điều trị, khiến không ít bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm, như:
- Chèn ép dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm
- Biến dạng cột sống: Cong, vẹo cột sống, gù lưng, gây mất thẩm mỹ
- Teo cơ
- Chèn ép tủy sống
- Tàn phế, bại liệt
- Giảm thị lực, sợ ánh sáng, thậm chí gây mù.
Điều trị thoái hóa đốt sống lưng từ sớm là cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng đe dọa tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa xương khớp là quá trị lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mặc dù không thể ngăn cơ thể già đi, nhưng có rất nhiều biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa như sau:
- Luyện tập tư thế vận động đúng cách: Đứng, ngồi, nâng vật nặng,…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất
- Bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích
- Nghỉ ngơi khi cơ thể vận động quá sức
- Sử dụng công cụ hỗ trợ khi cần (nẹp, đai lưng)
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng
Ngoài thăm khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang (T thế thẳng và nghiêng)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp CT
- Xét nghiệm máu toàn phần
Các xét nghiệm trên cho phép bác sĩ loại trừ các bệnh lý tương tự và xác định chính xác vị trí bệnh, mức độ bệnh và những thương tổn liên quan. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Chăm sóc tại nhà
- Cải thiện tư thế đi, đứng, ngồi, khắc phục thói quen gù lưng.
- Tập thể dục đều đặn, lựa chọn bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Nghỉ ngơi, xoa bóp và thư giãn khi bị đau cột sống.
- Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà theo dưỡng dẫn của bác sĩ.
- Chế độ sinh dưỡng đảm bảo.
Biện pháp điều trị thay thế
Trường hợp triệu chứng nặng và không cải thiện nhiều khi chăm sóc tại nhà, có thể áp dụng các biện pháp điều trị thay thế sau:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ
- Nắn chỉnh cột sống
- Điều trị bằng sóng âm
- Kích thích điện
- Liệu pháp bùn nóng, tắm suối khoáng
- Kéo giãn cột sống
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là phương pháp phổ biến, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau nhức do thoái hóa đốt sống lưng nặng và kéo dài. Vì thuốc có công dụng giảm nhanh các cơn đau nhức cấp.
Những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen, Aspirin
- Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm, chỉ định khi đau nặng (hạn chế sử dụng vì nhiều tác dụng phụ).
- Thuốc giãn cơ, giảm co thắt: Cyclobenzaprine, Carisoprodol
- Thuốc hỗ trợ hoạt động của cột sống: Vitamin B1, B6, B12, thuốc bổ sung Glucosamine,…
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng khi được kê đơn và cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc bỏ dở giữa chừng hay tự ý sử dụng thuốc có thể khiến quá trình điều trị bệnh kéo dài, không hiệu quả hay gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Sử dụng thuốc Đông y
Thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên có ưu điểm trị bệnh an toàn, lành tính, rất ít tác dụng phụ. Dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, dễ dàng dung nạp vào cơ thể. Sử dụng thuốc Đông y cũng giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí điều trị, hiệu quả bền vững hơn.
Tuy nhiên, dùng thuốc Đông y điều trị thoái hóa đốt sống lưng có điểm hạn chế là phát huy tác dụng chậm, thời gian điều trị phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Do vậy đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài.
Phẫu thuật
Được chỉ định áp dụng khi:
- Triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài, các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
- Cần giải phóng dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
- Tổn thương trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật.
Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng phương pháp này vì phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: Đau tim, đột quỵ, tổn thương não, rối loạn máu, nhiễm trùng,…
Câu hỏi thường gặp
Không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng, phục hồi khả năng vận động, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy vậy, việc điều trị thoái hóa đốt sống lưng là cần thiết để ngăn cản bệnh tiến triển nặng, để lại biến chứng.
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng đang ngày một trẻ hóa, nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Bao gồm:
- Người cao tuổi, người già
- Người có người thân bị thoái hóa cột sống
- Người làm công việc khuân vác nặng, lao động quá sức
- Nhân viên văn phòng, tài xế taxi
- Người béo phì hoặc thừa cân
- Người ít vận động, hạn chế tập thể dục
- Người bị chấn thương, cong vẹo cột sống hoặc từng phẫu thuật cột sống
- Người hút thuốc lá
- Người bị viêm khớp, vảy nến
Nên ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp như Canxi, Magie, vitamin C, D. Có nhiều trong: Các loại cá béo, nước hầm xương, rau có màu xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, nghệ, tỏi,...
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, thịt đỏ (bò, cừu, trâu), đồ ăn nhanh, đồng uống có cồn và chất kích thích, thực phẩm giàu acid oxalic (cà muối, dưa chua, chuối tiêu),...
Có thể thấy, thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý khó điều trị và có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, và điều trị sớm.