Đau nhức xương khớp ở người trẻ: dấu hiệu bệnh và cách khắc phục

Sự gia tăng đáng kể của đau nhức xương khớp ở người trẻ đang là một vấn đề đáng quan tâm. Ngoài những nguyên nhân khách quan như chấn thương và ảnh hưởng của các bệnh lý tự miễn, tình trạng này cũng phát sinh do thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh. Dưới đây là một tổng quan về căn bệnh này, giúp bạn nhận biết sớm và tiến hành điều trị kịp thời.

Người trẻ bị đau nhức xương khớp có dấu hiệu gì?

Đau nhức xương khớp là thuật ngữ mô tả tất cả các triệu chứng liên quan đến hệ thống xương khớp, bao gồm sưng khớp, nhức mỏi, tê bì, cứng khớp, và khó khăn trong việc vận động. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh lý, thói quen sinh hoạt và chấn thương.

Những triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ 

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy đau ở một hoặc nhiều khớp cùng lúc.
  • Đau và mỏi khớp, đặc biệt khi cử động.
  • Đau sau khi tham gia hoạt động liên tục hoặc sau một thời gian dài không vận động.
  • Khớp bị đau, khó cử động và sưng đỏ.
  • Gặp khó khăn khi vận động.
  • Cảm thấy đau mỏi và nhức toàn thân.
  • Cảm giác tê buốt ở tay chân.
  • Sốt cao do tuần hoàn máu kém.
  • Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh.
  • Nghỉ ngơi và xoa bóp có thể giảm thiểu triệu chứng đau.
  • Cảm giác đau giống như điện giật tại các điểm nhạy cảm.

Người dễ mắc bệnh đau nhức xương khớp thường là nhân viên văn phòng, bà bầu đau nhức xương khớp, do phải ngồi liên tục trước máy tính trong thời gian dài. Điều này dẫn đến sự căng cứng của cơ bắp. Ngoài ra, người trẻ ít có cơ hội tham gia hoạt động vận động, gây ra sự cứng cỏi của cơ thể. Hơn nữa, tư thế ngồi làm việc không đúng hoặc bố trí không phù hợp với cơ thể cũng có thể gây ra các triệu chứng trên. Bên cạnh đó đau nhức xương khớp cũng bị ảnh hưởng do thời tiết

Đau nhức xương khớp ở người trẻ là dấu hiệu của bệnh gì

Có rất nhiều người trẻ tuổi thường có tâm lý vô cùng chủ quan khi xương khớp của mình bị đau nhức. Nhưng trên thực tế, đây hoàn toàn có thể là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý về xương khớp gây nguy hiểm, cụ thể như sau:

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một tình trạng tổn thương xảy ra trong sụn khớp và xương dưới sụn, dẫn đến sự sưng, viêm và giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường thường xảy ra nhiều nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hủy hoại và xương cong vào trong. Người bệnh sẽ gặp cảm giác đau đớn nặng khi sụn khớp bị mòn mà không thể bảo vệ toàn bộ đầu xương, gây sự ma sát giữa xương đùi và xương chày khi vận động khớp gối.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp khác. Sự khác biệt ở đây nằm trong tính chất của cơn đau. Cơn đau từ thoái hóa khớp sẽ gia tăng khi người bệnh hoạt động và đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sau vài phút vận động, tình trạng này sẽ trở lại bình thường. Sự thoái hóa của sụn và khớp sẽ hạn chế khả năng vận động, gây biến dạng các khớp và có nguy cơ tàn phế.

XEM THÊM: Người mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? [Giải Đáp Cùng Chuyên Gia]

Viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp gây sung đau nhiều khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Bệnh gút

Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp đau nhức xương khớp chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng.

Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.

Loãng xương

Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ

Nhức mỏi xương khớp ở người trẻ làm cho cơ thể vô cùng uể oải, khó chịu. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp ở người trẻ để tìm được phương pháp chữa trị kịp thời.

Do bệnh lý

Bệnh lý là một trong những lý do hàng đầu gây ra cơn đau nhức xương khớp ở người trẻ. Nội dung dưới đây sẽ tổng hợp một vài căn bệnh thường gặp phổ biến nhất. 

Thoái hóa cơ khớp xương

Đây là căn bệnh do sụn bị hao mòn hoặc tổn thương. Thông thường, tuổi của người bệnh càng cao thì tình trạng sẽ càng trầm trọng. Tuy vậy, người trẻ có lối sống thiếu khoa học cũng có khả năng gặp phải chứng thoái hóa cơ khớp xương. Tình trạng khớp bị cứng, khó vận động và đau nhức là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.

Bệnh Gout (Gút)

Theo nghiên cứu, tỉ lệ người mắc bệnh Gout ngày càng gia tăng. Cùng với đó, độ tuổi của bệnh nhân Gút có xu hướng dần trẻ hóa. Đặc trưng của căn bệnh này là sự xuất hiện của những cơn đau dữ dội ở một khớp, nhất là ở ngón chân cái. Thêm vào đó, bạn cũng có thể gặp các tình trạng sưng đỏ tại bàn chân.

Viêm nhức khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra cảm giác đau nhức xương khớp liên tục và cơn đau trở nặng về thời điểm buổi tối. Đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn trong cơ thể. Hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh và làm sưng nhức các mô khớp.

Do tác nhân bên ngoài

Như đã đề cập, đau nhức xương khớp là do các bệnh lý của cơ thể gây nên. Bên cạnh đó, một số tác nhân bên ngoài cũng khiến người trẻ bị đau nhức các khớp. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người thường không chú ý tới những biểu hiện này.

Béo phì, thừa cân

Tình trạng thừa cân sẽ gây áp lực lên các khớp. Bộ phận đầu gối, cột sống và hông sẽ chịu các tác động lực nhiều nhất. Chính vì vậy, những người bị béo phì rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức ở các mô xương khớp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện ở người trẻ tuổi.

Quá trình vận động và tập luyện quá mức

Việc vận động với cường độ cao và liên tục sẽ gây ra những cơn đau mỏi khớp. Đặc biệt huấn luyện viên, người chơi thể thao và người làm công việc nặng nhọc sẽ thường xuyên phải vận động quá mức. Khi đó, các khớp xương và các nhóm cơ sẽ bị quá tải. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị giãn dây chằng hoặc mòn sụn do lặp lại cùng một động tác.

Ít vận động thể thao

Hiện nay, nhiều người có thói quen ngồi hoặc nằm lâu một chỗ. Thêm vào đó, lối sống ít vận động cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Bởi lẽ, điều này khiến các mô xương không được hoạt động và luyện tập thường xuyên dẫn đến các tình trạng giãn cơ phổ biến.

Vết đau do chấn thương cũ

Bạn có khả năng gặp phải chứng đau nhức xương khớp nếu đã từng bị chấn thương hoặc tai nạn trước đó. Việc này sẽ khiến cơ thể không được thoải mái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn cần thăm khám đều đặn và chữa trị “dứt điểm” các vết đau cũ.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Họ có xu hướng dễ bị thoái hóa xương khớp hơn so với người khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi người thân gặp tình trạng đau nhức vào thời điểm còn trẻ tuổi.

CHIA SẺ NGAY TRIỆU CHỨNG GẶP PHẢI – BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn

- Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKI y học cổ truyền

- Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Những cách chữa đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp ở người trẻ chủ yếu khởi phát do thói quen và lối sống thiếu lành mạnh. Vì vậy bên cạnh các biện pháp giúp cải thiện cơn đau bạn cần thay đổi một số thói quen xấu.

Chườm lạnh/ ấm giúp giảm đau

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau an toàn và được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này thích hợp với những trường hợp đau nhức khớp kèm biểu hiện sưng đỏ, nóng rát,… Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có tác dụng làm co mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu về khớp và giảm hiện tượng viêm, đau nhanh chóng.

Ngoài ra với những trường hợp đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay và mỏi khớp, bạn nên thực hiện chườm ấm. Ngược lại với chườm lạnh, chườm ấm giúp làm giãn không gian trong ổ khớp và thúc đẩy tuần hoàn máu về cơ quan này. Từ đó làm giảm hiện tượng tê bì và nhức mỏi.

Nếu bị đau nhức toàn thân, bạn nên tắm với nước ấm để thư giãn xương khớp và các mạch máu ngoại vi. Sau khi tắm, các triệu chứng đau nhức và khó chịu sẽ thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng đau nhức ở khớp xương. Một số loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp bạn có thể sử dụng, bao gồm:

  • Miếng dán Salonpas: Salonpas là thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trực tiếp lên khu vực đau nhức. Thuốc có chứa hoạt chất Methyl salicylate và L-Menthol có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên Salonpas chỉ được sử dụng trong trường hợp vùng da không có vết thương hở hay xây xát.
  • Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau toàn thân, giúp cải thiện cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên bạn cần tránh dùng loại thuốc này nếu có vấn đề về gan và thận.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trong trường hợp cơn đau kéo dài và có đáp ứng kém với Paracetamol, bạn có thể sử dụng NSAID để cải thiện cơn đau nhức. Mặc dù có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng NSAID có thể gây loét dạ dày, tổn thương thận, tim,… nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Những loại thuốc giảm đau xương khớp đều có bày bán ở các quầy thuốc tư nhân. Tuy nhiên việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và chườm nóng/ lạnh.

Thường xuyên tập thể dục

Chườm lạnh/ nóng và sử dụng thuốc giảm đau là những biện pháp có tác dụng tạm thời. Do đó song song với những biện pháp trên, bạn cần tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường cơ bắp và nâng cao hệ miễn dịch.

Ngoài ra thường xuyên luyện tập còn giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh tình trạng thừa cân và béo phì. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất thường xuyên còn thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và tái tạo các mô xương hư tổn.

Điều chỉnh các tư thế xấu

Tư thế xấu là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người trẻ bị đau nhức xương khớp. Thói quen này kéo dài còn tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,… Do đó để giảm thiểu triệu chứng đau nhức và bảo vệ hệ xương khớp, bạn cần điều chỉnh các tư thế sai lệch.

Trước tiên, bạn cần thay đổi tư thế ngồi và đứng nhằm làm giảm áp lực lên cột sống và thắt lưng. Sau đó cần chú ý tư thế khi mang vác vận nặng.

ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KỊP THỜI KHÔNG ĐỂ BIẾN CHỨNG

LIÊN HỆ BÁC SĨ TƯ VẤN GIẢI PHÁP

Thay đổi thói quen thiếu lành mạnh

Nếu đau nhức xương khớp bắt nguồn từ lối sống thiếu lành mạnh, bạn cần thay đổi các thói quen xấu để cải thiện triệu chứng đau nhức, nâng cao sức khỏe và dự phòng các bệnh lý mãn tính.

10 lợi ích khi ăn uống lành mạnh - VnExpress Sức khỏe

Giảm đau nhức xương khớp ở người trẻ bằng cách thay đổi những thói quen sau:

  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá. Bởi những thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp mà còn tác động xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh trung ương và tiêu hóa.
  • Cần ăn uống lành mạnh, đảm bảo bữa ăn có đủ năng lượng, nước, chất xơ, vitamin, đạm và tinh bột. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ ăn đóng hộp,…
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, omega 3, vitamin C, khoáng chất, đạm,… Đồng thời cần bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Tránh làm việc quá sức, chỉ nên làm việc từ 7 – 9 giờ/ ngày và cần dành từ 1 – 2 giờ để nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ đồng hồ.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chóng sau khi thay đổi các thói quen xấu. Với những trường hợp để kéo dài, đau nhức xương khớp có thể tiến triển và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng.

Theo y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc chứng  Tý – đau nhức, tê bì, nặng nề ở người và đau nhức các khớp xương. Nguyên do là khí phong, hàn, nhiệt, thấp, táo, hỏa… gây nên. Các loại yếu tố  phong, hàn, thấp nhiệt, táo, hỏa… là tên gọi bình thường của các khí ở bên ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể biến thành tà khí phong tà, hàn tà, nhiệt tà… Một khí hoặc có thể nhiều khí kết hợp với nhau để gây bệnh ví dụ như phong thấp, hàn thấp…

Các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây tắc trở kinh lạc tạo ra đau nhức (cơ thể con người có 12 hệ thống kinh lạc vận hành khí, nhưng khí không lưu thông được sẽ gây ảnh hưởng tới các tạng nhất là tạng thận, can, tỳ…). Tạng thận chủ cốt tủy, tạng can chủ tàng  huyết. Tạng tỳ chủ thống huyết, nhấp huyết…

Vì vậy, khi điều trị đau nhức xương khớp theo quan niệm y học cổ truyền, phải lưu thông khí huyết, trừ các yếu tố gây hại, bồi bổ khí huyết; bổ các tạng bị ảnh hưởng để nâng cao chính khí, cân bằng âm dương.

Những biện pháp phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đau nhức xương khớp và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, xương khớp linh hoạt.

  • Giảm cân để giảm áp lực lên các khớp.
  • Thực hiện tập thể dục đều đặn để giảm đau nhức.
  • Xoa bóp các khớp bị tổn thương thường xuyên, vì nó giúp khớp ấm lên.
  • Thay đổi lối sống bằng cách ngủ đủ giấc, giảm stress và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Bảo vệ khớp đúng cách khi trời lạnh để ngăn chặn đau khớp và cứng khớp.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ xương khớp.

Nếu bạn gặp vấn đề về đau nhức xương khớp khi còn trẻ, hãy can thiệp ngay lập tức để tránh tình trạng mãn tính và ảnh hưởng đến chức năng xương khớp trong tương lai, đặc biệt khi bạn đã lớn tuổi. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Hi vọng với bài viết trên, người bệnh có thể hiểu rõ hơn các phương pháp trị đau vai gáy tại nhà và tìm ra được cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Chứng bệnh này có thể gây ra những hệ lụy trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ bị đau vai gáy, người bệnh nên sớm đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, dứt điểm.

BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 5:52 PM , 10/11/2023

Tin liên quan

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp ở người già là gì? Cách điều trị hiệu quả

Sự lão hóa của xương và sụn khớp ở người già dẫn đến tình trạng đau nhức dai dẳng, suy giảm khả năng vận động và khó khăn trong việc...

Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách chữa

Đau nhức xương khớp toàn thân là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Hiện tượng bào...

Đau nhức xương sống lưng: Biểu hiện và phòng tránh an toàn

Đau nhức xương sống lưng thường xuất phát từ những tổn thương tại vùng đốt cột sống L1 - L2, nơi phải chịu sức nặng và áp lực lớn từ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *