Đau dạ dày cấp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh

Đau dạ dày cấp là tình trạng bệnh khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là bài viết chia sẻ tất cả thông tin đến bệnh đau dạ dày cấp, nguyên nhân, triệu chứng và các phường pháp điều trị tốt nhất!

Đau dạ dày cấp là gì?

Đau dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ loét bất thường khiến người bệnh thấy khó chịu, đau ở vùng bụng. Theo thời gian, các vết loét này sẽ lan rộng hơn, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển sang mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chính người bệnh.

Mức độ phổ biến của bệnh

Bệnh đau dạ dày cấp chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới, chiếm từ 5 – 10% toàn dân số. Riêng tại Việt Nam, con số này tăng lên đến 7%. Đặc biệt, 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Hầu hết đau dạ dày cấp đều bị người bệnh bỏ qua, dẫn đến bệnh tiến triển thành mãn tính. Có 31% – 64% trường hợp nội soi đường tiêu hóa và phát hiện bị dạ dày. Lứa tuổi phổ biến bị bệnh này là từ 40 – 49 tuổi, tuy nhiên đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Các giai đoạn của đau dạ dày

Đau dạ dày chia thành 2 giai đoạn chính là đau dạ dày cấp và đau dạ dày mãn tính:

Đau dạ dày cấp

Đây là giai đoạn đầu của bệnh đau dạ dày. Lúc này, các triệu chứng bệnh chưa thật sự rõ ràng, thường xảy ra đột ngột và cũng nhanh biến mất. Thường người bệnh thấy đau khi đói hoặc sau khi ăn no.

Các triệu chứng chủ yếu là đau vùng thượng vị (trên rốn), đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…

Đau dạ dày mãn tính

Đây là giai đoạn sau của cấp tính, khi các tổn thương ở dạ dày đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không nhận biết được bệnh bởi các dấu hiệu lâm sàng không quá rõ ràng.

Đau dạ dày mãn tính thường là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, xuất huyết dạ dày,…

Dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày cấp

  • Đau dạ dày gây cảm giác khó chịu sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng hoặc về đêm.
  • Ợ hơi, ợ chua gây đắng miệng.
  • Ăn không ngon miệng, giảm cân bất thường.
  • Buồn nôn, nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen.

Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng đôi khi mơ hồ, không thật sự rõ ràng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Dù vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá, chẩn đoán bệnh. Việc phát hiện và can thiệp điều trị từ sớm sẽ giúp ngăn chặn việc bệnh tiến triển nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Nguyên nhân gây nên bệnh

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày cấp tính được xác định là do vi khuẩn HP – Helicobacter pylori. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào dạ dày sẽ gây bào mòn lớp nhầy niêm mạc, hình thành các ổ loét và gây đau dạ dày.

Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức quá khuya.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Dạ dày phản ứng với các yếu tố gây kích ứng
  • Rối loạn hệ miễn dịch

Đối tượng dễ mắc bệnh

Các đối tượng sau có nguy cơ bị đau dạ dày cấp cao hơn người bình thường:

  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia.
  • Người cao tuổi (do lớp bảo vệ niêm mạc ở người cao tuổi thường mỏng hơn, dễ bị viêm hơn).
  • Dân văn phòng (do thói quen ăn uống thất thường, lạm dụng cà phê và thường xuyên bị căng thẳng).
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm.

Biến chứng của đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Viêm loét dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu thấy có các dấu hiệu:

  • Triệu chứng đau không giảm, thậm chí trở nên tồi tệ hơn dù đã dùng thuốc điều trị.
  • Áp dụng nhiều cách giảm đau tại nhà nhưng vẫn không đỡ.
  • Chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Nôn hoặc đi ngoài có lẫn máu.

Cách chẩn đoán đau dạ dày cấp

Thông qua việc đặt một số câu hỏi liên quan, các bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh lý của bạn như: triệu chứng, mức độ/tần suất cơn đau, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống và sinh hoạt,…

Sau đó, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn, cho kết quả chính xác như:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhằm kiểm tra sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Xét nghiệm hơi thở, nước bọt: Kiểm tra có vi khuẩn HP hay không.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra xem trong phân có lẫn máu hay không.
  • Nội soi dạ dày: Kiểm tra tình trạng niêm mạc dạ dày.
  • Sinh thiết mô dạ dày
  • Chụp X-quang.

Lời khuyên cho người bệnh đau dạ dày

Cách phòng ngừa, loại bỏ các tác nhân gây bệnh

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để hạn chế nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ: Nên ăn vào một giờ cố định ở các bữa để dạ dày quen với giờ đó, hạn chế bị áp lực đột ngột.
  • Bổ sung nhiều chất xơ và các khoáng chất cần thiết: Rau xanh, hoa quả,…
  • Loại bỏ các thực phẩm không tốt cho dạ dày ra khỏi thực đơn ăn uống: đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ cứng khó tiêu,…
  • Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn đã được chế biến sẵn hoặc đồ đóng hộp.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Đi ngủ từ 10h tối và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi: Dành thời gian để nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng, stress.

Nếu đã phòng ngừa tốt hoặc chủ động thay đổi lại lối sống, ăn uống như vẫn bị đau dạ dày, các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận hướng điều trị chuyên sâu.

Cách điều trị

Khi bị đau cấp tính, người bệnh có thể xử lý bằng các biện pháp tại nhà để giảm đau như cân bằng lại chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Trường hợp dấu hiệu bệnh nặng hơn, có thể can thiệp sử dụng thêm thuốc điều trị bằng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Dưới đây là một số thuốc chủ yếu:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Bạn có thể dùng aluminum phosphalugel hoặc magnesium hydroxide.
  • Thuốc kháng H2: Hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày, nên uống trước ăn 10 – 60 phút hoặc trước khi đi ngủ. Nhóm thuốc này gồm có Famotidine (Pepcid ), Cimetidine (Tagamet ).
  • Thuốc ức chế bơm proton: Ức chế sản xuất axit dạ dày như Omeprazole (Prilosec ), Esomeprazole (Nexium).
  • Thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn HP: Amoxicillin, Tetracycline và Clarithromycin.

Lưu ý: Các thuốc trên chỉ có tính chất tham khảo. Để biết chính xác tình trạng đau dạ dày của mình cần dùng thuốc nào cho đúng, bạn cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác và chỉ định đúng.

Câu hỏi thường gặp về đau dạ dày cấp

Thời gian đau dạ dày cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây bệnh, thời điểm điều trị và giải pháp điều trị.

Nhìn chung, các triệu chứng có dấu hiệu giảm từ vài ngày đến vài tuần nếu như can thiệp sớm, bệnh chưa tiến triển đến giai đoạn nặng.

Đau dạ dày cấp có thể lây nếu người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP. Các con đường lây nhiễm thường là:

  • Ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lây qua đường ăn uống, vệ sinh chung.
  • Lây qua nước bọt.

Đau dạ dày cấp thường đau theo cơn, đau vào những thời điểm nhất định và có dấu hiệu thuyên giảm sau một vài ngày, vài tuần.

Khi bệnh chuyển sang mãn tính, các triệu chứng thường nặng hơn và diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về bệnh lý đau dạ dày cấp. Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, bạn nên chủ động đi thăm khám và nhận phác đồ điều trị từ sớm để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành mãn tính cũng như các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cập nhật lúc: 5:19 AM , 01/03/2024

Tin liên quan

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có sao không? Cách khắc phục thế nào?

Đau Dạ Dày Đi Ngoài Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Tại Nhà

Một trong những triệu chứng phổ biến của đau dạ dày là đi ngoài. Đây là một triệu chứng thường gặp của đa số người đang mắc bệnh đau dạ...

Cách để giảm đau dạ dày cấp tốc mang lại hiệu quả cao

Đau dạ dày là một căn bệnh ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tìm một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao luôn là đề tài quan...

Nửa đêm đau dạu dày phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Nửa đêm bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến đối với nhiều người, triệu chứng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc...

Khám đau dạ dày ở đâu uy tín? 11 địa chỉ khám chữa chất lượng nhất

Địa chỉ khám và chữa bệnh đau dạ dày luôn là từ khóa tìm khiếm được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám...

Cách chữa đau dạ dày cho trẻ em cấp tốc ngay tại nhà

Hiện nay, trẻ em bị đau dạ dày ngày càng phổ biến. Những cơn đau kéo dài, âm ỉ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc...

5 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà nhiều người áp dụng

Đau dạ dày khi mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của mẹ và sức khỏe của bé. Chính vì thế chọn phương pháp điều trị...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *