Niềng răng được xem là phương pháp chỉnh nha mang lại những sự thay đổi tích cực về thẩm mỹ cho khuôn mặt của nhiều người. Đa số các trường hợp sau niềng đều cho kết quả tương đối thành công. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp niềng răng xong vẫn xấu, vẫn không thể cải thiện các vấn đề răng miệng, tình trạng này là do nguyên nhân nào, làm thế nào để khắc phục.
Niềng răng xong vẫn xấu là vì nguyên nhân gì?
Kết quả không như ý là một trong mối lo lắng lớn nhất của nhiều người trước khi quyết định thực hiện chỉnh nha. Quá trình niềng răng tương đối dài và tốn kém do phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ, tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi rủi ro. Những rủi ro này đến từ những nguyên nhân chính như sau:
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm
Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện chiếm phân nửa sự thành công của các ca niềng răng. Đó là lý do hầu hết các bệnh nhân khi có ý định niềng đều muốn tìm hiểu và lựa chọn các bác sĩ có uy tín trong ngành.
Rất nhiều ca niềng hỏng đến từ việc bác sĩ chưa có đủ kinh nghiệm trong xây dựng phác đồ và xử lý các tình trạng cụ thể với từng trường hợp. Ví dụ, nếu người bệnh thuộc trường hợp hô hoặc móm do răng có thể cải thiện được bằng phương pháp chỉnh nha. Tuy nhiên với những trường hợp do xương hàm thì hiệu quả khi chỉnh nha chỉ rơi vào khoảng 50 – 70% tùy trường hợp. Để cải thiện hoàn toàn, người bệnh cần can thiệp phẫu thuật cắt xương hàm.
Bác sĩ nên trao đổi kỹ với bệnh nhân về các trường hợp này, để người bệnh nắm rõ được tình trạng của mình và chuẩn bị sẵn tâm thế cho kết quả. Rất nhiều trường hợp, bác sĩ lập lờ kiên quyết với bệnh nhân có thể cải thiện hoàn toàn, khi kết quả và kỳ vọng không tương xứng sẽ gây nên những bất bình cho người bệnh.
Ngoài ra, niềng răng mục đích chính là thay đổi cấu trúc răng và xương hàm, không có chức năng thay đổi cấu trúc gương mặt. Nhiều trường hợp, các bộ phận khác như cằm, mũi có thay đổi theo, nhưng điều này hoàn toàn không thể dự đoán trước được và không phải trường hợp nào cũng giống nhau.
Các bác sĩ cần làm rõ vấn đề này với các bệnh nhân của mình, để thống nhất về hiệu quả sau niềng trước khi tiến hành. Để đẹp hoàn hảo, nhiều người vẫn cần thực hiện thêm các phẫu thuật thẩm mỹ khác sau khi niềng như nâng mũi, độn cằm,…
Một bác sĩ có tay nghề vững vàng sẽ có những nhận định, tính toán chính xác nhất về sự dịch chuyển của răng đối với từng ca bệnh. Qua đó, các phác đồ chi tiết sẽ được xây dựng, để người bệnh có thể dễ dàng theo dõi theo quá trình răng di chuyển. Dựa trên phác đồ này, bác sĩ cũng sẽ cần tính toàn tác dụng lực kéo để răng di chuyển theo đúng hướng mong muốn mà không quá đà hoặc gây tổn hại đến chân răng.
Chỉ định nhổ răng cũng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đa số các ca niềng ở người trưởng thành đều cần nhổ để tạo khoảng trống khi siết răng. Nhiều người không muốn nhổ răng, nếu các bác sĩ cũng thuận theo ý bệnh nhân mà không chỉ định nhổ răng rất có thể niềng răng xong vẫn xấu.
Các khí cụ chỉnh nha không đạt yêu cầu
Công nghệ được áp dụng trong quá trình niềng răng giúp người thực hiện nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn hơn. Có khá nhiều loại khí cụ được sử dụng trong niềng răng tùy theo sự lựa chọn phương pháp của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu việc áp dụng công nghệ một cách hời hợt, các khí cụ nha khoa không đạt chuẩn, khả năng bị bung tuột mắc cài khi niềng là rất lớn, khiến răng không dịch chuyển theo phác đồ dự kiến. Thậm chí nhiều trường hợp, do ảnh hưởng của khí cụ mà răng di chuyển lệch lạc hơn, niềng răng xong xấu hơn khiến người bệnh càng thêm tự ti về nhan sắc.
Xem thêm: Niềng răng bao nhiêu tuổi là thích hợp nhất? Hiệu quả nhất?
Quá trình chăm sóc răng trong khi niềng không đúng cách
Khi đeo niềng, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng. Các khí cụ nha khoa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vệ sinh, việc vệ sinh khó hơn, mảng bám thức ăn cũng nhiều hơn nếu không thật sự tỉ mỉ sẽ rất khó để làm sạch hoàn toàn.
Khi khoang miệng không được làm sạch, nguy cơ mắc các bệnh răng miệng sẽ cao hơn, các bệnh lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chân răng, khiến việc kéo chỉnh răng phải điều chỉnh chậm hơn.
Ngoài ra, một vài thói quen xấu thường ngày cũng cần loại bỏ nếu không muốn niềng răng xong vẫn xấu, đặc biệt là thói quen ăn uống khi niềng răng. Nhiều người không tuân theo chỉ định bác sĩ vấn ăn các đồ nóng, lạnh, đồ cứng khiến răng chịu lực mạnh, bị tổn thương và dịch chuyển không theo phác đồ vạch ra sẵn, Tuy chỉ là những hành động rất nhỏ nhưng chúng sẽ khiến hiệu quả niềng răng giảm sút đáng kể.
Niềng răng xong vẫn xấu phải làm thế nào?
Niềng răng là một quá trình rất dài, người thực hiện phải bỏ nhiều công sức và tiền bạc. Kết quả niềng răng không như ý muốn sẽ gây nên tâm lý tự ti, chán nản cho nhiều người. Để khắc phục tình trạng này bạn cần đến trực tiếp nha khoa đảm nhiệm thực hiện ca niềng của mình để trao đổi với bác sĩ và tìm ra hướng giải pháp tốt nhất.
Trong quá trình niềng răng, nếu bạn cảm thấy tình trạng của mình bất thường hoặc không có nhiều sự thay đổi, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về những trăn trở này. Nếu cảm thấy nha khoa đang điều trị không thực sự yên tâm bạn có thể tìm đến các bác sĩ khác có trình độ chuyên môn cao hơn.
Trường hợp sau khi tháo niềng vẫn chưa có kết quả thực sự như mong muốn hãy quay lại trung tâm nha khoa hoặc tìm kiếm một trung tâm khác để điều trị.
Một vài trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định kéo dài thời gian điều trị để giải quyết các vấn đề về răng miệng hiện tại. Ngoài ra nếu quá trình điều trị sai lệch là do khí cụ, có thể bạn sẽ phải niềng lại bằng một phương pháp khác để mang lại hiệu quả cao hơn.
Đối với những trường hợp niềng răng xong vẫn xấu do ảnh hưởng của khung xương hàm, đa số sẽ phải tìm đến kỹ thuật phẫu thuật cắt xương để mang lại vẻ bề ngoài hoàn hảo nhất. Tuy nhiên phẫu thuật sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như có tính rủi cho trong và sau khi thực hiện, bạn cần phải hết sức nghiêm túc cân nhắc.
Niềng răng xong vẫn xấu là điều không ai muốn gặp phải, tuy nhiên nếu bạn không may rơi vào trường hợp éo le này cũng đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và tỉnh táo tìm đến các nhà khoa uy tín hàng đầu để cải thiện cho tình trạng răng miệng của mình, đồng thời chú trọng hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày để hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Cập nhật lúc: 8:03 AM , 14/03/2023Cùng chuyên mục: