Sưng nướu răng có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là một trong những triệu chứng của hiện tượng bị viêm nướu răng. Đây là bệnh lý khá phổ biến và gặp phải ở nhiều người. Viêm nướu răng kèm theo xuất hiện mủ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn uống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nướu răng bị nổi mủ? Làm thế nào để điều trị triệt để tình trạng nướu răng bị mủ? 

Sưng nướu răng có mủ là gì?

Nướu răng là một tổ chức mô mềm ở phía dưới của chân răng. Nướu chắc khỏe là khi có màu hồng đều mà săn chắc, ôm sát quanh chân răng. Nhiệm vụ của nướu răng chính là bao bọc mặt dưới của răng để chúng được vững chắc và thực hiện tốt chức năng ăn nhai hàng ngày.

Khi nướu răng bị viêm nhiễm sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng từng người. Nếu bệnh nhân bị viêm nướu răng sẽ chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ đậm. Kèm theo với đó là sưng đỏ có thể bị xuất huyết và phần nướu răng bị nổi mủ. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy bị đau nhức, khó chịu và chán ăn. Đặc biệt, có thể bị kích thích bởi những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh hay đồ ăn quá cay. Đôi khi, người bị sưng nướu răng có mủ có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, trong một số trường hợp nướu răng bị sưng có mủ còn gây ra tình trạng sốt, chán ăn, đau đầu và mất ngủ về đêm.

Với những người nướu răng bị mủ ở trường hợp nặng sẽ không thể tự chữa tại nhà mà cần phải đến cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời tránh để lan sang các tổ chức răng xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Khi nướu răng bị viêm nhiễm sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng từng người
Khi nướu răng bị viêm nhiễm sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng từng người

Nguyên nhân nướu răng bị sưng có mủ

Nướu răng bị mủ là tình trạng bị nhiễm trùng nướu hoặc các mô xung quanh răng gây ra sưng viêm và hình thành túi mủ. Chính vì đó, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:

Những bệnh lý về răng miệng

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng nướu răng có mủ đó là người bệnh gặp phải các bệnh lý về răng miệng. Khi răng bị mẻ, nứt do tổn thương từ bên ngoài tác động mạnh khiến phần tủy răng bị lỗ ra ngoài gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời có thể tiến triển nặng tạo thành các ổ mủ ở giữa răng và nướu hoặc gây ra áp xe răng.

Ngoài ra, bệnh sâu răng cũng có thể dẫn tới tình trạng nướu răng bị mủ nếu không được phát hiện kịp thời bằng những biện pháp sử dụng kỹ thuật chuyên khoa.

Mọc răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng của mỗi người, nó thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi. Quá trình mọc răng khôn thường gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, những chiếc răng này thường mọc ngầm, mọc lệch hoặc xâm lấn với các răng khác xung quanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Đặc biệt hơn quá trình mọc răng khôn cũng sẽ khiến nướu răng bị sưng có mủ.

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Trong quá trình người bệnh uống nhiều thuốc tây, tuyến nước bọt trong miệng hoạt động ít hơn. Điều này gây ra tình trạng bị mất cân bằng hóa học trong khoang miệng. Nướu sẽ bị khô và vi khuẩn dễ dàng tấn công vào trong khoang miệng dẫn đến tình trạng nướu răng bị sưng và có mủ.

Ngoài ra, với các loại chất xạ trị điều trị ung thư cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng cho cơ thể. Trong đó sưng nướu răng có mủ cũng có thể xảy ra do quá trình dùng chất xạ trị.

Bên cạnh đó, người bệnh thường có thói quen ít uống nước khi dùng thuốc tây. Việc uống cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể làm cho răng miệng bị khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nướu sưng bị nổi mủ.

Việc uống nhiều thuốc tây là nguyên nhân khiến nướu răng bị viêm nhiễm
Việc uống nhiều thuốc tây là nguyên nhân khiến nướu răng bị viêm nhiễm

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là mục đích chính để làm sạch toàn bộ những mảng bám, những thức ăn thừa trên bề mặt của răng. Nếu những thứ này không được làm sạch trong khoang miệng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng người bệnh bị hôi miệng kèm theo biểu hiện viêm nướu. Thực chất, việc vệ sinh răng miệng tốt không chỉ giúp bạn tránh khỏi bị sưng nướu răng có mủ mà còn tránh xa được những bệnh lý về răng miệng khác.

Mất cân bằng nội tiết tố

Phụ nữ trong giai đoạn bị hành kinh, mang thai và mãn kinh thường hay bị viêm nướu, xuất huyết nướu. Nguyên nhân là do hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường thay đổi quá đột ngột. Điều này làm tác động đến sinh lý của toàn bộ cơ thể và nướu cũng bị chịu ảnh hưởng khá rõ rệt.

Ăn quá nhiều đồ ăn nóng

Nguyên nhân cuối cùng khiến nướu răng bị sưng lợi và có mủ là việc người bệnh ăn quá nhiều đồ ăn nóng. Bởi việc này khiến ảnh hưởng tới men răng và nướu răng. Với người thích ăn cay, ăn quá nhiều ớt cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng sưng nướu răng có mủ thường thấy. Vậy nên, hãy ăn những thức ăn khi còn ấm và không lạm dụng quá nhiều đồ cay nóng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Sưng nướu răng bị mủ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Tình trạng người bệnh bị viêm nướu răng có mủ thường bị tác động rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Tình trạng viêm nướu răng khiến bạn cảm thấy tự ti trong việc giao tiếp hàng ngày và khó khăn trong quá trình ăn uống.

Bên cạnh đó, sưng nướu răng có mủ còn gây ra tình trạng hôi miệng và thường gây ra rào cản khi nói chuyện với mọi người xung quanh. Trong trường hợp, bạn cần phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng thì đây là một hạn chế rất lớn.

Sưng nướu răng trong cùng có mủ còn gây ra đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài. Người bệnh không thể ăn uống được bình thường bởi những cơn đau nhức, ê buốt răng kéo dài. Đôi khi nó còn làm giảm chất lượng cuộc sống một cách đáng kể, theo thời gian khiến bạn bị suy nhược cơ thể và thiếu sức sống.

Người bệnh không thể ăn uống được bình thường bởi những cơn đau nhức, ê buốt răng kéo dài
Người bệnh không thể ăn uống được bình thường bởi những cơn đau nhức, ê buốt răng kéo dài

Ngoài ra, người bệnh bị sưng nướu răng có mủ sẽ làm cho nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng răng cao. Chúng có thể xâm nhập vào máu qua các điểm bị chảy máu trên răng và gây hại tới một số cơ quan như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, phổi,…. Trong tình trạng nặng nhất có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Xem thêm: Điều trị viêm nướu răng thế nào là an toàn và hiệu quả?

Cách điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ

Sau khi tìm ra được nguyên nhân chính khiến nướu răng bị nổi mủ, người bệnh cần phải đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn về cách điều trị tình trạng này triệt để và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tùy vào tình trạng bệnh nhẹ hoặc nặng mà các bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị nướu răng bị sưng có mủ như sau:

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp, người bệnh bị sưng nướu răng có mủ ở thể nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để điều trị ngay tại nhà bằng những cách sau đây:

Chữa viêm nướu răng bị nổi mủ bằng nước muối ấm

Một trong những cách điều trị đầu tiên khi bị sưng nướu răng có mủ là sử dụng nước muối ấm. Trong muối có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và diệt khuẩn nhanh chóng. Điều này đặc biệt giúp cho tình trạng bị viêm, chảy máu chân răng và nướu răng bị sưng có mủ.

Cách làm:

  • Cho khoảng 1gr muối tinh và 1 lít nước rồi đun sôi để nguội
  • Thực hiện súc miệng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ trong vòng từ 1 – 2 tuần để làm sạch khoang miệng.

Nếu bạn giữ được thói quen này hàng ngày sẽ giúp tình trạng nướu răng bị nổi mủ ở mức độ nhẹ không còn xuất hiện nữa. Biện pháp này không chỉ giúp xoa dịu đi những cơn đau nhức mà còn giảm thiểu tối đa được tình trạng viêm nhiễm.

Kết hợp gừng và hoa cúc vàng để chữa nướu răng bị sưng có mủ

Gừng và hoa cúc đều là 2 nguyên liệu tự nhiên có thể tìm kiếm được dễ dàng. Bởi 2 loại này đều có tính sát trùng, kháng viêm và điều trị viêm lợi hiệu quả. Đặc biệt hơn, trong hoa cúc có tính mát giúp giải độc, thanh lọc cơ thể. Do đó, khi kết hợp để điều trị sưng nướu răng có mủ sẽ tận dụng triệt để từ 2 nguyên liệu này sẽ có khả năng diệt các hại khuẩn nhanh hơn. Kiên trì thực hiện cách điều trị này sẽ giúp khoang miệng được sát trùng, giảm các cơn đau và túi mủ xẹp nhanh hơn.

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 bông hoa cúc
  • 1 củ gừng tươi
  • Tăm bông dùng trong y tế

Cách làm:

  • Rửa sạch hoa cúc và cắt lát nhỏ củ gừng rồi đem giã cùng với nhau (có thể cho thêm chút nước lọc)
  • Chắt lấy nước cốt để sử dụng vệ sinh phần nướu bị tổn thương
  • Dùng tăm bông thấm vào nước cốt rồi chấm nhẹ lên phần nướu có mủ

Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần tình trạng nướu răng bị nổi mủ sẽ thuyên giảm đáng kể. Nên làm kiên trì mỗi ngày để những túi mủ xẹp dần và mủ chân răng không xuất hiện nữa.

Lưu ý: Một số người thường lấy gừng để ăn trực tiếp nhằm sát khuẩn phần chân răng. Nhưng gừng có tính nóng và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu ăn quá nhiều trong ngày.

Kết hợp gừng và hoa cúc giúp điều trị nướu răng bị nổi mủ hiệu quả
Kết hợp gừng và hoa cúc giúp điều trị nướu răng bị nổi mủ hiệu quả

Kết hợp muối và kinh giới 

Một gợi ý để chữa sưng nướu răng trong cùng có mủ là bạn có thể sử dụng muối và kinh giới. Bởi 2 loại nguyên liệu này rất quen thuộc trong gian bếp. Với đặc tính giúp kháng khuẩn, kháng viêm và diệt mọi vi khuẩn có trong khoang miệng gây tình trạng sưng nướu răng có mủ.

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 1 năm rau kinh giới và 1 thìa muối
  • Nước sạch

Cách làm:

  • Rửa thật sạch rau kinh giới trước khi cho vào đun
  • Cho kinh giới và đổ 1 chút muối lên trên để đun sôi
  • Dùng nước sau khi đun để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh các cơn đau.

Việc kết hợp 2 loại nguyên liệu này cùng với nhau không chỉ giúp điều trị nướu răng bị mủ mà còn chữa được viêm lợi, ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Do đó, hãy kiên trì sử dụng thường xuyên để tình trạng này được nhanh chóng chấm dứt.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn

Ngoài việc điều trị sưng nướu răng có mủ bằng những phương pháp dân gian. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc tây để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Nhưng cần đặc biệt chú ý, với những loại thuốc điều trị nướu răng nổi mủ cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà kê toa liều thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị như sau:

Thuốc bôi tại chỗ

Đây là một trong những dạng thuốc được bào chế theo nhiều dạng khác nhau như gel, kem hoặc dung dịch nước súc miệng, dạng sợi để có thể bôi trên bề mặt nướu đang bị sưng viêm.

Cách sử dụng khá đơn giản, người bệnh có thể thoa trực tiếp vào vị trí nướu có mủ nhẹ nhàng và từ từ tránh làm tổn thương xung quanh. Các thành phần hoạt chất có trong loại thuốc bôi này đều có công dụng riêng nhưng chủ yếu đều có khả năng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả.

Thuốc uống dạng viên 

  • Thuốc kháng sinh: Có một số bác sĩ sẽ kê toa đơn thuốc kháng sinh bao gồm nhóm thuốc beta-lactam, macrolid,… đều có tác dụng làm tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nướu răng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và có mủ xuất hiện. Ngoài ra, còn có nhóm thuốc kháng sinh điều trị thông thường như spiramycin và metronidazol giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sưng răng,….
  • Thuốc giảm đau thông thường: Với một số thuốc như paracetamol, aspirin,… là những nhóm thuốc giúp xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra phản ứng phụ khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến dạ dày và đặc biệt không nên dùng với người bị máu khó đông, sốt xuất huyết,…
  • Thuốc kháng viêm non-steroid: Nhóm thuốc kháng viêm này giúp điều trị sưng nướu răng có mủ hiệu quả. Giảm được tình trạng sưng đỏ, giảm đau nhanh chóng. Nhưng không nên dùng với trường hợp bị viêm loét dạ dày.
  • Thuốc corticosteroid: Nướu răng bị sưng và có mủ không thể không nhắc đến loại thuốc này. Bởi chúng có tính kháng viêm giúp điều trị đau nhức, sưng đỏ, viêm nha chu,….

Điều trị chuyên sâu tại nha khoa

Với những trường hợp người bệnh bị sưng nướu răng có mủ ở thể nặng và không thể áp dụng bằng những phương pháp trên. Điều quan trọng nhất lúc này là phải đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ điều trị trực tiếp bằng những phương pháp sau đây để ngăn ngừa nướu răng bị nổi mủ:

  • Dẫn lưu khối mủ: Để làm được điều này, nha sĩ cần phải tạo một vết cắt nhỏ lên bị trí của chân răng bị sưng viêm. Sau đó, người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ khu vực bị viêm nhiễm để ngăn chặn tình trạng lây lan sang tổ chức răng khác.
  • Lấy tủy răng: Trường hợp này, bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trên răng đến khi chạm đến tủy. Trong tủy răng bao gồm những dây thần kinh, các mô liên kết và mạch máu. Phía trong răng bị lấy tủy cần được vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn trước khi trám hoặc bọc sứ.
  • Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Trong trường hợp sưng nướu răng có mủ xảy ra do dị vật gây bệnh sẽ được tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ nó. Sau đó, mới thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực bị viêm nhiễm bằng kháng sinh thông thường.
  • Nhổ răng: Đây là khi người bệnh bị sưng nướu răng có mủ ở thể nặng không được điều trị kịp thời. Các bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến răng khác cũng như làm sạch phần ổ bị viêm nhiễm.
Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật dẫn lưu khối mủ giúp điều trị bệnh hiệu quả
Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật dẫn lưu khối mủ giúp điều trị bệnh hiệu quả

Sưng nướu răng có mủ nên khám ở đâu tốt nhất?

Thực tế việc khi bệnh nhân bị sưng nướu răng trong cùng có mủ tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp răng bị lung lay và nặng hơn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Chính vì vậy, nên khám chữa nướu răng bị nổi mủ ở đâu là hiệu quả để tránh làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Dưới đây đây là một số bệnh viện lớn điều trị chữa nướu răng bị sưng và có mủ:

  • Bệnh viện răng hàm mặt TW Hà Nội: Đây là một trong những bệnh viện được nhiều người bệnh tin tưởng đến để thăm khám và điều trị những loại bệnh về răng miệng. Các bác sĩ cùng đội ngũ kỹ thuật viên đều là những người có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm lâu năm có thể khắc phục được mọi tình trạng cho người bệnh yên tâm chữa bệnh tại đây. Người bệnh có thể đến thăm khám tại địa chỉ 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội: Trường đại Y Hà Nội kết hợp phát triển bệnh viện để có thể phục vụ việc nghiên cứu cũng như chữa bệnh cho nhiều người bệnh. Các bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên y tế đều là những người được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại để người bệnh có thể đến thăm khám thường xuyên. Chi phí khám bệnh tại bệnh viện đại học Y Hà Nội có giá 120.000VNĐ/lượt.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy – TP. Hồ Chí Minh: Một trong những địa chỉ chữa sưng nướu răng tại Sài Gòn có thể nhắc đến là bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây có khoa răng hàm mặt cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp với tay nghề cao có thể điều trị mọi loại bệnh về răng miệng cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện cũng chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến để phục vụ mọi người đến thăm khám. Giá khám dịch vụ cho bệnh nhân đi khám tại đây khoảng 125.000VNĐ/lượt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phòng khám nha khoa y tế uy tín để có thể điều trị triệt để tình trạng nướu răng bị nổi mủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.

Cách phòng ngừa khi nướu răng bị nổi mủ

Bên cạnh việc tìm ra những cách điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ, bạn cũng cần chú ý hơn về cách phòng ngừa và vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ như sau:

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng tăm nước và nước súc miệng để có thể loại bỏ những mảng bám trên răng và ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây hại.
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để giúp răng trở nên được chắc khỏe hơn. Hoặc cũng có thể bổ sung vitamin hàng ngày để không bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý cũng như tiêu diệt vi khuẩn có trong khoang miệng. Nên hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng hoặc lạnh mà khiến răng bị ê buốt, sâu răng, viêm nha chu,…
  • Thực hiện thăm khám tại nha khoa ít nhất 3 – 6 tháng/lần để các bác sĩ cạo vôi răng cũng như thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để tình trạng nướu răng bị mủ không tái phát trở lại.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết cũng như phương pháp điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ. Hy vọng một phần bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn nếu gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp nặng, cần phải đến ngay nha khoa để được các bác sĩ khắc phục triệt để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 4:17 PM , 14/03/2023

Tin liên quan

Top 11 loại thuốc trị viêm nha chu được tin dùng hàng đầu hiện nay

Viêm nha chu là vấn đề răng miệng gây ra nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe và đời sống thường ngày của người bệnh. Chính vì thế, các loại...

thuốc trị xuất tinh sớm của Mỹ

Nướu Răng Chảy Máu Vì Sao? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nướu răng chảy máu hiện tượng thường gặp và gây khá nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đáng chú ý, đây còn là dấu hiệu cảnh...

Khi Nào Thì Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Trên? Có Nguy Hiểm Không?

Răng khôn có 4 chiếc, chia đều cho 2 hàm, gọi là răng khôn hàm trên và răng khôn hàm dưới. Răng khôn nếu không mọc đúng hướng sẽ gây...

Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm gì

Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa [Chi tiết]

Viêm lợi trùm là một biến chứng cực kỳ phổ biến khi mọc răng khôn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, triệu chứng viêm lợi trùm...

Môi Cong Là Thế Nào? Hình Dáng Môi Này Nói Lên Điều Gì?

Đôi môi là điểm nhấn quan trọng, quyết định khá nhiều đến thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt. Một đôi môi đẹp chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt,...

Niềng răng Leetray là gì? Đối tượng sử dụng, giá thành, hiệu quả

Niềng răng Leetray hay còn gọi là phương pháp niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại giúp khắc phục được tình trạng răng mọc sai...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *