Áp xe răng có nguy hiểm không? Những thông tin cơ bản

Áp xe răng có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi tình trạng gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu khi mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh không điều trị áp xe răng kịp thời.

Áp xe răng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng ở vùng răng và nướu xung quanh thân răng. Các chấn thương bên ngoài tác động lên răng làm mô tủy bên trong viêm nhiễm. Tuy nhiên các chấn thương này không được điều trị kịp thời sẽ khiến các vết mủ tích tụ từ các phần rễ của xương hàm tạo ra các túi mủ dẫn đến tình trạng sưng tấy đỏ.

Người bị áp xe răng thường xuyên cảm thấy bị đau nhức, khó chịu, hôi miệng, sốt nhẹ,…. Hơn nữa, bệnh còn tiến triển và diễn biến với nhiều mức độ khác nhau.

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng chóp răng và chúng phá hủy các mô xung quanh răng khi bệnh nhân bị sâu răng, các bệnh về nướu hoặc chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng . Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra áp xe răng:

  • Với những người bị sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy gây ra áp xe chân răng
  • Bệnh nha chu cũng là nguyên nhân gây áp xe răng khi bệnh diễn tiến nặng và không được điều trị kịp thời
  • Người bệnh gặp các chấn thương khiến răng bị nứt, vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tủy răng dẫn đến áp xe răng
  • Vệ sinh răng miệng sai cách dẫn đến khoang miệng không được làm sạch hết, các mảng bám còn tích tụ

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân do người bệnh có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch….khiến hệ miễn dịch bị suy yếu tạo không gian cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra áp xe chân răng.

Bị sâu răng hay mắc bệnh nha chu cũng là nguyên nhân gây áp xe răng.
Bị sâu răng hay mắc bệnh nha chu cũng là nguyên nhân gây áp xe răng.

Liệu bị áp xe răng có nguy hiểm không? Những biến chứng khi bị áp xe răng

Áp xe răng có nguy hiểm không, câu trả lời sẽ là có vì áp xe răng nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh như:

Áp xe răng gây nhiễm trùng máu

Khi không được điều trị kịp thời các vi khuẩn trong các ổ áp xe răng có thể lan vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em hay người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch…có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn bình thường. Biến chứng nhiễm trùng máu do áp xe răng có thể gây tử vong.

Áp xe răng gây viêm mô tế bào

Khi áp xe răng đang ở giai đoạn cấp tính, vi khuẩn có thể xâm lấn đi xa, lan vào vùng mô mềm lân cận, tấn công xuống vùng dưới lưỡi, dưới hàm và dưới cằm gây ra biến chứng viêm mô tế bào. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở đe dọa tính mạng của người bệnh.

Áp xe răng gây nhiễm trùng xoang hàm

Trong trường hợp vi khuẩn từ một ổ áp xe răng đi qua các mạch máu đến tim, dẫn đến nhiễm trùng xoang hàm, từ đó xảy ra áp xe não. Vì lúc này vi khuẩn trong ổ áp xe có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu gây nhiễm trùng não và có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê.

Áp xe răng gây mất răng

Để trả lời cho câu hỏi bị áp xe răng có nguy hiểm không? Bởi lúc này vùng miệng và bên ngoài má của người bệnh bị áp xe răng sẽ trở nên sưng tấy và mưng mủ. Tình trạng này dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng kéo dài khiến răng bị lung lay và không thể ăn nhai bình thường được. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài, răng của người bệnh sẽ rất yếu và có nguy cơ cao bị mất răng.

Áp xe răng có thể dẫn đến mất răng.
Áp xe răng có thể dẫn đến mất răng.

Xem thêm: Áp xe răng số 7, răng số 6, răng số 8 cần làm gì? Nguyên nhân khiến cho việc áp xe răng

Biểu hiện của áp xe răng

Người bị áp xe răng với các biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. Bệnh lý này có một vài dấu hiệu dễ nhận thấy như:

  • Răng bị đau nhức kéo dài thậm chí khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh sẽ bị ê buốt răng
  • Hơi thở có mùi hôi do mủ từ ổ áp xe tiết ra
  • Nổi hạch ở cổ, nóng, sốt, cơ thể mệt mỏi
  • Vùng lợi dưới chân răng bị sưng, tấy đỏ
  • Xuất hiện mủ xung quanh phần chân răng, nếu ấn vào sẽ cảm thấy rất đau đôi khi có thể chảy mủ

Điều trị áp xe răng như thế nào?

Áp xe chân răng cần được điều trị và xử lý ngay lập tức. Khi người bệnh bị áp xe răng ở mức độ nhẹ, ngoài tìm đến các nha khoa để thăm khám, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian hoặc thuốc để điều trị tại nhà.

Phương pháp dân gian

Người bệnh bị áp xe răng có thể sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên như hoa cúc, gừng tươi, rau sam, nước muối, lá trầu không… để điều trị.

  • Cách 1: Người bệnh giã hoa cúc với gừng tươi rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp theo sử dụng bông gòn thấm vào vùng chân răng có mủ.
  • Cách 2: Người bệnh lấy kinh giới đun với muối, sử dụng nước nước đó để súc miệng nhiều lần. Hãy áp dụng phương pháp này liên tục trong 2 tuần đến khi các triệu chứng giảm thì dừng lại.
  • Cách 3: Người bệnh lấy khoảng 10 lá trầu không tươi, cắt nhỏ rồi cho vào nồi đổ đầy nước, đun trong khoảng 20 phút. Hãy chắt lấy nước và súc miệng trong khoảng từ 5 – 10 phút, áp dụng 3 lần/1 ngày. Phương pháp này 3 lần/ ngày giúp giảm đau hiệu quả
  • Cách 4: Người bệnh pha 5g  muối với 250ml nước ấm để súc miệng, nhổ ra và lặp lại. Phương pháp này giúp giảm các triệu chứng của áp xe răng nhưng không chữa được bệnh hoàn toàn.

Việc sử dụng các phương pháp dân gian giúp người bệnh giảm những cơn đau, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của vi khuẩn.

Các phương pháp dân gian từ lá trầu không hay muối giúp người bệnh giảm những cơn đau do áp xe răng gây ra.
Các phương pháp dân gian từ lá trầu không hay muối giúp người bệnh giảm những cơn đau do áp xe răng gây ra.

Điều trị bằng thuốc

Khi áp xe răng ở giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị áp xe răng có công dụng tiêu viêm, giúp xoa dịu các đơn đau thường thấy như:

Clindamycin

  • Tác dụng: Loại bỏ các vi khuẩn truyền nhiễm gây áp xe răng
  • Liều dùng: 300 – 600 mg/ mỗi 8 giờ.
  • Lưu  ý liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và khả năng hồi phục của người bệnh.
  • Giá tiền: 100 nghìn/1 hộp 100 viên

Azithromycin

  • Công dụng:  giảm sưng đau, chống viêm, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Liều dùng: 500 mg 1 ngày, sử dụng 3 ngày liên tiếp.
  • Giá tiền: 170 nghìn/ 1 hộp 30 viên

Metronidazole

  • Công dụng: ngăn ngừa nhiễm trùng, chống viêm
  • Liều dùng: khoảng 500 – 700 mg sau mỗi 8 giờ.
  • Lưu ý loại thuốc này thường không được ưu tiên vì không phù hợp với tất cả mọi người.
  • Giá tiền: 21.000 / hộp 10 vỉ x 10 viên.

Amoxicillin

  • Công dụng: giảm sưng đau, diệt khuẩn, chống viêm
  • Liều dùng: 500 mg sau mỗi 8 giờ hoặc 1000 mg sau mỗi 12 giờ.
  • Giá tiền: 1 nghìn/1 viên. 95 nghìn/1 hộp

Carbazochrome

  • Công dụng: có khả năng phòng ngừa, giảm tính mong manh và ngăn chặn tụt lợi.
  • Liều dùng:  10 – 30 mg 3 lần một ngày
  • Giá tiền: 3 nghìn/1 viên

Làm thế nào để ngăn ngừa áp xe răng

Người bị áp xe chân răng có nguy hiểm không? Cần phải phòng ngừa áp xe răng thế nào để hiệu quả? Trước hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên để ngăn ngừa áp xe răng, mọi người nên thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần trong ngày, sau các bữa ăn để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn dắt trong các kẽ răng
  • Nên thay bàn chải đánh răng 2 đến 3 tháng một lần, cần phải lựa chọn bàn chải đánh răng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng như thực phẩm giàu vitamin, canxi và muối khoáng…
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng như đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh, trà đặc, rượu bia, cà phê,….
  • Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện và chữa điều trị áp xe răng nếu có
Vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kì để phát hiện và ngăn ngừa áp xe răng.
Vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kì để phát hiện và ngăn ngừa áp xe răng.

Bệnh áp xe răng cần lưu ý điều gì?

Bệnh áp xe răng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống, thậm chí rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nên cần lưu ý một số điều sau:

  • Bệnh lý áp xe răng thường phát triển khá âm thầm, các triệu chứng không rõ rệt và có thể nhanh chóng chuyển sang mãn tính nếu không sớm phát hiện và được điều trị kịp thời.
  • Bệnh có thể biến đổi qua lại giữa hai trạng thái, khi thì diễn tiến cấp tính, khi thì diễn tiến mãn tính.
  • Trong giai đoạn cấp tính có thể hết sưng, hết đau, răng có thể nhai được… nên nhiều người nhầm tưởng bệnh đã khỏi. Thực tế bệnh đang tiếp tục diễn tiến âm thầm bên dưới xương hàm.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi áp xe răng có nguy hiểm không một cách rõ ràng qua thông tin về các biến chứng có thể xảy ra. Vì những diễn biến phức tạp của áp xe răng, người bệnh tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 9:05 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn...

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, điều trị bệnh rất tốt

Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ...

Răng Sứ Lava: Phân Tích Ưu, Nhược Điểm Và Giá Thành Thực Hiện

Răng sứ Lava là dòng răng sứ thẩm mỹ có chất lượng cực tốt được hàng ngàn khách hàng ưa chuộng. Vậy bạn đã biết đến loại răng sứ này...

Sâu răng hàm: Nguyên nhân, cách điều trị và những thông tin cần lưu ý

Sâu răng hàm là một trong những hiện tượng thường gặp phải ở người lớn và trẻ em. Bởi đây không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những...

Mật ong và gạo nếp có khả năng ngăn ngừa và phòng ngừa bệnh lý

Răng sâu bị lồi thịt và phương pháp điều trị triệt để

Răng sâu bị lồi thịt là triệu chứng cảnh báo răng sâu đã ở mức độ nặng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, khó khăn...

Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh nếu không được chữa trị sớm...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *