Bị ê răng sau khi lấy cao răng: Cách chữa trị AN TOÀN, NHANH CHÓNG

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là trường hợp mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện dịch vụ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và nó có thực sự đáng lo ngại không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết giúp bạn.

Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng được gọi là vôi răng, là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm.  Cao răng có thể là những mảnh vụn thức ăn hay các chất khoáng trong miệng. Lâu dần nó trở nên cứng và bám chặt vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Việc lấy cao răng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng
Việc lấy cao răng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Cao răng tích tụ lâu có thể khiến hơi thở có mùi, chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống, tụt nướu làm lộ chân răng cũng như gây ra nhiều bệnh như Viêm nha chu, Viêm nướu, Viêm họng…

Do đó, việc lấy cao răng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Được đánh giá là một trong những thao tác đơn giản và ít tốn kém trong nha khoa, lấy cao răng dần trở thành thói quen chăm sóc răng miệng cơ bản của người dân Việt Nam. Không đau nhức, ít biến chứng là những đặc trưng của dịch vụ này.

Nguyên nhân bị ê răng sau khi lấy cao răng

Dù được đánh giá là phương pháp chăm sóc răng hiệu quả nhưng một vài trường hợp, một số người bị ê răng sau khi lấy cao răng. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Cao răng quá nhiều, lan sâu xuống nướu: Cao răng hình thành mỗi ngày, mỗi giờ mà bạn không hề nhận ra. Chúng tích tụ lại dần thành từng mảng bám cứng chắc trên thân răng, không thể  loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Khi cao răng đã phát triển quá nhiều, chúng sẽ lan xuống nướu và lúc này việc lấy cao răng của bác sĩ sẽ cần tác động đến nướu – mô mềm khá nhạy cảm trong khoang miệng. Do đó, việc ê buốt là điều không thể tránh khỏi.
  • Nền răng yếu, men răng bị mòn: Ở một số người có men răng yếu sẵn (do di truyền) học men răng đã bị bào mòn do tuổi tác hoặc do thói quen ăn nhai xấu thì sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, nhất là khi tác động lấy cao răng. Nếu người bình thường chỉ có cảm giác hơi tê một chút trong quá trình lấy cao răng thì những người có men răng yếu sẽ thấy buốt hoặc đau hơn rất nhiều. Cảm giác sau khi lấy cao răng có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, tùy vào trường hợp cụ thể.
  • Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo: Lấy cao răng là sử dụng đầu máy siêu âm, tác động một lực vừa phải lên thân răng và làm bong mảng bám cao răng một cách nhẹ nhàng nhất. Nguyên tắc là vậy nhưng không phải ai cũng có thể đảm bảo được lực tây ở một mức độ nhất định, phù hợp nhất khi lấy cao răng cho bệnh nhân. Việc cạo vôi răng quá mạnh khiến men răng và mô mềm đều bị tổn thương, hệ thống dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng và tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi thực hiện dịch vụ chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này gặp phải ở những địa chỉ nha khoa không uy tín, máy móc không đảm bảo hoặc bác sĩ không có kinh nghiệm.
  • Đang mắc các bệnh lý về răng miệng: Nếu bạn lấy cao răng trong lúc đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. Sau khi lấy cao răng, cảm giác ê buốt, đau nhức có thể sẽ bám dính lấy bạn trong một thời gian dài, thậm chí là đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Xem thêm: Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cao răng hình thành mỗi ngày, mỗi giờ mà bạn không hề nhận ra.
Cao răng hình thành mỗi ngày, mỗi giờ mà bạn không hề nhận ra.

Bị ê răng sau khi lấy cao răng có nguy hiểm không?

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt và thời gian cụ thể, bạn sẽ tự chuẩn đoán được tình trạng của mình có phải là vấn đề cần quan tâm hay không.

Lấy cao răng xong bị ê răng không là vấn đề không đáng ngại khi:

  • Cao răng của bạn quá yếu, bạn đang mắc bệnh lý răng miệng hoặc do men răng yếu bẩm sinh. 
  • Ê buốt, đau nhức chỉ kéo dài khoảng vài tiếng với chiều hướng giảm dần và không đi kèm dấu hiệu gì bất thường.

Tình trạng này hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất không để lại biến chứng gì, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không cần lo lắng gì. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài má để làm giảm cảm giác này.

Hãy đề phòng nếu bạn gặp phải trường hợp sau:

  • Bác sĩ lấy cao răng nhanh mạnh khiến răng bạn bị đau nhức nghiêm trọng.
  • Mặc dù không có cao răng dưới nướu nhưng sau khi lấy cao răng xong vẫn bị chảy máu rất nhiều.
  • Ê buốt kéo dài nhiều ngày, thậm chí có chiều hướng tăng lên.
  • Ê buốt, đau nhức kèm theo những biểu hiện bất thường như hôi miệng, sưng nướu có mủ, chảy máu kéo dài. 

Việc này có thể là dấu hiệu của rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Ban đầu có thể là nhiễm trùng nướu răng thông thường nhưng sau đó sẽ lan dần xuống bên dưới và tấn công toàn bộ hệ thống nha khoa chu bao gồm xương chân răng, xương ổ răng, dây chằng và cuối cùng mất răng là việc không thể tránh khỏi.

Chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng

Để điều trị tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng, nguyên tắc đầu tiên là phải loại bỏ được yếu tố nguy cơ, sau đó tùy thuộc và tình trạng ê buốt mà có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị phù hợp.

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tốt nhất nên nói về vấn đề của mình, nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ kê loại thuốc uống hoặc bôi để giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng.

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều thuốc dạng gel và dạng thuốc tại các nhà thuốc nhằm hỗ trợ giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo đúng hướng dẫn. Không nên tự ý quyết định tăng hay giảm liều lượng thuốc hoặc gel để bôi lên, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Mẹo dân gian giúp giảm ê buốt sau khi lấy cao răng

Trong trường hợp cơn đau buốt, ê nhức khó chịu mà bạn chưa kịp đi nha khoa. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mẹo dân gian từ những nguyên liệu trong căn bếp của bạn.

  • Trà xanh: Trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Vì thế, sử dụng lá trà xanh bằng cách nhai một vài lá trà trong 5 phút sau đó súc miệng bằng nước sạch sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh nhất.
  • Gừng tươi làm giảm ê buốt răng: Gừng tươi có công dụng giảm ê buốt răng tương tự. Bạn hãy đập dập miếng gừng vừa phải và cắn lên chỗ răng bị ê buốt. Để như thế cho đến khi hết thấy đau nhức.
  • Nước muối sinh lý: Nên mua dung dịch nước muối sinh lý tại nhà thuốc bởi mức độ mặn vừa phải, không nên tự pha tại nhà do nước muối tự pha có thể pha sai nồng độ cồn và nước muối có thể không đảm bảo vô trùng. Lấy nước muối và ngậm súc miệng trong vòng 5 phút, ngày thực hiện 3-4 lần cũng là cách đơn giản để giảm ê buốt sau khi lấy cao răng.

    Trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng
    Trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng

Lưu ý để giảm bị ê răng sau khi lấy cao răng

Những tác nhân gây ra tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về việc lấy cao răng và chăm sóc răng miệng dưới đây:

  • Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần để tránh tình trạng cao răng lan xuống nướu gây viêm nướu.
  • Không dùng tay hay vật nhọn để cố gắng cạo vôi răng ra khỏi răng, việc này cần được thực hiện tại nha khoa với có bác sĩ chuyên môn. 
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm hay hại men răng và màu răng như nước ngọt có gas, đồ ăn nhiều đường, đồn ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cứng.
  • Bỏ dần thói quen xấu gây hại cho răng như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, dùng răng xé đồ thay kéo.
  • Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng và việc đánh răng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám mềm, kéo dài thời gian tái bám của cao răng.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng định kỳ cho bản thân và gia đình. Đây là yếu tố đặc biệt để giúp bạn có hàm răng luôn chắc khỏe và bớt đi nỗi lo về những biến chứng sau khi lấy cao răng.

    Một số thực phẩm tốt cho răng
    Một số thực phẩm tốt cho răng

Để hạn chế những tổn thương không đáng có cho răng, chúng ta cần thực hiện việc chải răng lông mềm, nên chải theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng. Trên đây là những nội dung chi tiết về tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng. Lời khuyên chân thành nhất là bạn nên đến nha khoa khám khi răng có dấu hiệu ê buốt.

Đừng bỏ lỡ:

Cập nhật lúc: 9:07 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và quy trình mọc răng ra sao?

Răng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như thẩm mỹ của con người. Không chỉ đảm bảo chức năng nhai, phát âm, răng còn giúp tạo...

Lá húng quế chữa sâu răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Lá húng quế chữa sâu răng là một trong những cách lưu truyền phương pháp chữa sâu răng bằng dân gian ngay tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả....

Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh nếu không được chữa trị sớm...

7 Biến Chứng Sau Nhổ Răng Tuyệt Đối Không Được Chủ Quan

Biến chứng sau khi nhổ răng hoàn toàn có thể xảy ra và gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng vì nhiều lý do khác nhau. Do đó,...

Trồng Răng Hàm: Phương Pháp Thực Hiện, Chi Phí Và Các Lưu Ý

Trồng răng hàm là kỹ thuật nha khoa giúp bạn cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ, tình trạng ăn nhai nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Do...

Vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan ho nhiều

Lệch Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Lệch hàm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động ăn nhai. Đáng chú ý, đây còn là một trong những yếu tố...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *