viêm lợiViêm lợi trùm là một dạng biến chứng thường gặp có liên quan tới quá trình phát triển răng khôn. Một số trường hợp, lợi trùm có thể gây viêm sưng, đau đớn cho người bị. Vậy cụ thể lợi trùm viêm là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả như thế nào?
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm được biết đến là một loại bệnh lý răng miệng, xuất hiện trong quá tình người bệnh mọc răng khôn. Đây là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ bên trên bề mặt răng khôn, làm cho răng khôn bị mắc kẹt lại và ngăn cản quá trình răng khôn phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lợi trùm bị sưng viêm gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe răng miệng.
Khi lợi trùm sưng viêm, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, khó chịu, có khi lên cơn sốt đến mấy ngày. Tình trạng đau đớn này sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Lợi trùm viêm là một trong những biến chứng do hiện tượng mọc răng khôn gây ra. Sau khi hàm răng đã mọc đầy đủ, răng khôn mới bắt đầu phát triển, nó là chiếc răng mọc cuối cùng khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.
Khi bị viêm lợi, các vụn thức ăn dễ dàng bám vào và tích tụ trong kẽ lợi và răng. Thông thường, nếu không có vi khuẩn tấn công, phần lợi sẽ phục hồi từ 3-4 ngày. Việc vệ sinh răng lợi lúc này cũng trở nên khó khăn hơn. Khi các vụn thức ăn này bám lâu trong kẽ răng sẽ cùng axit trong nước bọt tạo nên vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm khiến lợi sưng phồng. Nếu không điều trị kịp thời, viêm lợi trùm sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Viêm lợi trùm có mủ chính là sự nhiễm trùng do vi khuẩn khiến nướu hình thành bọc mủ làm sưng các mô quanh thân và chân răng. Phần thức ăn dư thừa kẹt vào chân răng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn làm tổ và xâm nhập vào phần nướu thông qua các tổn thương do răng khôn mọc lên đâm vào nướu.
Dấu hiệu nhận biết lợi trùm bị viêm
Dấu hiệu nhận biết lợi trùm viêm gần như trùng khớp với những dấu hiệu mọc răng khôn. Bằng mắt thường, chúng ta có thể phát hiện ra bệnh lợi trùm sưng viêm. Bạn có thể nhận biết được tình trạng viêm lợi trùm thông qua những biểu hiện sau:
- Lợi sưng đỏ: Đây là biểu hiện thường gặp phải khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng. Phần lợi trùm trên chiếc răng khôn bị sưng phồng và tấy đỏ. Khi ấn vào phần lợi trùm, bạn sẽ thấy đau đớn. Có thể thấy chảy nước và mủ.
- Đau răng: Đối với tình trạng lợi bị trùm viêm có mủ, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ở răng. Cảm giác đau sẽ kéo dài, thậm chí nuốt nước bọt hay há miệng đều đau điếng. Lợi trùm khi bị viêm nặng sẽ gây viêm ảnh hưởng quanh thân răng và hàm.
- Sốt và nổi hạch: Khi lợi trùm bị viêm và có mủ, bạn sẽ có thể bị sốt. Phần góc hàm bị sưng và có xuất hiện hạch ở vùng cổ. Đây là những biểu hiện chứng tỏ sự viêm nhiễm.
- Chảy nước miếng: Lợi trùm bị viêm và sưng to khiến bạn có thể khó có thể bị ngậm miệng như bình thường. Khi đi ngủ sẽ thấy xuất hiện tình trạng nước miếng bị chảy và có mùi hôi khó chịu.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi trùm sưng viêm
Viêm lợi trùm là một trong những biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Răng khôn số 8 nằm ngầm bên trong xương hàm và mọc lên sau cùng ở độ tuổi 17-25 tuổi. Khi đó, hàm răng đã mọc gần như hoàn thiện nên không đủ chỗ trống cho răng mọc khiến chúng mọc sát vào trong cùng và bao hàm phần lợi gây ra lợi trùm răng khôn.
Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong xương không chỉ gây lợi trùm viêm mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như mất răng số 7, u nang răng khôn, nhiễm trùng nướu.
Ngoài ra, do hình dạng và góc mọc của răng khôn mà nó khó được làm sạch hơn. Thực phẩm và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt giữa răng và nướu lâu ngày kết hợp với axit nước bọt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và tấn công gây viêm lợi trùm.
Một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong và xung quanh răng khôn. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể lan sang các khu vực khác của miệng và đầu. Một số loại vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng răng bao gồm: Liên cầu khuẩn, Actinomyces, Peptostreptococcus, Prevotella, Vi khuẩn Fusobacterium, Vi khuẩn tổng hợp…
Viêm lợi trùm bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không?
Các biểu hiện của lợi trùm bị viêm không khỏi hoàn toàn mà sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu vì thế mà không điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm lợi có nguy hiểm không?
Viêm nướu hoại tử lở loét
Vi khuẩn tấn công khiến nướu bị viêm nhiễm nặng, hủy hoại mô nha chu, ổ mủ tích tụ lâu ngày tiết ra các chất axit làm mòn men răng, lợi và răng suy yếu khiến răng khôn dưới nướu lung lay, gây đau nhức dữ dội. Nhiễm trùng nặng còn lây lan, gây hư hại các răng cận kề.
Ảnh hưởng răng số 7
Vì không thể trồi lên, phải mọc ngầm cộng thêm tình trạng viêm nhiễm nên răng khôn sẽ ép vào răng số 7 bên cạnh, làm tiêu một phần thân và chân răng. Nếu tình trạng này kéo dài, răng số 7 sẽ bị hủy hoại, không thể giữ lại được.
Gây u, nang xương hàm
Nhiễm trùng quanh thân răng, tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành khối y trong chương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm.
Rối loạn về phản xạ và giác quan
Răng khôn mọc ngầm bên dưới chèn ép vào dây thần kinh ở mặt nên gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Nó còn có thể gây hội chứng giao cảm: đau một mặt bên phải, phù, đỏ quanh ổ mắt.
Thực tế có trường hợp viêm lợi trùm tự khỏi khi răng khôn mọc đúng vị trí, phát triển bình thường. Với trường hợp này thì lợi trùm bị sưng viêm rất khó xác định được thời gian cụ thể. Thường thì viêm lợi trùm xảy ra trong một thời gian khi răng vẫn nằm trong nướu, khi răng mọc lên bề mặt nướu thì tình trạng viêm lợi sẽ chấm dứt, nướu lợi sẽ hết sưng và khỏe mạnh như bình thường.
Trong trường hợp phần lợi bị viêm và sưng nhẹ do răng khôn mọc. Đồng thời, phần viêm lợi không bị nhiễm trùng, phần lợi viêm sẽ hoàn toàn có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Tuy nhiên, một điều chắc chắn, phần lợi trùm này sẽ tiếp tục bị sưng và viêm trở lại trong tương lai.
Lý do bởi vì răng khôn sẽ tiếp tục phát triển. Khi phần lợi bị hở ra một phần trên bề mặt răng khôn, đây sẽ trở thành nơi bị kẹt thức ăn. Từ đó vi khuẩn sẽ gây viêm cho phần lợi này.
Cách điều trị lợi trùm bị viêm
Viêm lợi trùm gây khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng đồng thời thức ăn dễ bám vào kẽ lợi, lâu dần thành viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến u nang xương hàm do nhiễm trùng quanh thân răng. Vì vậy, để lợi trùm cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn.
Viêm lợi uống thuốc gì?
Tùy tình trạng viêm lợi trùm mà các bác sĩ sẽ gợi ý bệnh nhân sử dụng thuốc trị viêm lợi. Trong trường hợp lợi trùm bị sưng viêm, tấy đỏ, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Khi lợi trùm bị viêm mủ, các bác sĩ sẽ chọn cho bạn sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Sau khi phần lợi trùm tiêu viêm và ổn định, chúng ta mới có thể điều trị lợi trùm bị viêm triệt để.
Kháng sinh điều trị viêm lợi được coi là phương pháp đơn giản giúp giải quyết tạm thời tình trạng viêm lợi. Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ kê kháng sinh khoảng 5 ngày. Sau 5-7 ngày tình trạng lợi sẽ ổn định. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời chữa viêm lợi. Tình trạng này có thể quay lại.
Ngoài ra, một số loại thuốc mà bác sĩ sẽ kê cho bạn khi bị lợi trùm bị sưng viêm gồm:
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, giảm nhiễm trùng đồng thời giúp hạ sốt như spiramycin…
- Thuốc giảm đau: Sẽ làm giảm các cảm giác đau nhức, khó chịu như paracetamol, aspirin, ibuprofen…
- Thuốc chống phù nề: Có tác dụng giảm phù nề, đau nhức, cứng hàm như alphachymotrypsin.
- Thuốc hỗ trợ điều trị toàn thân như amoxicillin, penicillin
Lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy, bạn có tiền sử về dạ dày đừng quên lưu ý với bác sĩ nhé.
Mẹo giảm đau nhức lợi trùm sưng viêm tại nhà
Các vật liệu có sẵn trong nhà bếp như tỏi, đinh hương sẽ là thuốc chữa hữu hiệu cho bệnh lý viêm lợi, giảm đau nhức và sưng đỏ.
- Tỏi: Trong tỏi có thành phần kháng khuẩn, giảm sưng viêm, vì vậy có thể áp dụng để điều trị lợi trùm sưng viêm nhanh chóng ngay tại nhà. Mỗi khi đau nhức hãy sử dụng hỗn hợp tỏi và muối đã được nghiền nát thoa lên vùng viêm lợi từ 2-5 phút và sẽ không thấy đau nhức nữa.
- Rửa nước muối: Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể giảm vi khuẩn. Đôi khi sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu bị vỡ xung quanh răng có thể giúp điều trị nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu. Để làm nước muối rửa sạch, bạn có thể hòa tan một vài muỗng muối vào một cốc nước vừa mới đun sôi. Khi nước đã nguội một chút, dùng dung dịch này để súc miệng trong vài phút, sau đó nhổ bỏ. Nên súc miệng bằng nước muối hai hoặc ba lần, hoặc đến khi cơn đau bắt đầu giảm.
- Đinh hương: Nhiều nghiên cứu chỉ ra đinh hương có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tại chỗ hiệu quả nhờ tác dụng gây tê tại chỗ của nó. Để thử phương pháp khắc phục tại nhà này, bạn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương hoặc đinh hương tươi. Cách sử dụng rất đơn giản, đặt đinh hương lên vùng răng khôn gây đau, giữ nó tại chỗ bằng cách đóng hàm lại, giữ nguyên đến khi cơn đau giảm đi.
- Hành tây: Một nghiên cứu 2007 cho thấy hành tây có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn khá nhanh. Để sử dụng hành tây như một phương thuốc tại nhà, bạn nên cắt một miếng hành tây, nhai hàng tây ở bên miệng có răng đau, tiếp tục nhai trong vài phút cho đến khi giảm đau và sau đó nhổ hành tây.
Với tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi đang cho con bú, các mẹ có thể áp dụng những cách này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Những phương pháp trị lợi trùm sưng viêm bằng nguyên liệu tại nhà có ưu điểm nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tuy nhiên bạn cần phải kiên nhẫn khi áp dụng các phương pháp này.
Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm là một tiểu phẫu nhỏ được sử dụng trong nha khoa giúp loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, các nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật này. Cắt lợi trùm sẽ giúp giải phóng không gian và tạo điều kiện cho răng khôn tiếp tục mọc lên.
Khi thực hiện cắt lợi trùm, các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi cần loại bỏ. Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng Laser để cắt mặt trong, mặt ngoài và loại bỏ phần gốc lợi trùm. Cảm giác đau, sưng và rỉ máu nhẹ là điều không thể tránh khỏi sau khi cắt lợi trùm. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng về hậu phẫu. Thông thường, sau khoảng 1-2 tuần phần lợi hoàn toàn bình phục.
Việc cắt lợi trùm không mấy quá khó khăn nhưng có nguy cơ tái phát, vì vậy khi tái phát bác sĩ có thể cân nhắc khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn. Tuy nhiên trong trường hợp nếu răng khôn mọc lệch, mọc bất thường thì việc cắt lợi trùm lại không có hiệu quả. Vì khi cắt bỏ phần lợi trùm sẽ vẫn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy, gây ảnh hưởng đến kết cấu răng xung quanh.
Nhổ răng khôn
Loại bỏ răng không được biết đến là phương pháp hữu hiệu nhất giúp giải quyết tình trạng lợi trùm bị viêm. Nhổ răng khôn sẽ đảm bảo tình trạng viêm lợi không quay lại nữa. Không chỉ điều trị dứt điểm viêm lợi, việc loại bỏ răng sẽ giúp phần hàm có thêm khoảng trống để giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn chính là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích trong việc điều trị lợi trùm bị viêm.
Vì vậy, nhổ răng khôn được xem là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích trong việc điều trị lợi trùm bị viêm.
Viêm lợi trùm nên ăn gì?
Khi lợi trùm sưng viêm, bạn nên bổ sung và hạn chế một số thực phẩm sau để tránh tình trạng răng viêm nhiễm nặng hơn.
Những thực phẩm nên ăn
- Những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: rau xanh, các loại quả mềm như bơ, chuối…
- Trà xanh: Trong trà xanh có chứa Polyphenols. Đây là chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.
- Các thực phẩm giàu canxi và các khoáng chất khác như: thịt, cá trứng, sữa…
- Nên bổ sung những thực phẩm dạng mềm như cháo, súp để hạn chế các tác động lên phần lợi bị viêm.
Những thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch các mảng bám và vết bẩn mắc kẹt bên trong khoang miệng. Đồng thời chúng giúp tiết ra nước bọt nhiều hơn, hỗ trợ khắc phục chứng khô miệng. Vì thế ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ ngăn ngừa và điều trị hiệu quả về bệnh nướu răng.
Lợi trùm viêm nên kiêng gì?
Để tránh viêm nhiễm nặng thêm, bạn nên tránh một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, bánh quy…
- Thực phẩm nhiều axit như cam, chanh, soda, nước ngọt…
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt…
- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh…
- Thực phẩm có tính kích thích như cà phê, rượu, bia, chè đặc, thuốc lá…
Đường và axit có trong thực phẩm sẽ khiến vết viêm thêm phần nghiêm trọng, lở loét và lan sang những vùng khác. Ngoài ra, người bị nên tránh các thực phẩm khiến miệng bị khô bởi vì trường hợp này sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh hơn và bệnh trở nên xấu đi.
Lưu ý khi khi chăm sóc lợi trùm viêm
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ giúp bạn chăm sóc tốt cho khoang miệng khi bị viêm lợi mà còn giúp bạn bảo vệ và phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng. Hãy thiết lập nó thành thói quen để bạn thực hiện thường xuyên mỗi ngày:
- Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Súc miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
- Sử dụng chỉ nha khoa 1 ngày 1 lần để loại bỏ sạch sẽ thức ăn dư thừa lưu trú tại các kẽ răng.
- Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần: Lông bàn chải bị mòn giúp loại bỏ ít mảng bám hơn.
Trên đây là những chia sẻ hết sức chi tiết về tình trạng viêm lợi trùm, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Mong bạn sẽ nhanh chóng áp dụng đúng cách và sớm tạm biệt tình trạng này.
Cập nhật lúc: 1:31 AM , 15/03/2023