Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục răng ê buốt sau khi bọc sứ

Bọc răng sứ sẽ giúp cải thiện được những khiếm khuyết và mang lại thẩm mỹ cao trong vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng ê buốt sau khi bọc sứ chưa tìm ra nguyên nhân là do đâu. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về vấn đề này. 

Nguyên nhân bị răng ê buốt sau khi bọc sứ

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt:

Nền răng yếu

Trong quá trình điều trị bệnh, bước mài răng là bước bắt buộc trong quá trình bọc răng sứ. Nếu nền răng của người bệnh yếu, việc mài răng khiến răng của bạn gặp phải những tổn thương nghiêm trọng; khiến cho việc ăn uống và nhai thức ăn với tác động mạnh sẽ khiến răng dẫn đến tình trạng bị ê răng sau khi bọc sứ.

Điều trị tủy không dứt điểm

Thông thường, trước khi bọc răng sứ các bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn đang ở mức độ nào, từ đó có thể phát hiện bệnh và điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, nếu việc khám và điều trị qua loa hoặc thậm chí không điều trị chữa tủy, lấy tủy không dứt điểm sẽ khiến cho vi khuẩn còn lưu lại. Sau một thời gian bọc mão răng sứ sẽ gây nên hiện tượng bệnh nhân đau nhức răng trở lại và cảm thấy khó chịu sau mỗi lần ăn uống.

Bác sĩ sẽ điều trị tủy dứt điểm cho bệnh nhân
Bác sĩ sẽ điều trị tủy dứt điểm cho bệnh nhân

Kỹ thuật không chính xác

Với các thao tác thực hiện trong quá trình bọc răng sứ đều rất quan trọng và chi tiết. Từ công đoạn mài răng vừa đủ đến đo dấu răng, dấu hàm răng chuẩn xác hay thiết kế răng sứ sao cho phù hợp với từng bệnh nhân đều ảnh hưởng đến hàm răng của bạn. Nếu mài răng quá nhiều, ảnh hưởng đến răng thật hay việc thiết kế răng sứ có kích thước không khớp sẽ gây chèn ép cùi răng, vướng cộm và đau thái dương hàm ngay cả khi ăn, nhai.

Ngoài ra việc lấy dấu hàm và thử răng sứ sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần nên hiện tượng răng ê sau khi bọc sứ cũng tác động vào răng thật và nướu của người bệnh.

Điều trị sâu răng và nha chu chưa triệt để

Trong quá trình khám răng, nếu bác sĩ không làm sạch những vết sâu răng trước khi bọc sứ, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công gây ra tình trạng bị viêm tủy. Trong trường hợp nặng hơn và không được điều trị kịp thời sẽ gây hỏng răng.

Nha chu cũng vậy, nếu không được điều trị triệt để sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến răng và nướu. Do đó, trước khi bọc răng sứ các bác sĩ nên quan sát và thăm khám kĩ càng, tránh trường hợp xảy ra những bệnh lý nghiêm trọng hơn sau khi bọc răng sứ.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ do tổn thương khớp cắn

Bị ê răng sau khi bọc sứ một phần cũng do tổn thương khớp cắn hay còn được gọi là sang chấn khớp cắn. Trong quá trình chỉnh nha khớp cắn của người bệnh không được điều chỉnh tốt, gây ra chênh lệch khớp cắn giữa hai hàm trên và dưới. Kết quả khi ăn uống việc nhai thức ăn sẽ bị va đập và lực nhai sẽ dồn trọng tâm lên chân răng gây ra tình trạng ê buốt.

Những cơn đau buốt xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn sáng. Thậm chí cơn đau cũng có thể lan lên đầu, má và gây sốt đối với từng thể trạng của người bệnh.

Bị ê răng sau khi bọc sứ một phần cũng do tổn thương khớp cắn
Bị ê răng sau khi bọc sứ một phần cũng do tổn thương khớp cắn

Chế độ ăn không phù hợp khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ

Hiện tượng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt có thể xảy ra nếu sau khi thực hiện quá trình bọc răng bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc ăn uống như bình thường, sử dụng những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai hay vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công sâu vào răng sứ gây ra những bệnh lý về răng miệng khác.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân không tham khảo và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ dẫn đến tình trạng lựa chọn cho mình loại răng sứ kém chất lượng. Loại răng sứ không đủ tốt sẽ dễ bị mài mòn và không thể cách nhiệt. Nếu khi ăn đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dẫn đến bị ê răng sứ hoặc độ bám dính bị kém và dễ rơi ra ngoài.

Xem thêm: Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cách khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ

Đây là tình trạng không ai mong muốn khi gặp phải tình trạng răng ê sau khi bọc sứ. Vì vậy, bạn không nên quá hoang mang bởi có rất nhiều cách khắc phục, cụ thể như:

Xây dựng chế độ chăm sóc và vệ sinh sau khi răng bọc sứ

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng khoa học sẽ giúp làm tăng tuổi thọ của răng và phòng ngừa những tác nhân gây hại không đáng có khi làm răng sứ. Bạn cần chú ý:

  • Tái khám theo chỉ định của các bác sĩ nha khoa để có thể kiểm tra chất lượng của răng hoặc kịp thời phát hiện những sai sót trong vấn đề chỉnh nha.
  • Sau khi bọc răng sứ không được nghiến răng, cắn móng tay, cắn chặt răng,…
  • Không được ăn hoặc nhai những thực phẩm quá cứng như đá, kẹo cứng, các loại hạt,…
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng. Đồng thời nên nhớ thời gian đi cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần.

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chứa hoạt chất gây tê nhẹ ở ngưỡng an toàn, giúp giảm những cơn đau buốt cho răng. Bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ theo đơn thuốc được kê và tái khám theo đúng lịch hẹn để đánh giá mức độ của tình trạng răng miệng hiện tại.

Sử dụng gel làm mát cho răng bọc sứ

Trong quá trình mài răng quá nhiều, cách khắc phục tạm thời cho người bệnh là sử dụng gel làm mát theo chỉ định của bác sĩ có bán tại các hiệu thuốc lớn. Tuy nhiên, cần tránh mua phải hàng giả hay sử dụng không đúng liều lượng như bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không nên tự ý mua gel làm mát để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt.

Lắp lại mão sứ cho vừa khít giúp ngăn ngừa răng ê buốt sau khi bọc sứ

Với kỹ thuật bọc răng sứ sai cách khiến cho răng mới lắp bị kênh cộm khiến người bệnh có cảm giác nhai không được thật. Lúc này, bệnh nhân có thể đến cơ sở nha khoa y tế để thăm khám và các bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ, có thể mài thêm cùi răng và tiến hành điều chỉnh sao cho răng sứ mới có thể vừa khít với viền nướu và không còn tình trạng khó khăn khi nhai.

Ngoài ra, nếu cơ địa bị dị ứng với kim loại hay không phù hợp với chất liệu răng sứ cũ, bạn có thể đến cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn những giải pháp bọc chụp răng sứ bằng loại răng toàn sứ. Vì cấu tạo bởi sứ nguyên chất nên răng toàn sứ sẽ đảm bảo an toàn và thân thiện với mô nướu cũng như khoang miệng của từng người.

Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này
Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này

Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Việc chăm sóc răng miệng vô cùng quan trọng để tránh tình trạng bị ê răng sau khi bọc sứ. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn bảo vệ răng an toàn và hiệu quả để có hàm răng khỏe đẹp.

Vệ sinh răng hàng ngày

Vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến độ bền của răng sứ vì vậy bạn cần chú ý trong việc vệ sinh thật kỹ sau khi bọc sứ để kéo dài tuổi thọ cho hàm răng. Cân tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định dưới đây:

  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp theo hướng dẫn của nha sĩ. Đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút mỗi ngày và vệ sinh kỹ vùng kẽ răng để tránh tồn tại những mảng bám còn sót lại trên thân răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng hôi miệng và làm mất màu răng.
  • Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng có nồng độ phù hợp.
  • Lấy cao răng thường xuyên để tránh tình trạng sức khỏe răng miệng làm ảnh hưởng tới chân răng bọc sứ.

Chế độ ăn uống hợp lý

Mặc dù răng sứ có độ bền và cứng hơn răng tự nhiên rất nhiều nhưng về độ dẻo dai không bằng răng thật. Chính vì thế trong chế độ ăn uống cần chú ý tránh những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai làm ảnh hưởng tới độ bền của răng sứ.

Những đồ ăn cứng thường phải sử dụng một lực mạnh để cắn cũng như các thứ ăn dai khiến hàm răng phải hoạt động nhiều khiến cho lực ma sát giữa răng và thức ăn làm tổn thương đến cùi răng dễ gây nguy cơ sứt, mẻ hoặc vỡ răng sứ.

Người bệnh cần chú ý nên sử dụng lực cân bằng khi nhai sẽ giúp cho quá trình ăn uống thuận lợi và hạn chế tối đa sự sai lệch và làm tổn thương đến răng sứ.

Khuyến khích nên sử dụng những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và bổ sung các chất có lợi cho sức khỏe cũng như nhẹ nhàng trong quá trình ăn nhai để có một hàm răng chắc khỏe.

Tái khám định kỳ

Thông thường sau khi bọc răng sứ, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ nha khoa và thực hiện lấy cao răng cũng như kiểm tra độ khít của răng sứ và cùi răng, viền nướu. Nếu phát hiện ra bất kỳ những vấn đề gì bất thường khiến răng sứ bị sứt, mẻ, gãy,… bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc về việc răng ê buốt sau khi bọc sứ và các phương pháp khắc phục được tình trạng này. Nếu như bạn đang bị ê răng sau khi bọc sứ thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời. Đừng để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.

Cần có một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý
Cần có một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc về việc răng ê buốt sau khi bọc sứ và các phương pháp khắc phục được tình trạng này. Nếu như bạn đang bị ê răng sau khi bọc sứ thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời. Đừng để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 6:26 AM , 15/03/2023

Tin liên quan

Bị viêm lợi nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Thực đơn lành mạnh dành cho người viêm lợi

Một trong những nguyên nhân hình thành tình trạng viêm lợi là do chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Do đó, nếu bạn xây...

Viêm lợi sưng má phải làm gì? Phương pháp chữa trị ra sao?

Viêm lợi sưng má là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người. Người bệnh khi bị viêm lợi sưng má gây đau nhức, mất thẩm mĩ đồng thời khiến...

Bệnh nhân bị các vi khuẩn, nấm và các dị nguyên tấn công

Có nên nhổ răng sữa lung lay? Những điều cha mẹ cần biết

Một trong những thắc mắc của các bậc phụ huynh liệu có nên nhổ răng sữa lung lay cho bé hay không? Đây là một trong những thông tin hết...

Môi Trề Là Gì? Nên Khắc Phục Bằng Những Biện Pháp Nào?

Môi trề là dáng môi có kích thước lớn, viền môi nhô ra ngoài nhiều gây mất thẩm mỹ. Đa phần những người sở hữu đôi môi này đều cảm...

Đau dạ dày khiến người bệnh đau đớn, khó chịu có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Giải đáp chi tiết: Sâu răng có thi quân đội được không?

Sâu răng có thi quân đội được không là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Đối với ngành quân đội thì việc xét...

Viêm lợi nổi hạch, triệu chứng tuyệt đối không được chủ quan

Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng sẽ phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *