Đau Răng Uống Panadol Được Không? Cách Dùng Hiệu Quả Và An Toàn

Panadol là một trong những loại thuốc phổ biến và nổi tiếng trên thị trường nhờ công dụng giảm đau hạ sốt hiệu quả. Vậy đau răng uống Panadol được không và sử dụng thế nào mới đúng? Thông tin này sẽ được Vietmec giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Panadol là thuốc gì?

Trước khi muốn biết Panadol có giảm đau răng không thì bạn cần nắm rõ được những thông tin cơ bản về thuốc này.

Panadol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt hữu hiệu. Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, làm giãn mạch để tăng tỏa nhiệt và lưu lượng máu ngoại biên. Tuy nhiên, Panadol chỉ phù hợp với các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, có kèm theo biểu hiện sốt hoặc không.

Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến
Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến

Thành phần:

  • Paracetamol (500mg).
  • Caffeine (65mg).

Chỉ định: Panadol được chỉ định cho người bệnh có triệu chứng:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Đau răng khôn, răng hàm, đau họng.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau cơ bắp và xương khớp.
  • Triệu chứng sốt và đau sau khi tiêm phòng.

Panadol là dược phẩm vô cùng phổ biến và nổi tiếng trên thị trường. Từ khi ra đời, thuốc đã có mặt tại hầu hết các hiệu thuốc, trạm y tế trên toàn quốc. Đáng chú ý, Panadol không gây nghiện khi sử dụng nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi bị đau răng uống Panadol được không?

Đau nhức răng uống Panadol được không là nỗi băn khoăn của nhiều người. Bởi trên thực tế, ai cũng mong muốn tìm được một giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí để khắc phục cảm giác khó chịu này.

Theo thống kê sơ bộ, có tới 80% người dân Việt đã vàng đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay mòn cổ chân răng… Đi kèm với các bệnh lý trên là cơn đau nhức, ê buốt răng kéo dài. Điều này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến việc ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Xem thêm:

Đau răng uống panadol được không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Đau răng uống panadol được không là thắc mắc chung của rất nhiều người

Vậy khi bị đau răng uống Panadol được không? Câu trả lời của các chuyên gia răng miệng là có. Trước khi có thời gian tới nha khoa thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây đau răng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Panadol để ức chế cảm giác khó chịu tạm thời. Thành phần Paracetamol sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhờ vậy mà cơn đau răng sẽ biến mất nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, thuốc Panadol chỉ có tác dụng ức chế cơn đau nhức trong khoảng vài giờ sau khi sử dụng. Còn nếu muốn điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn bắt buộc phải hẹn gặp bác sĩ nha khoa.

Những đối tượng không nên dùng Panadol trong bất cứ trường hợp nào, kể cả đau răng là:

  • Người bị sốc tim, suy tim.
  • Người mắc phải hội chứng Raynaud.
  • Người có nhịp xoang chậm.
  • Người bị blốc nhĩ thất độ II và III.
  • Bệnh nhân hen phế quản, nhược cơ.
  • Panadol không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi trong bất cứ trường hợp nào, kể cả lúc bé bị đau răng.

Cách uống Panadol giảm đau răng hiệu quả

Như vậy, bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc đau răng uống Panadol được không. Vậy cách dùng loại thuốc này như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

Hãy chú ý đến liều lượng Panadol khi sử dụng để đảm bảo an toàn
Hãy chú ý đến liều lượng Panadol khi sử dụng để đảm bảo an toàn

Panadol là thuốc không cần kê đơn. Bởi vậy mà bạn có thể sử dụng thuốc này đúng như hướng dẫn được nhà sản xuất in trên bao bì hoặc dược sĩ. Thông thường, để giảm đau răng, cách dùng và liều dùng Panadol sẽ như sau:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống khoảng 500 – 1000mg/lần, mỗi lần uống cách nhau trong vòng 4 – 6 giờ. Tuyệt đối không sử dụng quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 6-11 tuổi: Uống Panadol với liều lượng 250-500mg/lần, mỗi lần cách nhau trung bình 4-6 giờ.

Chú ý: Panadol nên được sử dụng sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút. Uống thuốc cùng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau răng.

Một số lưu ý khi dùng Panadol extra để giảm đau răng

Khi uống Panadol giảm đau răng hàm, răng khôn bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không uống Panadol chữa đau răng quá 6 ngày. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và tổn thương gan.
  • Tuân thủ đúng liều lượng dùng Panadol in trên bao bì sản phẩm hoặc chỉ định của dược sĩ.
  • Panadol khi kết hợp với thuốc chống co giật có thể gây hại cho sức khỏe của gan.
  • Không được sử dụng chung Panadol với thuốc giảm huyết áp. Bởi nó có thể gây tăng huyết áp hoặc hạ nhiệt đột ngột.
Không dùng Panadol chung với thuốc hạ huyết áp
Không dùng Panadol chung với thuốc hạ huyết áp
  • Bạn không dùng Panadol với các thuốc có chứa thành phần paracetamol khác.
  • Trong một số trường hợp, sau khi uống Panadol, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng phụ là giảm tiểu cầu, rối loạn máu, phát ban, phù nề cơ thể.
  • Người dị ứng với thành phần paracetamol, mắc các bệnh lý về gan, thận hay nghiện rượu thì không nên sử dụng Panadol để giảm đau răng.
  • Chỉ dùng thuốc Panadol khi bạn cảm thấy cơn đau quá dữ dội và vượt quá sức chịu đựng.
  • Panadol trên thực tế chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Bởi vậy muốn điều trị dứt điểm tình trạng đau răng, bạn hãy sắp xếp thời gian nên tới nha khoa sớm nhất có thể.

Như vậy với những thông tin trên, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc đau răng uống Panadol được không. Mặc dù có thể sử dụng, nhưng bạn hãy chú ý đến liều lượng và cách dùng thuốc này để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng đừng quên tới gặp bác sĩ nha khoa để điều trị dứt điểm gây đau nhức răng.

Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em: #6 Thuốc Cho Hiệu Quả Nhanh

Đau răng là tình trạng dễ gặp phải ở trẻ em do thói quen sinh hoạt không khoa học và nhiều lý do khác. Khi những cơn đau nhức răng...

Thuốc Dentanalgi Là Gì? Sử Dụng Để Trị Đau Răng Có Tốt Không?

Khi bị đau răng, một trong những loại thuốc được nhiều người áp dụng để giảm cảm giác khó chịu này là thuốc Dentanalgi. Vậy đây là loại thuốc gì,...

Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Phương Pháp Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thực tế cho thấy, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải triệu chứng ê buốt răng. Nó có thể xảy ra khi bạn ăn uống các thực phẩm...

Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký Sinh Trùng Là Bệnh Gì?

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng liệu có phải là bệnh lý không? Tại sao khi được chẩn đoán lại khiến cho không ít người rơi vào...

Cách Ngâm Rượu Cau Chữa Đau Răng Tại Nhà Như Thế Nào?

Cách ngâm rượu cau chữa đau răng tại nhà đã có từ lâu đời bởi trong cau có chứa nhiều dưỡng chất kháng viêm tốt. Cách này được áp dụng...

Cách Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả, Mới Nhất 2023

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, do thói quen ăn uống và chế độ vệ sinh răng miệng không đảm...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *