Rối loạn cương dương: Hiểu đúng về bệnh và hướng điều trị chuẩn

Rối loạn cương dương là bệnh sinh lý xảy ra ở nam giới, mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại khiến đàn ông mất tự tin, phong độ với người bạn đời của mình. Việc phát hiện và điều trị sớm là cần thiết nếu không sẽ là nỗi ám ảnh thường trực của nhiều nam giới hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây.

  • Rối loạn cương dương là tình trạng nam giới không thể cương cứng dương vật hoặc thời gian cương cứng ít mặc dù đã kích thích tình dục
  • Một số biểu hiện điển hình như: Mất nhiều thời gian để cương cứng, độ cương cứng không đủ, thời gian cương cứng ngắn, không thể kiểm soát, không thể cương cứng
  • Tuổi tác, tâm lý, lạm dụng thủ dâm, sử dụng chất kích thích,.. cũng là lý do khiến cho nam giới mắc bệnh lý này
  • Bước đầu để chẩn đoán bệnh rối loạn cương dương là kiểm tra cơ quan tình duc, sau đó kiểm tra tâm lý, xét nghiệm nước tiểu, máu, cuối cùng là siêu âm mạch máu

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương (ED – Erectile Dysfunction) mô tả tình trạng dương vật không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng để tiến hành cuộc giao hợp trọn vẹn.

Việc cương cứng là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp diễn ra đồng điệu trong cấu trúc cơ thể của nam giới. Trong đó có sự tham gia của các hệ thống dây thần kinh, mạch máu, cấu trúc của dương vật,… Dương vật chỉ có thể căng cứng khi máu liên tục được đưa đến các thể hang, trường hợp có sự cản trở quá trình này sẽ khiến khả năng cương cứng bị rối loạn.

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh rối loạn cương dương

Theo báo VnExpress, nam giới trong độ tuổi 40 có khoảng 40% khả năng mắc chứng rối loạn cương dương, dù ở mức nhẹ, trung bình hoặc nặng. Và cứ 10 năm, rủi ro do bệnh này gây ra có thể tăng thêm 10% nếu không được điều trị kịp thời.

Còn theo thống kê ở Mỹ, có tới 50% đàn ông độ tuổi 40 – 70 mắc chứng rối loạn cương dương. Người ta cũng ước tính khoảng 150 triệu nam giới trên toàn thế giới bị rối loạn cương dương, trong đó có 40% nam giới bị rối loạn cương dương ở tuổi dưới 40.

Sau 2 năm kết hôn, ham muốn của tôi dành cho vợ gần như mất hoàn toàn, từ 20p, xuống 5p, xuống 2p, thậm chí tôi không thể s.e.x, việc gần gũi vợ đôi khi chỉ là … nghĩa vụ. Thật may tôi đã tìm ra cách nếu không thì một đời coi như bỏ... >>> XEM CHI TIẾT

Riêng tại Việt Nam, rối loạn cương dương ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa ngay cả với các trường hợp nam giới ở độ tuổi 18 – 20.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh

Triệu chứng rối loạn cương cương dương
Triệu chứng rối loạn cương cương dương

Nam giới bị rối loạn cương dương thường sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Nhu cầu khao khát về tình dục có xu hướng giảm.
  • Dương vật khó, hoặc không thể cương cứng khi tiến hành giao hợp.
  • Xuất hiện tình trạng dương vật cương cứng thất thường.
  • Dương vật tuy cương cứng được nhưng duy trì cương cứng không đủ lâu để quan hệ tình dục.
  • Cần nhiều sự kích thích để sự cương cứng của dương vật được duy trì.

Triệu chứng bạn đang gặp phải là gì?

Thăm khám ngay với chuyên gia nam khoa

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn có đang gặp triệu chứng dưới đây?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có 2 loại: Nguyên phát và Thứ phát.

Trong đó:

  • Rối loạn cương dương nguyên phát: được hiểu là người đàn ông chưa bao giờ đạt được khả năng cương cứng của dương vật. Loại này thường rất hiếm gặp, và gần như được xác định là do các yếu tố tâm lý tác động.
  • Rối loạn cương dương thứ phát: được hiểu là trước đây họ cương cứng bình thường nhưng bây giờ khó khăn khăn trong việc cương cứng dương vật. Đây là được xem là trường hợp phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương được xác định:

  • Do các vấn đề tâm lý tiêu cực, căng thẳng, sợ hãi, trầm cảm, sợ quan hệ tình dục,…
  • Do suy giảm nội tiết tố Testosterone.
  • Rối loạn vận chuyển mạch máu, cụ thể là chứng xơ vữa động mạch ở hang dương vật kết hợp với sự lão hóa làm giảm khả năng giãn động mạch, giãn cơ trơn thành mạch khiến cho lượng máu không được bơm đủ vào dương vật.
  • Rối loạn thần kinh: Hệ thống thần kinh bao gồm não, tủy sống và các dây thần kinh. Chúng phối hợp với nhau đảm bảo các xung điện được gửi tín hiệu qua lại giúp cơ thể cảm nhận, bao gồm cả dương vật.
  • Do sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh như đái tháo đường, u tuyến yên, suy tuyến sinh dục, bệnh xơ hóa vật hang hay còn gọi là bệnh peyronie, trầm cảm, an thần,…
  • Do gặp một số căn bệnh liên quan đến mạch máu như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,…
  • Do chấn thương ở dương vật và các khu vực xung quanh cũng có thể gây ra rối loạn cương dương. Bao gồm gãy dương vật, chấn thương xương chậu, xạ trị,…
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều các chất kích thích có khả năng gây nghiện như rượu, cà phê, nước có gas,… Hoặc ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… Nhóm thực phẩm này có thể ảnh hưởng, ức chế đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó gây tổn thương đến các mạch máu, gây ra tình trạng rối loạn cương dương.

Các yếu tố nguy cơ và rủi ro về bệnh

Các yếu tố nguy cơ rủi ro về bệnh
Các yếu tố nguy cơ rủi ro về bệnh

Nam giới tuổi càng cao, khả năng cương cứng dương vật có thể mất nhiều thời gian hơn. Và rất có thể họ cần chạm trực tiếp vào dương vật của mình nhiều hơn để có được sự cương cứng lâu hơn. Khi rối loạn cương dương không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đi kèm các yếu tố nguy cơ rủi ro về tâm sinh lý cũng như có thể sinh ra các bệnh khác.

Trong đó nguy cơ, rủi ro về bệnh rối loạn cương dương có thể bao gồm:

  • Đời sống tình dục không được đảm bảo, có thể là nguyên nhân chính gây xung đột mâu thuẫn hạnh phúc của vợ chồng.
  • Nam giơi lâm vào tâm lý căng thẳng và lo lắng kéo dài
  • Khả năng giúp bạn đời mang thai tỷ lệ thấp hơn
  • Suy giảm khả năng ham muốn tình dục: Nam giới khi bị rối loạn cương dương thì nồng độ Testosterone trong máu cũng sẽ giảm khiến cho sự ham muốn cũng theo đó mà giảm dần, dương vật trở nên khó cương cứng.

Các mức độ rối loạn cương dương

Để phân loại, đánh giá giai đoạn của bệnh rối loạn cương dương, nam giới cần trả lời câu hỏi liên quan đến các yếu tố sau:

  • Chức năng của dương vật
  • Độ khoái cảm
  • Sự ham muốn tình dục
  • Sự thỏa mãn trong quá trình giao hợp
  • Sự thỏa mãn toàn diện

Dựa trên kết quả trả lời của các câu hỏi này, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ giai đoạn mắc chứng rối loạn cương dương của người bệnh. Cụ thể:

  • Mức độ nặng trong khoảng từ 6 – 20 điểm.
  • Mức độ trung bình trong khoảng 21 – 30 điểm.
  • Mức độ nhẹ từ 31 – 50 điểm.
  • Không có rối loạn cương dương trong khoảng 51 – 60 điểm.

Song song với đó là quá trình khám bộ phận sinh dục nhằm đánh giá chi tiết những đặc điểm giới tính phụ và đo huyết áp kèm theo.

Đối tượng nam giới mắc rối loạn cương dương cao

Đối tượng nam giới có nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao là:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên
  • Nam giới mắc bệnh tiểu đường
  • Nam giới bị bệnh trầm cảm
  • Nam giới không hoạt động thể chất
  • Nam giới sử dụng các loại thuốc, chất kích thích

Chẩn đoán, xét nghiệm

Chẩn đoán mắc bệnh rối loạn cương dương thường được bắt đầu với bộ câu hỏi như:

  • Hiện tại bạn có sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng nào không?
  • Bạn đã được chẩn đoán bị trầm cảm, lo lắng chưa?
  • Bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng không?
  • Bạn đang gặp vấn đề gì trong mỗi lần quan hệ?
  • Khả năng cương cứng của bạn diễn ra như thế nào?
  • Khả năng cương cứng khó đến mức nào?
  • Khả năng cương cứng diễn ra trong bao lâu?
  • Bạn có bị mất khả năng cương cứng do xuất tinh sớm không?
  • …..

Những câu hỏi trên phục vụ cho công tác khám lâm sàng, kiểm tra hệ thống mạch và đánh giá huyết áp.

Tiếp theo, để xác nhận chẩn đoán và xác định đúng nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương, nam giới có thể được yêu cầu xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp, Testosterone, nước tiểu
  • Siêu âm Doppler dương vật
  • Xét nghiệm đo các dây thần kinh trung ương trong dương vật liệu có phản ứng với các rung động hay không.
  • Chụp mạch cộng hưởng (MRA)

Rối loạn cương dương và các mối liên hệ

Mối liên hệ giữa trầm cảm và rối loạn cương dương

Đối với một số nam giới, trầm cảm có thể đồng hành với tình trạng rối loạn cương dương (ED). Theo đó, nam giới bị rối loạn cương dương có thể cảm thấy tức giận, tuyệt vọng, buồn bã, không tự tin hoặc thậm chí cảm thấy mình “không đủ độ men”. Những cảm xúc như vậy lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

Rối loạn cương dương và tiểu đường

Rối loạn cương dương và tiểu đường có thể xảy ra cùng nhau. Thực tế, theo một bài đánh giá năm 2014 , nguy cơ phát triển rối loạn cương dương ở nam giới có tiểu đường là khoảng 50%.

Tiểu đường ảnh hưởng đến quá trình cơ thể của bạn xử lý glucose. Khi cơ thể của bạn không lưu trữ glucose đúng cách, glucose dư thừa có thể được tìm thấy trong máu, dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Có hai loại tiểu đường chính: tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2.

Việc có nồng độ đường cao trong máu có thể gây hư hại đến mạch máu và dây thần kinh. Hư hại này cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh nằm xung quanh dương vật, gây khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì cương cứng.

Rối loạn cương dương và mỡ máu cao

Rối loạn cương dương và mỡ máu cao có mối liên hệ với nhau do chịu ảnh hưởng của cholesterol trong máu. Cholesterol vốn được sử dụng để tổng hợp hormon giới tính cho cả nam và nữ.

Ở nam giới, 80% các trường hợp nam giới tăng mỡ máu, cụ thể là tăng cholesterol, có biểu hiện rối loạn cương dương. Giải thích vấn đề này là do mỡ máu cao gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và gia tăng sự hình thành các mảng xơ vữa bám trong lòng động mạch, giảm lưu thông máu đến các hang vật của dương vật.  Ngoài ra, lượng lipid trong máu cao còn làm tăng xơ vữa và tắc nghẽn các mạch máu ở vùng chậu, khiến “cậu nhỏ” không nhận được đủ máu, cương cứng bị rối loạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nam giới cần gặp bác sĩ khi:

  • Cảm thấy lo lắng về sự cương cưng của mình hoặc đang gặp phải các dấu hiệu khác khi quan hệ tình dục như xuất tinh sớm, chậm xuất tinh,….
  • Bị các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim hoặc các bệnh khác có thể liên quan tới tình trạng rối loạn cương dương
  • Muốn cải thiện đời sống tình dục chất lượng và lành mạnh.

Lời khuyên

Về chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt:

Nam giới cần tự tạo cho mình tâm lý và tinh thần thoải mái. Để làm được điều này nam giới cần rèn luyện thói quen lối sống lành mạnh như:

  • Không lạm dụng thủ dâm
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn các chất dầu mỡ, tăng cường các loại thức ăn hải sản sinh hormone Testosterone ở nam giới như hàu, cá hồi, tôm, cua, ghẹ,…
  • Tránh sử dụng đồ uống, chất kích thích như cafe, bia rượu, thuốc lá,…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức bền, nâng cao thể chất như chạy bộ, đá bóng, chơi cầu lông,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
Chế độ ăn sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn sinh hoạt lành mạnh

Cách chữa rối loạn cương dương tại nhà

Trong trường hợp phát hiện bản thân bị rối loạn cương dương trong giai đoạn đầu, mức độ nhẹ bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Tập các bài tập Kegel: Những bài tập này có tác dụng nâng cao sức khỏe sinh lý, làm giảm các triệu chứng của rối loạn cương dương, giúp nam giới có khả năng cương cứng lâu hơn.
  • Sử dụng các phương pháp chữa rối loạn cương dương tại nhà bằng các loại cây, lá, củ như gừng, rễ cau, lá hẹ,…

Sử dụng thuốc

Với các trường hợp mắc bệnh rối loạn cương dương nặng, nam giới có thể được bác sĩ kê đơn cho một số loại thuốc điều trị. Tác dụng chung của các loại thuốc này là làm tăng lưu lượng máu đến dương vật, hay còn gọi với cái tên thuốc ức chế PDE5. Một số loại thuốc phổ biến gồm:

  • Thuốc Viagra
  • Thuốc Cialis
  • Thuốc Levitra
  • Thuốc Spedra

Ngoài ra, nam giới có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như:

  • Sử dụng Testosterone: Thường được sử dụng cho các trường hợp nam giới bị rối loạn cương dương do thiếu hụt lượng Testosterone.
  • Bơm hút chân không: Thường được sử dụng cho bệnh nhân không thể sử dụng các nhóm thuốc ức chế PDE5 hoặc bệnh nhân không đáp ứng được với các loại thuốc chữa rối loạn cương dương. Tuy nhiên tác dụng phụ của phương pháp này là đau dương vật, phù nề và chậm xuất tinh.
  • Tiêm thuốc giãn mạch trực tiếp vào hang vật: Thường được chỉ định cho các bệnh nhân không có hiệu quả với thuốc ức chế PDE5. Tác dụng phụ của phương pháp này là cương đau dương vật kéo dài, xơ cứng vật hang, chảy máu, đau tại chỗ tiêm.
  • Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền
  • Phẫu thuật theo 2 hình thức: Cấy vật hang giả và Phẫu thuật nối thông động mạch.

Rối loạn cương dương là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của nam giới, khiến bạn trở nên tự ti, suy giảm ham muốn. Để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh, nam giới cần tham vấn chuyên gia bác sĩ đồng thời thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/erection-problems-erectile-dysfunction/
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10035-erectile-dysfunction
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/erectile-dysfunction/symptoms-causes/syc-20355776

Câu hỏi thường gặp

Rối loạn cương dương là trạng thái sinh lý bình thường mà bất cứ nam giới nào cũng đã gặp phải. Tuy nhiên nếu tình trạng này lặp đi lặp lại với tần suất thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng đời sống tình dục. Vậy rối loạn cương dương có tự khỏi không? Câu trả lời là có nhưng với điều kiện là bạn phải điều chỉnh về chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Riêng với các trường hợp bệnh nặng hơn sẽ cần sự hỗ trợ, tư vấn khám chữa bởi bác sĩ chuyên khoa.

Rối loạn cương dương có thể chữa được bằng nhiều loại thuốc hoặc phương pháp điều trị an toàn. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối đa cần giảm thiểu các yếu tố nguyên nhân gia tăng bệnh tái phát bằng liệu trình riêng biệt cho từng người. Ngoài ra, tâm lý được xem là yếu tố chính quyết định bệnh có được điều trị khỏi hay không. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị thì sự phối hợp ăn ý giữa vợ chồng, đảm bảo tâm lý thoải mái cho đàn ông là yếu tố thuận lợi quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.

Để dương vật cương cứng lâu hơn, bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây: Hàu, cá hồi, gan động vật, tôm, đậu bắp, khoai tây, dưa hấu, chuối, bơ, cà rốt.... Tốt nhất là ăn đa dạng các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, và hạn chế các thực phẩm dầu mỡ.

Rối loạn cương dương không gây vô sinh mà là tác nhân khiến cho cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, rối loạn cương dương thường do hormone sinh dục nam suy giảm dẫn đến số lượng và chất lượng tinh binh cũng giảm theo. Cụ thể là khả năng di chuyển của tinh trùng kém, chưa kể việc cương cứng khó khăn khiến quá trình quan hệ tình dục không đủ lâu, cản trở quá trình xuất tinh, hoặc xuất tinh nhưng tinh binh không di chuyển đến được trứng để đậu thai.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật lúc: 12:25 PM , 20/01/2024

Tin liên quan

12 Cách Chữa Rối Loạn Cương Dương Không Dùng Thuốc Tại Nhà

Cách chữa rối loạn cương dương tại nhà sử dụng mẹo, bài thuốc dân gian thường dành cho những đối tượng mắc bệnh ở giai đoạn đầu, cải thiện tình...

Thuốc ức chế PDE5 chữa rối loạn cương dương

TOP 3 Cách Chữa Rối Loạn Cương Dương Tại Nhà Hiệu Quả

Rối loạn cương dương là tình trạng rối loạn khả năng tình dục ở nam giới, dương vật không đủ cương cứng để thực hiện quá trình giao hợp. Ở...

Rối loạn cương dương ở người trẻ là bệnh lý ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

Rối Loạn Cương Dương Ở Người Trẻ Do Đâu? Cách Khắc Phục

Ngày nay, rối loạn cương dương ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng nhanh, phổ biến nhất ở nhóm tuổi 18 - 25. Tình trạng này không chỉ...

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì là nỗi lo của nhiều bạn trẻ. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách chữa...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *