Bấm huyệt chữa đau dạ dày được không? Quy trình bấm chuẩn nhất

Đối với bệnh đau dạ dày dùng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp giảm cơn đau và tức bung nhanh chóng. Nhưng để phát huy tác dụng của các phương pháp bấm huyệt bạn cần thực hiện đúng cách và bấm đúng huyệt. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin về cách bấm huyệt đúng cách giúp bạn giảm bệnh nhanh chóng.

Đau dạ dày chữa bắng bấm huyệt được không?

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những giải pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền. Phương pháp này đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng từ xưa tới nay.

Đông y cho rằng, đau dạ dày xuất phát từ chế độ ăn uống kém lành mạnh, dẫn đến khí huyết bị ngưng trệ ở tỳ và vị. Nếu kéo dài, sẽ làm suy giảm chức năng của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, dần dần hình thành tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Với tình trạng này, các bác sĩ sẽ thực hiện bấm huyệt, tác động vào các huyệt vị để:

  • Giải phóng khí trệ.
  • Thông kinh hoạt lạc.
  • Lưu thông khí huyết.
  • Giải trừ phong thấp, độc tố có trong cơ thể.

Từ các công dụng trên, cơ thể người bệnh sẽ được phá uất, giải độc, giảm đau dạ dày và cảm thấy thoải mái hơn.

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Lưu ý: Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ là giải pháp giúp giảm đau tạm thời, mang lại sự thoải mái cho người bệnh. Cách này không thể chữa khỏi đau dạ dày vì không tác động được đến căn nguyên gây bệnh.

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, dạ dày xuất hiện vết loét, bấm huyệt cũng sẽ không mang lại được hiệu quả giảm đau nữa. Lúc này, người bệnh cần đi thăm khám và có biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn.

Đau dạ dày nên bấm huyệt nào?

Trước khi tiến hành xoa bóp bấm huyệt, bạn cần xác định được chính xác các huyệt có thể bấm. Gồm có:

  • Huyệt cự khuyết: Nằm trên đường thẳng giữa bụng, giữa buồng tim và cách rốn 6 thốn về phía trên.
  • Huyệt trung quản: Ở chính giữa bụng, nằm trên rốn khoảng 4 thốn.
  • Huyệt thượng quản: Nằm trên đường thẳng giữa huyệt cự khuyết và rốn (dưới huyệt cự khuyết 1 thốn, trên rốn 5 thốn).
  • Huyệt thiên xu: Nằm trên đường thẳng ngang với rốn, cách rốn 2 thốn ở bên phải.
  • Huyệt công tôn: Giữa đầu và thân sau của xương đốt 1 của bàn chân, cách mắt cá chân 3 thốn.
  • Huyệt thái xung: Trên mu bàn chân, cách ngón cái và ngón trỏ 3 thốn.
  • Huyệt túc tam lý: nằm ở vị trí đầu gối.
  • Huyệt nội quan: Giữa khe gân cơ gan gay lớn và tay bé ở trong cổ tay, cách đường chỉ cổ tay 2 thốn.
  • Huyệt lậu cốc: vị trí đường thẳng mắt cá chân, trên mắt cá 6 thốn.
  • Huyệt tam âm giao: nằm ở mặt trong của bắp chân, cách mắt cá chân 3 thốn.

Quy trình bấm huyệt chữa đau dạ dày

1. Xoa bóp bụng trước khi bấm huyệt

Đây là cách làm nóng vùng bụng quanh dạ dày để kích thích lưu thông máu, làm mềm mô và tăng nhu động ruột. Đồng thời, việc xoa bóp bụng trước sẽ giúp cơ thể thích ứng với lực bấm huyệt, hạn chế bị đau và khó chịu trong lúc bấm. 

Các bước xoa bóp bụng là:

Bước 1: Xoa vuốt bụng

Đặt 2 tay lên trên rốn, trượt tay lên nhau theo chiều kim đồng hồ để làm nóng vùng cơ bụng.

Bước 2: Xoa bóp cơ bụng

Dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ cơ bụng, kéo dần lên cao và thả xuống 5 lần. Sau đó dùng bàn tay nhào bóp cơ bụng từ trên bụng xuống dưới 5 lần.

Bước 3: Day, ấn khung đại tràng

Dùng các đầu ngón tay day, ấn nhẹ vào vùng bụng dọc khung đại tràng để thư giãn.

Bước 4: Ấn cơ

Úp 2 bàn tay ra phía ngoài bụng, ấn lần lượt các ngón tay dần vào phía trong khoảng 3 – 4 lần.

Bước 5: Rung cơ

Dùng hai bàn tay nắm lấy phần thịt chính giữa bụng. 

Bước 6: Lắc cơ bụng

Xoa hai bàn tay đến khi nóng lên và áp vào bụng, lắc cơ bụng từ trái sang phải mỗi bên 3 lần. Tiếp tục dùng 2 tay nắm chặt 2 cổ chân và rung chân để tác động gián tiếp vào cơ bụng.

2. Tiến hành xoa bóp chữa đau dạ dày

Đối với mỗi huyệt đạo riêng sẽ có cách ấn khác nhau để mang lại hiệu quả giảm đau dạ dày. Bạn có thể tham khảo cách bấm dưới đây:

Cách bấm huyệt Cự khuyết

  • Dùng đầu ngón tay cái day và ấn vào huyệt liên tục trong 1 phút và thả ra.
  • Thực hiện lặp lại khoảng 5 lần liên tiếp. Mỗi ngày làm 1 – lần.

Ấn huyệt Cự khuyết giúp giảm đau nhanh, cải thiện co thắt dạ dày, hẹp thực quản và nóng ran lồng ngực…

Cách bấm huyệt Trung quản

Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt trong 30 giây và thả ra.

Ấn huyệt Trung quản giúp loại bỏ cơn đau dạ dày vì có tác dụng tạo cảm giác tê ở bên trong thành dạ dày.

Cách bấm huyệt Thượng quản

  • Dùng đầu ngón tay cái ấn và day vào huyệt trong vòng 1 phút.
  • Nên thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Hiệu quả sau 10 ngày thực hiện liên tục.

Cách bấm huyệt Thiên xu

Dùng đầu ngón tay trỏ và ngón cái day, ấn vào huyệt liên tục trong 2 phút thì thả ra.

Cách ấn huyệt này giúp chấm dứt cơn đau dạ dày nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ cải thiện tiêu chảy, táo bón, tắc ruột.

Cách bấm huyệt Công tôn

  • Dùng ngón tay trỏ và ngón cái bấm vào huyệt trong vòng 2 phút.
  • Ngày ấn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Cách này cho hiệu quả khi thực hiện kiên trì khoảng 2 tuần.

Cách bấm huyệt Thái xung

  • Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt bằng lực vừa phải, giữ trong vòng 2 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện bấm huyệt 2 lần.

Cách bấm huyệt Túc tam lý

  • Dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào huyệt trong 2 phút, nếu ấn đúng sẽ cảm thấy căng tức tại huyệt và tê chân.
  • Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Cách bấm huyệt nội quan

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt khoảng 2 phút với lực vừa đủ để có cảm giác đau tức tại chỗ.

Cách bấm huyệt Lậu cốc

  • Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn, day mạnh vào huyệt.
  • Giữ khoảng 1 phút thì bỏ ra. Nên thực hiện 4 – 5 lần ở mỗi chân.

Cách bấm huyệt Tam âm giao

  • Dùng ngón cái day vào huyệt đến khi có cảm giác nóng ở vị trí này.
  • Lặp lại động tác với huyệt ở chân còn lại.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần.

Lời khuyên khi bấm huyệt chữa đau dạ dày

  • Chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc người vừa trải qua phẫu thuật bụng.
  • Tránh tác động lên các vị trí có vết thương hở.
  • Cắt móng tay gọn gàng và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bấm huyệt.
  • Ấn huyệt với lực vừa phải, không nên ấn quá mạnh lên các huyệt có tính nhạy cảm cao.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi bụng đang đói hoặc vừa ăn no.
  • Người bệnh không nên tự bấm huyệt tại nhà. Các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT để được hướng dẫn chi tiết.
  • Nên bấm huyệt vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • ĐẶC BIỆT, người bệnh không nên lạm dụng bấm huyệt chữa đau dạ dày. Cách này chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, không thay thế được các giải pháp chữa bệnh chuyên sâu khác.

Câu hỏi thường gặp

Bấm huyệt chỉ là giải pháp giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, không thể chữa khỏi những tổn thương ở bên trong dạ dày. Nếu bạn muốn chữa trị chuyên sâu, cần có các biện pháp can thiệp điều trị khác. Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Khi bấm huyệt, bạn cần đảm bảo bấm đúng các vị trí huyệt đạo. Nếu bấm sai, không những không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nếu có nhu cầu bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày, hãy đến các địa chỉ phòng khám y học cổ truyền uy tín để được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn.

Đặc biệt, đối tượng phụ nữ mang thai không được tự ý thực hiện bấm huyệt tại nhà. Nếu không cẩn thận, bấm vào một số huyệt ở bàn tay, bàn chân có thể dẫn đến các cơn co thắt làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Nếu bị trào ngược dạ dày, bạn có thể bấm các huyệt dưới đây để giảm đau, giảm nóng bụng, ợ hơi, ợ chua:

  • Huyệt nội quan.
  • Huyệt trung quản.
  • Huyệt thái xung.
  • Huyệt đản trung.
  • Huyệt túc tam lý.

Bài viết đã thông tin về cách bấm huyệt chữa đau dạ dày. Nếu bạn đang bị cơn đau dạ dày hành hạ, có thể áp dụng thử bấm huyệt. Tuy nhiên, hãy đảm bảo được hướng dẫn thực hiện bởi người có chuyên môn, không tự ý làm tại nhà. Trường hợp bệnh nặng, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tuyệt đối không lạm dụng cách làm này.

Cập nhật lúc: 2:13 AM , 02/03/2024

Tin liên quan

Thuốc Đông y không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe

Top 5 bài thuốc đông y trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều người đã và đang áp dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh đau dạ dày rất an toàn và hiểu qua rõ...

Thông tin về thuốc dạ dày chữ P và cách sử dụng thuốc

Trong danh sách các loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề dạ dày, các loại thuốc có tên gọi chứa chữ "P" như Pantoprazole và Omeprazole...

Đau dạ dày mãn tính: Dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất

Đau dạ dày mãn tính là một bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, tình trạng đau âm ỉ kéo dài...

Thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày nên ăn gì?

Có nhiều nơi đánh giá bữa sáng là bữa quan trong nhất trong 1 ngày. Chính vì vậy, những người bị đau dạ dày cần bổ sung thực đơn bữa...

10 bài tập yoga cho người đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều người không biết về công dụng của các bài tập yoga với bệnh đau dạ dày. Yoga là một bộ môn mang lại rất nhiều sức khỏe...

Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối từ nghệ

Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày hiệu quả nhất

Tinh bột nghệ, còn được biết đến như curcumin, là một chất có trong củ nghệ rất tốt cho việc điều trị đau dạ dày. Những chưa chắc bạn đã...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *