Khi ăn hoặc uống thì thức ăn sẽ đi qua dạ dày trước khi tiêu hóa thức ăn ở ruột. Vì thế khi uống gì sẽ rất quan trọng khiến tình trạng bệnh giảm hoặc có thể trở nặng do chế độ ăn uống. Bài viết hôm nay, sẽ chia sẻ một số loại thức uống an toàn, tốt nhất cho những người đang bị đau dạ dày.
Thức uống cho người đau dạ dày
1. Nước Dừa
Công dụng:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước dừa khá tốt cho người đau dạ dày bởi bởi:
- Các vitamin, chất điện giải: Tăng cường đề kháng, duy trì hydrat hóa nên bù nước kịp thời cho người bệnh.
- Chất béo: Tăng năng lượng trong cơ thể (5%), hạn chế được cơn đói, giúp bạn duy trì cân nặng và giảm bớt áp lực cho dạ dày.
- Enzyme catalase và peroxidase: Giúp thúc đẩy các quá trình phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể, rút ngắn thời gian thức ăn tại dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch vị
- Chất chống oxy hóa: Giảm bớt ảnh hưởng của các gốc tự do lên lớp nhầy bảo vệ niêm mạc.
- Tính kiềm: Nước dừa có thể trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, giúp giảm đau, thúc đẩy làm lành vết loét và giảm tổn thương.
- Axit lauric: Sau khi hấp thu, axit lauric có thể chuyển hóa thành monolaurin – chất ức chế và loại bỏ vi khuẩn, virus… trong đường ruột. Từ đó, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, giúp vết loét nhanh lành.
Cách uống nước dừa chữa đau dạ dày
- Uống nước dừa nguyên chất: Uống trực tiếp.
- Kết hợp nước dừa với nghệ tươi: Đun quả dừa khoảng 30 phút sau đó đổ ra bát, thêm nước cốt nghệ, khuấy đều rồi chia nhỏ để uống trong ngày.
- Kết hợp nước dừa và trà xanh: Hãm trà với nước nóng khoảng 30 phút rồi chắt lấy nước trà, pha với nước dừa, chia làm nhiều phần uống khi đói.
Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên uống quá 2 quả dừa/ngày để tránh tụt huyết áp. Nên uống 3-4 quả/tuần.
- Sử dụng nước dừa tươi trực tiếp từ quả bởi các sản phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản.
- Nên uống vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn, tránh uống vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng.
- Nên uống ngay sau khi bổ để tránh vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng dừa.
- Không sử dụng nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
2. Đau dạ dày uống sữa được không?
Không ít người thắc mắc đau dạ dày uống sữa được không hay khi bị đau dạ dày có nên uống sữa. Bởi có 2 luồng ý kiến trái chiều, bên ủng hộ thì cho rằng trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, ngược lại bên phản đối lại cho rằng sữa có thể gây đầy bụng.
Trên thực tế, người bị đau dạ dày có thể uống được sữa với lượng vừa đủ vì:
- Tính acid yếu, có thể hoạt động như một hệ đệm giúp giảm lượng acid dạ dày
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic: Trong các chế phẩm từ sữa có chứa nhiều lợi khuẩn lactic, giúp hỗ trợ tiêu hóa và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp.
- Đường lactose: Tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển.
- Protein: Bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau
- Vitamin: Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy chướng, giúp cải thiện tình trạng trào ngược, đầy hơi,…
Cách uống sữa đúng cách:
- Không uống quá 500ml/ngày
- Nên uống sữa sau ăn khoảng 30 phút – 1h.
- Không nên uống sữa vào lúc đói.
- Nên sử dụng sữa tách béo thay vì sữa nguyên kem.
- Không pha sữa quá nóng hoặc bằng nước lạnh, nhiệt độ tốt nhất khoảng 40-45 độ C.
- Có thể kết hợp sử dụng sữa với bánh mì để giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Trường hợp không dung nạp được lactose thì nên chọn loại sữa không chứa lactose.
Các loại sữa tốt cho người đau dạ dày:
- Sữa tươi: Cung cấp đạm, hỗ trợ tái tạo tế bào, chứa nhiều vitamin có lợi cho đường ruột và tiêu hóa.
- Sữa chua cung cấp lợi khuẩn và acid lactic giúp tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Sữa Ensure cho người đau dạ dày cũng giúp tăng cường sức đề kháng mà không gây hại cho dạ dày.
- Sữa hạt: Các loại sữa hạt rất giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Yakult: Liệu đau dạ dày có uống yakult được không và câu trả lời là có. Yakult là sữa chua uống chứa lượng lớn lợi khuẩn rất có ích cho hệ tiêu hóa.
3. Uống Cây Lạc Tiên
Công dụng:
Đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không là vấn đề mà không ít người phân vân. Bởi lạc tiên cùng họ với chanh leo, loại trái cây có vị chua nhưng bạn hoàn toàn có thể uống cây lạc tiên để điều trị đau nhức dạ dày hiệu quả.
Vitamin C trong quả lạc tiên giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị dạ dày. Đồng thời, giảm bớt các cơn đau thắt dạ dày, giúp dạ dày khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi dùng:
- Lạc tiên hỗ trợ làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc đang dùng, gây buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt. Không nên dùng chung lạc tiên với thuốc đặc trị.
- Chọn mua tại các cửa hàng uy tín, chất lượng, rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Tránh sử dụng nhiều lần trong ngày vì có thể gây hại. Chỉ nên dùng 1 cốc/ngày, và kéo dài tối đa trong 2 tháng.
- Trước khi sử dụng, cần vệ sinh lạc tiên sạch sẽ, rửa lạc tiên khô qua nước trước khi dùng điều trị đau dạ dày.
- Dừng sử dụng nếu thấy có những dấu hiệu bất thường sau khi uống.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị dạ dày lâu dài với lạc tiên.
4. Bột Sắn Dây
Công dụng của bột sắn dây:
- Các hoạt chất trong bột sắn dây làm giảm nhanh các triệu chứng đau tức vùng thượng vị, trung hòa acid dịch vị, thanh lọc cơ thể.
- hoạt chất daidzein trong sắn dây giúp làm giãn cơ, hạn chế tình trạng co thắt quá mức tại dạ dày.
- Ngoài ra, sắn dây còn giúp tiêu viêm, làm lành niêm mạc, giúp dạ dày khỏe hơn.
Cách sử dụng bột sắn dây chữa đau dạ dày:
Uống trực tiếp
- Hiệu quả: Giảm nhanh cơn đau thượng vị, trung hòa acid dịch vị, giảm đau chướng, đầy hơi.
- Cách pha: Pha 3 thìa bột sắn dây vào 300ml nước lọc, thêm đường tráng, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, khuấy đều và sử dụng.
- Thời điểm dùng: Uống sau bữa ăn, dùng trong vòng 1 tháng.
Trà sắn dây
- Hiệu quả: Kết hợp sắn dây với cam thảo, đan sâm, bạch linh để tạo thành bài thuốc giảm đau dạ dày. Vừa giúp ức chế tiết dịch, giảm co bóp lại tăng cường sinh sản tế bào niêm mạch mới, giúp vết thương mau lành.
- Cách pha:
- Chuẩn bị 180g đan sâm, 90g bạch linh, 200g củ sắn dây, 60g cam thảo.
- Sấy khô nguyên liệu rồi tán mịn, cho vào hũ thủy tinh rồi bảo quản, sử dụng dần.
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 40g hỗn hợp pha với 200ml nước sôi, ngâm 20 phút rồi uống trực tiếp.
- Thời điểm dùng: Uống thay các loại nước trà hàng ngày.
Bột sắn dây và đường phèn
- Hiệu quả: Giúp giảm các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi ở những người đau dạ dày nhẹ, các cơn co thắt không quá mức, ít đau đớn.
- Cách thực hiện: Pha khoảng 30g bột sắn dây với 1 ít đường phèn và nước ấm, uống hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng bột sắn dây
- Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng, uy tín, bột sắn dây có màu trắng tinh khiết mà mùi thơm mát tự nhiên.
- Không nên lạm dụng để tránh gây hại.
- Không nên sử dụng ở những người huyết áp thấp, phụ nữ có thai, người suy nhược, mệt mỏi.
- Phương pháp này chỉ hiệu quả trên những trường hợp đau nhẹ, nên nếu dùng thời gian dài không hiệu quả nên lựa chọn phương pháp khác.
5. Giảo Cổ Lam
Công dụng:
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, giảo cổ lam không chỉ an toàn với dạ dày mà còn giúp chống viêm, giảm bớt các cơn đau nhức dạ dày.
Hoạt chất flavonoid và saponin trong giảo cổ lam có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm bớt tình trạng viêm loét, khó chịu.
Giảo cổ lam còn giúp giảm hiệu quả những căng thẳng áp lực. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày xuất hiện do thường xuyên chịu nhiều áp lực, khó chịu.
Những lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
- Không uống vào buổi tối, vì có thành phần gây kích thích thần kinh, gây hưng phấn khó ngủ
- Không dùng quá 20g/ngày và không dùng quá 4 tháng.
- Trà giảo cổ lam đã pha hoặc thuốc đã sắc cần sử dụng trong ngày.
- Không sử dụng cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Người mắc bệnh tự miễn lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,…
- Người bị huyết áp thấp.
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau hậu phẫu bởi giảo cổ lam ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
- Đang điều trị bằng thuốc hay thực phẩm chức năng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng giảo cổ lam để tránh tương tác bất lợi.
6. Uống Trà Dây
Công dụng:
Trà dây, hay còn gọi là chè dây, trà dây leo,… được biết tới với công hiệu thanh nhiệt, giải độc, chống viêm mạnh mẽ và được sử dụng để chữa đau dạ dày bởi:
- Hoạt chất flavonoid trong trà dây giúp chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Sử dụng thường xuyên giúp trung hòa acid dịch vị, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau bụng, làm lành các tổn thương trong dạ dày.
- Hỗ trợ nâng cao sức khỏe, giúp thải độc tố, tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Cách dùng:
- Với lá trà tươi: Đem rửa sạch, cho vào ấm, đổ nước, đun sôi, để nguội và chắt lấy nước uống.
- Với lá trà khô: Sử dụng lá chè đã được sao khô, cho vào ấm và đổ nước sôi, hãm lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng trà dây:
- Không dùng quá 70g/ngày
- Dùng nước trà dây trong ngày, không để qua đêm
- Không uống khi đói
- Chọn mua trà dây có chất lượng tốt tại địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
7. Yến
Công dụng:
Muốn biết được người bị đau dạ dày uống yến được không thì cần tìm hiểu về công hiệu của thức uống này:
- Nước yến chứa nhiều loại khoáng chất, acid amin và các yếu tố vi lượng thiết yếu, tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
- Nước yến giúp giảm nhanh những cơn đau dạ dày nhờ hàng loạt các acid amin. Trong đó, hợp chất threonine giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, làm dịu dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa, ăn uống ngon miệng hơn.
Lưu ý khi sử dụng yến sào:
- Sử dụng yến với lượng dùng theo quy định, không nên dùng nhiều hơn gây lãng phí, khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy do dư thừa chất dinh dưỡng.
- Người đau dạ dày không nên sử dụng nước yến sào thường xuyên, liên tục vì có thể gây khó chịu, chướng bụng, khó tiêu.
- Nên sử dụng vào lúc sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ để hấp thụ dưỡng chất tối đa. Không nên dùng sau khi đã ăn no.
- Không coi nước yến sào làm thuốc chữa bệnh, đây chỉ là một dạng thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, giảm bớt đau dạ dày, cải thiện tiêu hóa chứ không điều trị bệnh.
8. Rượu Tỏi
Công dụng:
Từ lâu dân gian đã sử dụng rượu tỏi chữa đau dạ dày bởi tính ôn, đi vào 2 kinh can và vị, tham gia điều trị các bệnh ở dạ dày.
Theo Y học hiện đại
- Hoạt chất Allicin trong rượu tỏi có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
- Rượu tỏi tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Điều trị tốt các bệnh dạ dày như: ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng
Cách dùng:
- Lấy 40g tỏi, bóc vỏ đập dập rồi ngâm với khoảng 100ml rượu trắng, đậy nắp kín, bảo quản nơi thoáng mát.
- Ngâm trong khoảng 10 ngày có thể sử dụng, trong quá trình ngâm nên lắc bình rượu để rượu ngấm đều vào tỏi.
- Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 40 giọt (1 thìa cà phê), kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần
- Ngoài ra, có thể kết hợp giữa tỏi và mật ong để chữa đau dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng cho phụ nữ mang thai
- Không nên dùng cho những người bị viêm loét dạ dày giai đoạn cuối
- Không sử dụng cho người bị đau mắt đỏ, nóng trong người.
- Phải thái lát mỏng hoặc đập dập tỏi trước khi ngâm. Khi đó, hoạt chất allin trong tỏi chuyển hóa thành allicin và phát huy hoạt tính điều trị.
Thực phẩm nên tránh cho người đau dạ dày
1. Hà Thủ Ô
Mặc dù hà thủ ô được biết đến là loại dược liệu quý, thường được sử dụng trong các bài thuốc đông y nhưng rất nhiều người vẫn lo lắng liệu đau dạ dày có uống được hà thủ ô không?
Câu trả lời: Với những người bị đau dạ dày thì tuyệt đối không nên sử dụng Hà thủ ô, nhất là loại Hà thủ ô chưa qua chế biến.
- Hoạt chất Anthraglycosid: gây kích thích co bóp đường ruột. Khi bị đau dạ dày, chỉ cần một lượng nhỏ Hà thủ ô sẽ gây tiêu chảy nguy hiểm.
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây ảnh hưởng mạnh đến ruột và hậu môn, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như ung thư trực tràng.
- Người sức khỏe yếu, dùng hà thủ ô quá liều sẽ rơi vào trạng thái bị ngộ độc, rối loạn điện giả, phù, tích nước, gây hại gan, thận, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê, li bì.
2. Cà Phê
Theo các nghiên cứu khoa học, uống cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như: đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng, loét. buồn nôn, trào ngược acid, khó tiêu.
- Caffein: Có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây đau dạ dày và khiến cơ quan này nhạy cảm hơn.
- Acid trong cà phê: Các nghiên cứu cũng chỉ ra, acid chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide trong dạ dày, đã được chứng minh là làm tăng sản xuất axit dạ dày.
- Các thành phần khác: Các chất phụ gia như sữa, kem, chất làm ngọt hoặc đường làm cho dạ dày trở nên khó chịu hơn.
Cách uống cà phê mà không bị đau dạ dày
- Không uống cà phê khi bị đói.
- Nên uống từng ngụm nhỏ.
- Chọn hạt cà phê có màu tối (đã được rang kỹ, có tính acid ít hơn các hạt cà phê sáng màu)
- Uống cà phê lạnh
3. Rượu Bia
Rượu bia khi uống vào có thể tăng lượng acid trong dạ dày nhanh chóng, gây kích ứng niêm mạc, gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, chán ăn.
Các gốc tự do có trong rượu có thể phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét, xuất huyết và thậm chí là thủng dạ dày.
Không chỉ dạ dày, hiện tượng trào ngược acid dư thừa còn có thể khiến thực quản bị viêm loét, xuất huyết.
Lưu ý khi dùng loại đồ uống giảm bớt cơn đau dạ dày
- Các thức uống trên chỉ phần nào giúp giảm bớt cơn đau dạ dày chứ không đem lại hiệu quả điều trị.
- Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài, người bệnh nên tới các cơ sở uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau khi có cơn đau vùng thượng vị vì có thể che giấu đi các triệu chứng cảnh báo bệnh quan trọng hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Trong trường hợp sử dụng các loại đồ uống mà xuất hiện tình trạng kích ứng, nên dừng sử dụng và chuyển qua sử dụng phương pháp khác.
- Bên cạnh sử dụng các loại đồ uống, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp khác để cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả hơn.
Biện pháp kết hợp giảm đau dạ dày hiệu quả
1. Xoa bóp bụng
Hiệu quả: Thực hiện đúng cách sẽ giúp giảm bớt các cơn co thắt dạ dày
Cách thực hiện: Xoa nóng 2 bàn tay (có thể thêm vài giọt dầu nóng), áp tay vào bụng, xoa bóp từ trái sang phải và lên xuống.
Lưu ý:
- Chỉ nên áp dụng sau ăn khoảng 1h
- Chỉ nên giới hạn xoa bóp trong 10-15 phút.
2. Uống nhiều nước
Hiệu quả: Nước làm loãng acid và tăng pH trong dạ dày. Đồng thời, nước cũng giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thuận lợi, giảm bớt các triệu chứng ợ nóng.
Thực hiện: Uống khoảng 1,5-2l nước mỗi ngày. Trẻ nhỏ uống ít hơn, khoảng 950ml-1,2l tùy độ tuổi.
3. Chườm ấm
Hiệu quả: Chườm ấm giúp làm giãn các mạch máu, giảm co bóp các cơ ở dạ dày và giúp hoạt động tiêu hóa thuận lợi
Thực hiện: Chườm ấm bụng (khoảng 40-50 độ C) trong vòng 10-20 phút.
4. Hít thở đều
Hiệu quả: Giảm bớt tình trạng đau dạ dày do căng thẳng quá mức
Thực hiện: Tập hít thở 2 lần/ngày, mỗi lần 3-5 nhịp.
5. Dùng kết hợp nghệ và mật ong
Hiệu quả: Nghệ và mật ong giúp chống viêm tự nhiên, giảm bớt tình trạng viêm loét và giảm đau dạ dày
Thực hiện: Hòa tan mật ong và tinh bột nghệ trong nước ấm (2 thìa mật ong – 10g bột nghệ – 100ml nước). Sử dụng 2-3 ly mỗi ngày, uống trước ăn, thực hiện liên tục trong vòng vài tháng.
Khi nào cần chủ động thăm khám?
- Xuất hiện cơn đau dạ dày đột ngột, dữ dội.
- Đổ mồ hôi.
- Cảm thấy khó thở, tức ngực.
- Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen
- Nôn, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
- Phân đen dính máu.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Chán ăn, sụt cân
- Vàng da.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, người dân nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thắc mắc, đau dạ dày nên uống gì cho đỡ đã có lời giải đáp. Tích cực sử dụng những thức uống có lợi, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng các biện pháp điều trị thích hợp, tình trạng đau dạ dày của bạn sẽ mau chóng được cải thiện.
Câu hỏi thường gặp
Người đau dạ dày có thể ăn hoặc uống nước cam. Nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc 1h, bởi:
Cam có chứa hàm lượng acid rất lớn, nếu như sử dụng lượng lớn sẽ làm tăng nồng độ acid dịch vị, gây kích thích mạnh niêm mạc dạ dày và khiến cơn đau nặng hơn.
Nhưng trong cam có chứa nhiều vitamin C bảo vệ thành mạch rất tốt, giảm nguy cơ viêm nhiễm, tăng cường đề kháng, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp.
Nằm cùng trong những thắc mắc về đau dạ dày nên uống gì, vấn đề uống collagen có bị đau dạ dày không cũng được nhiều người quan tâm
Hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về việc uống collagen gây tổn thương dạ dày.
Một số người xuất hiện triệu chứng bồn nôn, tiêu chảy, khó chịu sau khi sử dụng Collagen thì khả năng cao là họ có cơ địa mẫn cảm và không hợp sử dụng.
Mặt khác, collagen rất có ích cho hệ tiêu hóa và đường ruột:
- Acid amin và peptid giúp làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế đau dạ dày do căng thẳng bằng cách tích cực lên hệ thống thần kinh.
- Glycogen trong collagen có thể hạn chế sản sinh acid dịch vị gây hại.
Không có bằng chứng chứng minh collagen có gây hại cho dạ dày hay không, nhưng việc dung nạp quá nhiều collagen cũng có thể gây hại cho cơ thể nên cần lưu ý khi sử dụng.
Các nghiên cứu chứng minh chanh mang lại nhiều ích lợi với sức khỏe, người bị đau dạ dày có thể uống được nhưng cần uống đúng cách với lượng vừa đủ.
- Giảm ợ nóng, táo bón: acid ascorbic có tác dụng chống viêm kết hợp với flavonoid citrus giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm đầy bụng, khó tiêu,...
- Ngăn viêm nhiễm dạ dày: Vitamin C dồi dào trong chanh cũng ngăn nguy cơ viêm nhiễm dạ dày, chống lại tấn công của vi khuẩn Hp gây hại
- Bảo vệ thành mạch: Vitamin C sau khi hấp thu có tác dụng làm bền thành mạch, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nhưng nếu uống quá nhiều, lượng acid dư thừa sẽ làm pH dịch vị giảm và gây kích ứng niêm mạc, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cách sử dụng nước chanh cho người bị đau dạ dày
- Sử dụng nước chanh pha loãng.
- Không uống khi bụng đói, nên uống sau bữa ăn 1,5-2h.
- Không nên sử dụng đồng thời nước chanh với các thuốc điều trị khác.
- Không uống nước chanh gần thời điểm uống sữa.
- Có thể sử dụng cùng mật ong để tăng bảo vệ dạ dày.
Người bị đau dạ dày có thể uống được nước mía bởi hàng loạt công dụng tuyệt vời như:
- Giảm mệt mỏi, phục hồi nhanh sau cơn ốm do cung cấp nguồn năng lượng glucose dồi dào, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Trung hòa acid dạ dày: Nước mía trung hòa bớt lượng acid dịch vị có trong dạ dày, nhờ đó giảm các cơn đau nhức.
- Làm lành vết loét, tổn thương tại dạ dày nhờ hàng loạt các vitamin A, D, E cùng khoáng chất như kẽm, kali, phospho và nhiều acid amin giúp làm lành miệng vết loét.
Lưu ý khi sử dụng nước mía
- Do hàm lượng đường cao nên không phù hợp cho những người có đường ruột yếu, dễ bị tiêu chảy.
- Không sử dụng cho người bị tiểu đường, thừa cân, béo phì.
- Sử dụng nước mía chế biến hợp vệ sinh, dùng ngay sau khi ép khoảng 15-30 phút hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để tránh bị nhiễm khuẩn.
Nước ép chứa nhiều chất xơ hòa tan, có lợi cho đường tiêu hóa, có thể kể tới như:
- Nước ép dưa hấu.
- Nước ép chuối.
- Nước ép cà rốt.
- Nước ép củ dền đỏ.
- Nước ép bắp cải.
- Nước ép nha đam.
- Nước ép lá bạc hà.
Người bệnh chỉ nên dùng 1 ly mỗi ngày.
Các chuyên gia cho biết uống sắt không gây hại đến dạ dày. Mặc dù một phần nhỏ sắt sẽ được hấp thu tại dạ dày nhưng đa phần sẽ được hấp thu chủ yếu tại ruột non.
Khi thừa sắt quá trình hấp thu tại ruột non sẽ được giảm bớt và ngược lại. Có nghĩa, sự có mặt của sắt không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của dạ dày.
Tuy nhiên, ở những người đau dạ dày, viêm ruột,... thì việc sử dụng sắt có thể gây các phản ứng kích ứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, phân đen, táo bón, phát ban,...
Tại sao đã tuân thủ đúng đau dạ dày uống gì cho đỡ và kiêng uống gì nhưng không cải thiện được bệnh?
Các thức uống chỉ có tác dụng hỗ trợ và làm giảm đau dạ dày trong các trường hợp nhẹ.
Tình trạng đau dạ dày nặng, có thể kèm theo viêm loét, trào ngược hay nhiễm khuẩn Hp mà chỉ sử dụng bằng thuốc thì không đỡ được.
Cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, giải quyết vấn đề đau dạ dày tận gốc, ngăn bệnh tái phát trở lại thì mới cải thiện được tình trạng đau dạ dày.