Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Đau dạ dày ở trẻ em là một bệnh lý hiếm gặp nhưng không phải không có. Vậy bệnh đau dạ dày trẻ em do đâu, triệu chứng nhận biết và cách điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho bé như thế nào? Cùng chuyên trang tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý đau dạ dày ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em như thế nào?

Không giống với những biểu hiện ở người lớn, vị trí đau dạ dày trẻ em thường là những cơn đau đến từ khu vực trên hoặc xung quanh rốn. Phụ huynh thường chủ quan và nhầm lẫn là đau bụng do giun sán. Nếu cơn đau xuất hiện nhiều lần thì bố mẹ cần chú ý và đưa bé đi khám ngay.

Trẻ có những biểu hiện khá giống với đau bụng do giun quấy khiến bố mẹ chủ quan

Những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em bố mẹ cần biết:

  • Đau bụng thường xuyên: Trẻ từ 10 – 16 tuổi có thể bị đau vùng thượng vị giống người lớn. Các cơn đau âm ỉ và kéo dài, trẻ thường bị đau dữ dội hơn về tối và đêm, mỗi cơn đau có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Trẻ em dưới 10 tuổi thì cơn đau sẽ tập trung ở vùng xung quanh rốn.
  • Triệu chứng trướng bụng, khó tiêu: Nguyên nhân do lượng acid dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến trẻ bị ợ hơi, ợ chua và ho mạnh.
  • Trẻ thường xuyên chóng mặt, da xanh xao: Khi cơn đau xuất hiện cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, trẻ không còn năng động thì rất có thể trẻ đã bị đau dạ dày, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng khiến trẻ bị thiếu chất cà mệt mỏi.
  • Trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn: Dấu hiệu thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tình trạng trẻ bị nôn mửa tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
  • Trẻ bị thiếu máu: Cơn đau dài liên tục có khả năng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa khiến trẻ sẽ bị thiếu máu do xuất huyết bởi vết loét ăn mòn vào trong lớp niêm mạc. Làm tổn thương mạch máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ đi đại tiện ra phân đen hoặc ra máu: 50% ca mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ em có xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen.

Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ không biết nói ra khó chịu trong người nên bố mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi các triệu chứng của bé. Cần thiết hãy cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày có thể do chủ quan hoặc khách quan. Kết quả thống kê ở khoa nhi các bệnh viện đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản như sau.

  • Đau dạ dày do di truyền: Một số trường hợp bố mẹ có tiền sử đau dạ dày có thể di truyền dang cho con ngay từ khi mới sinh ra.
  • Đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn Hp làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày, chúng ký sinh lại ở niêm mạc và hình thành một ổ viêm loét gây nên những cơn đau kèm theo buồn nôn, chán ăn.
  • Do ăn uống không vệ sinh: Đồ ăn không đảm bảo hoặc một số mẹ thường có thói quen nhá cơm rồi bón cho trẻ vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập. Một số vi khuẩn hoặc virus từ mẹ có thể lây lan sang cho bé đặc biệt là khi mẹ đang bị đau dạ dày.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tiêu thụ được những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp. Bố mẹ thường chiều cho trẻ ăn quà vặt hàng ngày vô tình khiến niêm mạc bị tổn thương gây nên đau và viêm loét.
  • Do áp lực học tập căng thẳng: Bố mẹ thường nghĩ trẻ con không có áp lực nhưng không phải. Học thêm, học trên lớp, quá nhiều bài tập, lịch học triền miên cũng khiến trẻ bị stress, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng thuốc tây không đúng cách: Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng, acid trong dạ dày bé thay đổi, kích ứng niêm mạc dẫn đến tổn thương, đau và viêm loét dạ dày.

Trẻ bị đau dạ dày do học hành căng thẳng

Cần xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ để có phương pháp điều trị dứt điểm. Tránh để bệnh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng đau dạ dày không nguy hiểm và để từ từ chữa sau cũng được nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, đau dạ dày khiến bé bị sụt cân, không hấp thụ được dưỡng chất, thần kinh và thể xác mệt mỏi do các cơn đau liên tục xuất hiện.

Viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời hoặc sai cách. Một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hoặc nguy hiểm hơn cả là thủng dạ dày. Trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ra máu, xuất huyết ra máu, sốt cao… Những biến chứng bệnh dạ dày nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Xuất huyết dạ dày một trong những biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời
Xuất huyết dạ dày một trong những biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em nguy hiểm không kém gì các bệnh khác nên bố mẹ không được coi thường. Cần theo dõi tần suất các cơn đau của trẻ và các biểu hiện kèm theo để xác định cấp độ bệnh và điều trị đúng cách.

Những cách điều trị đau dạ dày ở trẻ em tốt và an toàn nhất

Cơ địa trẻ em mẫn cảm hơn người lớn nên khi có dấu hiệu cần đưa bé đi khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ gồm có:

Sử dụng một số mẹo chữa đau dạ dày tại nhà cho bé

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để làm giảm cơn đau.

Pha trà gừng với mật ong

Gừng có tính ấm, mật ong có khả năng kháng khuẩn nên dùng điều trị đau dạ dày hiệu quả. Ngoài giảm đau trà gừng mật ong còn giúp bé giảm đầy hơi, no bụng. Cách thực hiện như sau:

  • Cách làm: Gừng gọt bỏ vỏ, giã nát lấy nước rồi pha với mật ong nguyên chất uống hàng ngày, có thể pha với nước ấm để uống.
  • Lưu ý: Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ nên pha loãng nước gừng tươi cùng với mật ong, không nên pha nước gừng đậm bởi trong gừng có tính nóng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Chữa đau dạ dày tại nhà bằng sữa chua

Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Ăn sữa chua có thể làm giảm cơn đau tại nhà hiệu quả.

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra cũng nên dùng sữa chua hàng ngày sau bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tiêu thụ thức ăn nhanh hơn. Với trẻ em cũng không nên ăn quá nhiều đặc biệt là sữa chua lạnh có thể khiến bé bị viêm họng

Giảm cơn đau dạ dày tại chỗ bằng cách chườm ấm

Khi trẻ bị đau có thể cho bé tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm cho nước ấm vào và chườm trên bụng của bé. Phương pháp chườm ấm cũng góp phần kích thích tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua.

Massage vùng bụng làm giảm cơn đau

Thực hiện động tác mát xa xoay tròn quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ đặc biệt là vùng thượng vị và xung quanh rốn. Có thể sử dụng dầu tràm để kích thích và tăng sức nóng, mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn.

Sử dụng các loại thuốc tây cho bệnh dạ dày

Nếu các cơn đau dạ dày của trẻ ngày một nhiều mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể sử dụng thuốc điều trị.

Thuốc Tây điều trị đau dạ dày ở trẻ em
Thuốc Tây điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Một số loại thuốc được khuyến cáo sử dụng chữa đau dạ dày cho trẻ như:

  • Thuốc Yumangel: Giảm đau nhanh và loại bỏ các triệu chứng đầy hơi và nôn mửa.
  • Gastropulgite: Thuốc có tác dụng chữa đầy bụng, ợ chua đồng thời làm giảm nhanh các cơn đau và hạ men tiêu hóa.
  • Phosphalugel: Thuốc chuyên điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ được bào chế theo dạng sữa. Thuốc có vị ngọt dễ uống được sử dụng cho cả trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Biện pháp phòng ngừa đau bao tử ở trẻ nhỏ

Phần lớn các trường hợp trẻ bị đau bao tử do thói quen ăn uống không lành mạnh. Bố mẹ cần điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống để có thể ngăn chặn bệnh đau dạ dày cho bé. Những biện pháp ngăn ngừa đau dạ dày ở trẻ nhỏ gồm có:

  • Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho bé dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt,…
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, khoai chiên, đồ ăn chua, cay.
  • Không nên cho bé ăn đồ sống, tái như các món gỏi.
  • Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga hoặc có chứa phẩm màu.
  • Hướng dẫn trẻ nhai chậm, tập trung khi ăn, nên chế biến thức ăn thái nhỏ, vừa miếng và đun nấu mềm.
  • Bổ sung nhiều rau, củ quả đặc biệt là các loại tốt cho dạ dày như súp lơ, cải xanh, táo,…
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước hàng ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa.
  • Không bắt trẻ học quá nhiều, lịch học quá dày đặc khiến bé bị stress và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Với những thông tin về bệnh đau dạ dày ở trẻ em mà bài viết đã cung cấp hi vọng các bố mẹ đã hiểu được phần nào về căn bệnh này. Phần lớn bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc: 11:50 AM , 13/04/2023

Tin liên quan

Giải đáp uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Giải Đáp: Uống Thuốc Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Đã là thuốc chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều...

Giải đáp đau dạ dày có nên ăn xôi không? Chế biến như thế nào?

Giải Đáp: Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không? Chế Biến Như Thế Nào?

Xôi hay đồ nếp là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn xôi không...

Giảm cân cho người đau dạ dày - thực đơn và nguyên tắc thực hiện

Giảm Cân Cho Người Đau Dạ Dày – Thực Đơn Và Nguyên Tắc Thực Hiện

Sở hữu vóc dáng thon gọn như ý là mong muốn của rất nhiều người, kể cả người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ...

TOP 5 Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Cho Trẻ Em Tốt Nhất [ĐỪNG BỎ LỠ]

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị đau dạ dày ngày càng tăng cao. Để cải thiện bệnh tình, cha mẹ nên sử dụng những loại thuốc chữa đau dạ...

Nguyên nhân, triệu chứng đau dạ dày khi mang thai? Cách chữa an toàn

Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Đau dạ dày là tình trạng nhiều chị em mắc phải khi trong giai đoạn thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này ở phụ nữ....

Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa: Thành Phần, Liều Dùng Và Cách Dùng Hiệu Quả

Dạ dày Mộc Hoa là sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là một loại thực phẩm chức năng được...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *