Viêm Khớp Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm khớp gối là bệnh lý xương khớp liên quan đến mô sụn và cấu trúc xương trong khớp gối. Bệnh gây sưng, đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Điều trị viêm khớp gối không đúng cách có thể khiến người bệnh bị tàn phế. Hiểu về bệnh là cách để phòng và điều trị hiệu quả bệnh này.

Tổng quan về viêm khớp gối

Cấu tạo khớp gối

Khớp gối là nơi tiếp giáp của 3 xương chính, bao gồm:

  • Xương đùi
  • Xương ống chân
  • Xương bánh chè

Giữa các đầu xương được bao phủ bởi một lớp sụn. Đây là một dạng mô trơn, bề mặt mịn, dễ trượt, giúp khớp gối cử động trơn tru. Đồng thời, sụn khớp giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương.

Ngoài ra, tại khớp gối còn tồn tại mô hoạt dịch trải dài trên khớp, giúp sản sinh chất nhờn bôi trơn khớp và cung cấp dưỡng chất cho sụn.

Viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương phần xương sụn ở đầu gối, lớp sụn bị bào mòn, xù xì, thô ráp. Khi vận động, lực ma sát giữa các khớp xương tăng lên, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau nhức, cản trở vận động.

Những loại viêm khớp thường ảnh hưởng đến đầu gối gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: Là loại viêm khớp do cơ thể lão hóa hoặc vận động quá sức, thiếu hụt dinh dưỡng. Bệnh gây đau trước hoặc trong khớp, đầu gối phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục khi cử động, càng vận động càng đau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Tác động tới chức năng sụn khớp, đầu xương dưới sụn và hoạt dịch, gây đau, cứng khớp gối, thậm chí dính khớp.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch giúp phần gân và dây chằng vận động dễ dàng hơn, bệnh gây đau khớp gối.
  • Viêm khớp sau chấn thương: Chấn thương có thể làm rách sụn chêm, gãy xương, tổn thương dây chằng.

viêm khớp gối

Hình ảnh mô tả bệnh viêm khớp gối

Bệnh nhân bị viêm khớp gối nếu không điều trị sớm sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt, trường hợp điều trị không đúng cách có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối thường xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao,… có thể làm rách sụn khớp gối, đứt dây chằng, nứt xương dẫn đến viêm nhiễm ở khớp gối.
  • Khớp chịu nhiều áp lực: Khớp gối phải vận động quá sức, chịu nhiều áp lực khi người bệnh đứng lâu, thường xuyên uốn cong đầu gối, ngồi xổm, đi lại nhiều. Áp lực này có thể gây tổn thương khớp.
  • Nhiễm khuẩn: Viêm khớp gối có thể xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm trùng tại các cơ quan khác. Tình trạng nhiễm khuẩn ở khớp gối lan rộng gây sưng, viêm khớp.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là các chất canxi, phốt pho, kali,… gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của xương. Khớp gối bị suy yếu do thiếu dưỡng chất có nguy cơ cao bị thoái hóa, chấn thương.
  • Rối loạn tự miễn: Hệ miễn dịch hoạt động quá mức sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể tấn công mô liên kết trong bao khớp, dẫn tới sưng, viêm khớp gối.
  • Rối loạn chuyển hóa: Hoạt động chuyển hóa Purin trong cơ thể bị rối loạn có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây viêm khớp gối.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp gối:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị viêm khớp gối.
  • Di truyền: Bố mẹ bị viêm khớp gối làm tăng khả năng mắc bệnh ở con cái.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Cân nặng: Người thừa cân, béo phì khiến khớp gối chịu nhiều áp lực.
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc tác động không tốt đến mạch máu, cản trở lưu thông máu đến khớp.

Triệu chứng viêm khớp gối điển hình

Dấu hiệu bệnh viêm khớp gối khá rõ ràng, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Đau khớp gối: Thời điểm khởi phát, các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ, đau sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Tình trạng đau nhức trở nên nặng hơn khi người bệnh leo cầu thang, chạy bộ hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Sưng đỏ: Là phản ứng viêm, tình trạng nhiễm trùng khiến khớp gối tích tụ nhiều chất lỏng, gây sưng phồng, tấy đỏ, nóng tại khu vực đầu gối.
  • Khó vận động: Bệnh viêm khớp gối khiến lớp sụn khớp bị bào mòn, đầu gối không còn trơn tru khi vận động. Người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống.
  • Khớp gối phát ra tiếng lục cục: Do các đầu xương tại khớp gối cọ xát vào nhau khi vận động.
  • Cứng khớp: Biểu hiện rõ nhất vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi người bệnh nghỉ ngơi, không cử động đầu gối trong thời gian dài.
  • Tê, yếu chi dưới: Viêm khớp gối có thể gây teo cơ, yếu chi dưới, ảnh hưởng hoạt động đi lại, lao động.

Nếu có các dấu hiệu trên đây, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm.

Các giai đoạn tiến triển bệnh

  • Giai đoạn sớm: Sụn khớp có một số tổn thương nhỏ, chụp X – Quang có thể phát hiện những gai xương nhỏ trong khớp.
  • Giai đoạn nhẹ: Sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, gai xương hình thành nhiều hơn, nhưng triệu chứng chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn bệnh tiến triển: Chụp X – Quang cho thấy sụn khớp bị ăn mòn và hư hỏng nặng, khe khớp bị thu hẹp. Xuất hiện triệu chứng sưng đau, vận động khó khăn.
  • Giai đoạn nặng: Các đầu xương chạm sát vào nhau, dịch bôi trơn ổ khớp rất ít. Sụn khớp gối vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây biến dạng khớp.

Biến chứng bệnh viêm khớp gối

  • Mất khả năng vận động: Co duỗi đầu gối, đi lại, đứng lên, ngồi xuống khó khăn. Người bệnh không thể thực hiện những hoạt động thông thường trong cuộc sống.
  • Nguy cơ biến dạng đầu gối và teo cơ: Tình trạng đau nhức do viêm khớp gối khiến người bệnh hạn chế vận động, lâu dần gây teo cơ. Thêm vào đó, sụn khớp gối bị ăn mòn làm đầu xương lệch khỏi ổ khớp, dẫn tới biến dạng khớp gối.
  • Tàn phế: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm khớp gối, khiến người bệnh mất khả năng vận động, không thể lao động.
  • Các biến chứng tim mạch và da: Suy tim, đột quỵ, xuất hiện khối cứng hoặc những đốm màu nâu trên da.

Chẩn đoán viêm khớp gối

Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ dựa vào một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán loại bệnh và mức độ viêm khớp gối:

  • Chẩn đoán lâm sàng, khai thác triệu chứng, bệnh sử người bệnh và gia đình, kiểm tra thể chất.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các dấu hiệu di truyền hoặc kháng thể RA.
  • Chụp X – Quang: Xác định tình trạng tổn thương sụn, hẹp không gian khớp, gai xương, u nang.
  • Chọc hút dịch khớp gối: Là thủ thuật đưa kim vào trong bao hoạt dịch hút dịch khớp, để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
  • Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, như chụp CT, MRI.

Phương pháp điều trị viêm khớp gối

Mục tiêu trong điều trị viêm khớp gối là giảm đau, hỗ trợ hoạt động của khớp gối, ngăn ngừa gia tăng tổn thương.

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp, mức độ bệnh, tuổi tác và một số yếu tố khác. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm khớp gối:

Điều trị nội khoa

  • Thuốc giảm đau kháng viêm: Chỉ định với bệnh nhân bị đau khớp nhiều, khiến việc sinh hoạt, lao động hàng ngày bị ảnh hưởng. Trường hợp người bệnh bị viêm khớp gối cấp tính có khả năng phải dùng thêm cortisone tiêm trực tiếp vào ổ khớp, giúp giảm nhanh và hạn chế triệu chứng đau nhức.
  • Nẹp đầu gối: Giúp ổn định cấu trúc khớp, hỗ trợ giảm đau xương bánh chèn, cải thiện khả năng vận động.
  • Vật lý trị liệu: Là phương pháp để cải thiện sức mạnh khớp gối, cải thiện tầm vận động. Vật lý trị liệu thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc bổ trợ để tối ưu hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng khi bệnh viêm khớp gối tiến triển nặng, người bệnh không đáp ứng các biện pháp nội khoa, khả năng vận động của đầu gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây được xem là phương án điều trị cuối cùng.

Một số hình thức phẫu thuật thường sử dụng để điều trị viêm khớp gối:

  • Phẫu thuật loại bỏ xương tổn thương tại khớp gối.
  • Phẫu thuật nội soi loại bỏ tổ chức viêm, vá lại sụn hỏng.
  • Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo: Loại bỏ đầu xương đã bị hư, thay thế bằng vật liệu nhân tạo. Phương pháp này giúp ngăn tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, hạn chế tối đa đau đớn, sửa chữa các biến dạng khớp.

Chăm sóc tại nhà

Chế độ chăm sóc tại nhà rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm khớp gối. Người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, không quá béo cũng không quá gầy, để giảm áp lực tác động lên khớp đầu gối.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để thúc đẩy cơ bắp quanh khớp gối phát triển, gia tăng sức mạnh khớp, giúp giảm đau và ổn định khớp gối.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, tập luyện thể dục thể thao với cường độ thích hợp.
  • Sinh hoạt và lao động đúng tư thế.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm khớp gối

Bị viêm khớp gối nên ăn gì?

  • Nước hầm từ sườn sụn, xương ống bò: Chứa hàm lượng lớn chondroitin và glucosamin – những hợp chất thiết yếu cấu thành sụn, giúp tăng cường canxi trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% những chất dinh dưỡng này trong nước dùng. Người bệnh viêm khớp gối nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trái cây và rau củ: Là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào không bị hư hại, tổn thương. Người bệnh nên ăn nhiều loại trái cây, rau củ như: Táo, hành tây, hẹ tây, dâu tây,…
  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi,… chứa nhiều Omega-3, rất tốt cho xương khớp.
  • Tăng cường vitamin C: Vitamin C góp phần xây dựng collagen và mô liên kết, giúp xương khớp chắc khỏe. Nhiều loại trái cây, rau xanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, như: Trái cây họ cam, ổi, ớt đỏ, bông cải xanh, bắp cải,…
  • Bổ sung luân phiên các loại thịt gia cầm, thịt heo, tôm, cua để làm phong phú chế độ dinh dưỡng.
  • Bổ sung các loại ngũ cốc, đậu nành giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa.

Bị viêm khớp gối kiêng ăn gì?

  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
  • Bánh kẹo, nước ngọt, món ăn nhiều đường, muối.
  • Cà muối, dưa muối, chuối tiêu, thịt chó.
  • Thịt mỡ, dăm bông, xúc xích,… làm tăng lipid máu, khiến tình trạng viêm khớp gối trở nên trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp đầu gối

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học.
  • Lao động, chơi thể thao đúng tư thế, cường độ phù hợp, tránh mang vác vật nặng.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.
  • Luyện tập thể dục đều đặn, lựa chọn bài tập phù hợp.
  • Không hút thuốc.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi có triệu chứng bất thường.

Câu hỏi thường gặp

Viêm khớp gối là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm, khó điều trị và nhanh chóng tiến triển nặng nếu không điều trị. Người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề:

  • Đau nhức kéo dài, vận động khó khăn.
  • Giảm hoặc mất khả năng đi lại, vận động thông thường.
  • Cứng đầu gối, teo cơ, biến dạng khớp.
  • Gây tổn thương tim mạch, dẫn đến bệnh tim, có thể gây tử vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên.
  • Người lao động dùng chân nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, đứng lâu (trên 2 giờ/ngày), gấp/duỗi gối và đi nhiều (trên 3km/ngày).
  • Người ít vận động, thừa cân, béo phì.
  • Người có tiền sử gia đình có người bị viêm khớp gối.
  • Vận động viên từng bị chấn thương khớp gối, gây vỡ xương, vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè,...
  • Người thường xuyên bị stress. Vì căng thẳng kéo dài góp phần làm phân hủy hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ viêm khớp gối.
  • Phụ nữ có khả năng bị viêm khớp gối cao hơn đàn ông.

Đối với bệnh viêm khớp gối, người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều này giúp người bệnh cơ nhiều cơ hội điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu, hạn chế dùng thuốc, không phải phẫu thuật, tránh được những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Đi bộ nhẹ nhàng có tác động tích cực trong điều trị viêm khớp gối, giúp duy trì sự bền bỉ của xương khớp. Tương tự như thể dục dưỡng sinh, khi đi bộ bạn không cần sử dụng quá nhiều lực, kết hợp với hít thở đều sẽ góp phần cải thiện tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, dù việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh viêm khớp gối vẫn cần hiểu rõ tình trạng của bản thân. Nếu tình trạng đau nhức khớp gối diễn ra quá nghiêm trọng thì nên nghỉ ngơi, tránh gây tác động không mong muốn. Như vậy, để giải đáp câu hỏi có nên đi bộ không, người bệnh nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp gối mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Đây là một bệnh lý đáng lo ngại, cần được chăm sóc, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết bạn đã có những thông tin cần thiết để tự chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân trong gia đình.

Cập nhật lúc: 3:20 PM , 26/04/2023

Tin liên quan

Viêm Khớp Ức Sườn: Triệu Chứng, Cách Chữa, Có Nguy Hiểm Không

Viêm khớp ức sườn là tình trạng người bệnh có cảm giác đau nhói trước ngực, ngay phía phần xương ức. Theo các chuyên gia y tế, bệnh cần được...

Đau Khớp Vai Nên Uống Thuốc Gì? Top Thuốc Bác Sĩ Kê Đơn

Đau khớp vai là bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, được biểu hiện thông qua các triệu chứng bệnh như: Đau vai gáy, mỏi vai hai bên, viêm...

Hướng Dẫn Chữa Đau Xương Khớp Bằng Gạo Nếp Cẩm Đơn Giản Tại Nhà

Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm là phương pháp được nhiều người áp dụng tại nhà với mục đích đẩy lùi triệu chứng bệnh, hạn chế những ảnh...

5 Cách Chữa Đau Khớp Gối Khi Chơi Thể Thao Hiệu Quả Cao

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi trong quá trình luyện tập khớp gối rất dễ bị tổn thương....

Viêm khớp Phản Ứng Có Hết Không? Chuyên Gia Trả Lời

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm...

Viêm Khớp Cấp: Triệu Chứng, Cảnh Báo, Cách Chữa

Viêm khớp cấp là bệnh lý mà nhiều người thường gặp. Bệnh gây nên những cơn đau âm ỉ cho người mắc, từ đó gây ra nhiều bất tiện trong...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *