Tư thế nằm giảm đau dạ dày chuẩn nhất cho người bệnh

Rất nhiều người bị đau dạ dày không để ý đến tư thế nằm ngủ dẫn đến bệnh mất rất nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên, Tư thế ngủ đúng cách không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, sẽ gợi ý cho bạn một số tư thế nằm ngủ chuẩn nhất giúp làm giảm chứng bệnh đau dày.

Tư thế ngủ ảnh hưởng như nào đến đau dạ dày?

Có thể bạn không biết, một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm chính là do tư thế nằm ngủ. Nằm sai tư thế, có thể khiến dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn bình thường, khi bị rối loạn nhu động dạ dày, dịch vị sẽ bị đẩy lên thực quản. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau bụng, trào ngược dạ dày, khó thở khi ngủ.

Bạn nên áp dụng cách nằm giảm đau dạ dày khi:

  • Có hiện tượng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau tức vùng thượng vị (trên rốn).

Tư thế nằm ngủ chuẩn cho người đau dạ dày

Áp dụng một số tư thế sau đây có thể giúp bạn giảm đau dạ dày và có giấc ngủ ngon hơn:

1. Nằm nghiêng sang bên trái

Theo giải phẫu học, cấu tạo dạ dày có hình chữ J. Khi nằm nghiêng sang bên trái, dạ dày và tuyến tụy sẽ nằm ở vị trí thấp hơn so với thực quản. Tư thế này giúp:

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP
  • Hạn chế axit dạ dày bị đẩy lên thực quản, tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Giúp dạ dày hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ tốt hơn vì làm giảm được áp lực.
  • Giúp cơ thể di chuyển chất thải từ ruột non đến ruột già hiệu quả hơn thông qua van hồi – manh tràng. Từ đó hạn chế tình trạng thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, giảm hiện tượng đầy bụng, táo bón.

Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm tình trạng ngưng thở khi ngủ do thức ăn trào lên cuống họng. Đồng thời, giảm ngủ ngáy và giảm tiết dịch vị.

2. Tư thế nằm ngửa

Người bị đau dạ dày và trào ngược thực quản nên áp dụng tư thế nằm ngửa. Tư thế này giúp hạ thấp dạ dày xuống thấp hơn thực quản, hạn chế acid thực quản và thức ăn trào ngược lên thực quản. 

Bạn có thể nằm ngửa khi bị đau dạ dày như sau:

  • Nằm trên giường, dùng gối kê đầu cao lên khoảng 10 – 15cm.
  • Nếu bạn bị đau dạ dày với cơn đau dữ dội hơn, có thể nâng cao chân giường phía trên lên từ 20 – 30cm.

Tư thế cần tránh khi nằm ngủ khi bị đau dạ dày

Trong áp dụng cách nằm giảm đau dạ dày, bên cạnh các tư thế nên nằm, người bệnh cũng cần hạn chế các tư thế sau:

1. Nằm ngủ sấp

Khi nằm sấp sẽ gây áp lực lớn lên toàn bộ các cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày. Thậm chí, nếu nằm lâu, người bệnh có thể cảm thấy khó thở.

Nằm sấp sẽ làm cho dạ dày cao hơn thực quản, gây kích thích trào ngược dạ dày. Song song với đó, người bệnh sẽ cảm thấy tức bụng, khó tiêu và đau dạ dày nhiều hơn.

2. Nằm nghiêng bên phải

Ngược với nằm nghiêng bên trái, khi nằm sang bên phải sẽ làm cho dạ dày cao hơn thực quản. Lúc này acid dịch vị có nguy cơ trào ngược lên thực quản hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ợ nóng, ợ chua, khó chịu,… Các triệu chứng kéo dài dễ dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Lời khuyên từ chuyên gia về tư thế ngủ

Tư thế ngủ đóng vai trò đặc biệt với người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, ngoài tư thế ngủ, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để cải thiện triệu chứng đau và điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Nên ngủ tư thế nằm ngửa sẽ rất tốt cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh bị béo phì không nên nằm tư thế này quá lâu có thể gây khó thở.
  • Nên ăn trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng.
  • Hạn chế ăn khuya hoặc ăn quá no quá sát giờ đi ngủ.
  • Không nên thức khuya, để cơ thể bị căng thẳng, stress.

Câu hỏi thường gặp

Nếu bạn đã nằm đúng tư thế nhưng vẫn không hết đau dạ dày, có thể vì tình trạng bệnh của bạn đã tiến triển nặng. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và can thiệp điều trị từ sớm.

Bởi thực chất, cách nằm giảm đau dạ dày chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau, giúp người bệnh dễ ngủ hơn chứ  không thể làm lành được những tổn thương ở trong dạ dày.

Không nên đi nằm luôn khi vừa ăn no xong.

Nằm xuống sau ăn có thể khiến axit dạ dày tăng cao, gây hiện tượng khó tiêu. Nếu bạn có tiền sử bị đau dạ dày, nên tránh nằm trong 3 giờ đầu sau khi ăn.

Sau khi ăn xong, bạn nên đi lại vận động nhẹ nhàng để dạ dày tránh tình trạng co thắt, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, cần nhớ là “nhẹ nhàng”, không nên chạy nhảy, vận động quá thoải mái.

Bài viết trên đã đưa thông tin về cách nằm giảm đau dạ dày. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu đúng hơn về tầm quan trọng của tư thế nằm cũng như nằm đúng cách để phòng ngừa cũng như hạn chế bị đau dạ dày nhiều hơn khi nằm.

Gợi ý xem thêm

Cập nhật lúc: 1:11 AM , 01/03/2024

Tin liên quan

thuốc chữa viêm hang vị dạ dày

Tư vấn Top loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn

Viêm hang vị dạ dày mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những...

Danh Sách Những Loại Trái Cây Tốt Cho Người Đau Dạ Dày

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì là câu hỏi nhiều người bệnh đặt ra bởi trái cây là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong: Mẹo Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mật ong từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu giúp giảm đau, kháng viêm với người bị đau dạ dày hiệu quả. Có nhiều cách chữa đau dạ...

Nửa đêm đau dạu dày phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Nửa đêm bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến đối với nhiều người, triệu chứng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc...

Cách để giảm đau dạ dày cấp tốc mang lại hiệu quả cao

Đau dạ dày là một căn bệnh ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tìm một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao luôn là đề tài quan...

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có sao không? Cách khắc phục thế nào?

Đau Dạ Dày Đi Ngoài Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Tại Nhà

Một trong những triệu chứng phổ biến của đau dạ dày là đi ngoài. Đây là một triệu chứng thường gặp của đa số người đang mắc bệnh đau dạ...

Suốt 4 năm, chú Vương Trí Thuận luôn mệt mỏi, thức trắng vì chịu đựng những cơn đau vùng thượng vị, trào ngược, ợ hơi, ợ chua,… Từ khi biết đến giải pháp Y học cổ truyền hiệu quả chú đã đẩy lùi được bệnh trào ngược và viêm dạ dày HP chỉ sau 2 tháng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *