Viêm Amidan Cấp Ở Trẻ Em: Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm các thông tin về chứng bệnh này.

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?

Amidan là một bộ phận quan trọng trong khoang họng, có nhiệm vụ bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào. Amidan vốn là tổ chức lympho, cấu tạo gồm có: amidan khẩu cái, vòm họng, vòi, đáy lưỡi. Cơ chế hoạt động của cơ quan này là tiết ra kháng thể chặn đứng sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Tình trạng viêm amidan ở trẻ em được chia thành hai dạng cấp và mãn tính. Bệnh xuất hiện khi “hàng rào bảo vệ” bị quá tải do sự tấn công quá mạnh của virus, vi khuẩn. Lúc này trẻ có thể bị viêm amidan cấp tính. Quan sát bên trong cổ họng trẻ có thể thấy được amidan bị sưng, viêm, phù nề,…Điều này khiến cho trẻ nuốt khó khăn, cổ họng đau rát khó chịu.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm amidan cấp

Đa phần, trẻ em đều mắc phải bệnh viêm amidan ít nhất 1 lần trong đời. Trường hợp viêm amidan cấp tính thường kéo dài trong khoảng 10 ngày, có khi ít hơn. Một số yếu tố gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em như:

Viêm amidan cấp do virus

Theo thống kê có đến 70% trẻ em bị viêm amidan là do virus gây ra. Các loại như rhode virus, coronavirus, adenovirus. Một số trường hợp nhiễm bệnh do virus cúm, enterovirus, virus herpes,…Tuy nhiên những loại này sẽ ít phổ biến hơn các loại đã kể trước đó.

Ngoài các ra, một dạng virus khác gây nên bệnh bạch cầu đơn nhân, tên là epstein barr cũng khiến trẻ bị viêm amidan. Thông thường, sau một thời gian bệnh cũng có thể tự khỏi do virus thường là loại lành tính. Thời gian tự phục hồi từ vài ngày cho đến 1 tuần.

Viêm amidan cấp do vi khuẩn

Miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt nhất là ở amidan. Các mầm bệnh này có thể sống cộng sinh trong cơ thể con người. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới sinh sôi và phát triển gây hại.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra trong amidan của trẻ và người lớn bị amidan có tới 100 loại vi khuẩn. Trong đó, streptococcus pneumoniae là dạng gây ra triệu chứng nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, cũng có 5% người mắc bệnh viêm amidan nhiễm vi khuẩn này nhưng không có nhiều triệu chứng đáng lo ngại.

Những trường hợp như thế, vi khuẩn được xếp vào dạng mầm bệnh lành mạnh. Mặc dù vậy, mầm bệnh có thể lây nhiễm từ người bệnh sang trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, sức đề kháng của trẻ không chống lại được các tác động bất lợi của vi khuẩn khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề. Tình trạng xấu có thể dẫn đến các hệ lụy không mong muốn.

Triệu chứng amidan cấp ở trẻ

Viêm amidan cấp tính xảy ra khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột. Hầu hết trẻ có biểu hiện đau họng kèm theo sốt. Ngoài ra, một số triệu chứng khác của tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ em là:

  • Trẻ khó nuốt nước bọt, bị chảy nước dãi.
  • Trẻ cảm thấy đau tai khi nuốt, miệng có mùi hôi.
  • Amidan bị sưng, tấy đỏ hoặc phủ một lớp màu trắng bên trên.
  • Có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết cổ.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan sát các triệu chứng quấy khóc, bỏ ăn, cáu gắt và khó ngủ.

Cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trên kèm triệu chứng bất thường khác như phát ban, nhiễm trùng thứ phát thì có thể trẻ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp ở trẻ em tuy không nguy hiểm như viêm amidan mãn tính nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Nếu trẻ bị viêm amidan cấp mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc có nguy cơ gây ra các biến chứng sau đây:

  • Biến chứng áp xe quanh amidan: Đây là một biến chứng thường gặp, có thể gây tắc nghẽn đường thở của bé và gây nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng áp xe phế quản: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, làm tổn thương đường thở và ăn mòn động mạch cảnh, gây ra các khối huyết tĩnh mạch.
  • Biến chứng nhiễm trùng lây lan: Vùng viêm nhiễm có thể lây lan sang các cơ quan khác dẫn tới các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cầu thận…
  • Biến chứng tim mạch: Trẻ có nguy cơ bị sốt thấp khớp nếu không được điều trị viêm amidan, gây tổn thương tim vĩnh viễn ở trẻ.

Cách điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em

Việc điều trị amidan cấp tính cho trẻ em rất quan trọng, giúp khắc phục các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh phát triển biến chứng nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng giảm đau, hạ sốt

Khi bị viêm amidan cấp tính, trẻ sẽ có triệu chứng đau rát họng và sốt cao. Cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ điều trị đúng cách.Biện pháp điều trị giảm đau, hạ sốt có vai trò rất quan trọng, có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh, giúp trẻ bớt mệt mỏi và tránh gây hại đến hệ miễn dịch. Trẻ có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol và Ibuprofen.

Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng trong khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ và cha mẹ không được sử dụng quá 5 lần/ngày cho trẻ. Ngoài ra, thuốc Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như lau người bằng nước ấm, chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng hạ thân nhiệt cho trẻ.

Sử dụng thuốc Tây y

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em phải dựa trên chỉ định của bác sĩ. Khi đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.Thông thường, khi bị viêm amidan cấp do vi khuẩn, trẻ được chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống trong khoảng 10 ngày. Các loại kháng sinh phổ biến được chỉ định là: Penicillin, Cephalosporin, Clindamycin.

Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh phải dựa trên chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc.Đối với trẻ bị viêm amidan cấp, các bác sĩ sẽ không chỉ định cắt bỏ amidan. Việc phẫu thuật cắt amidan chỉ được thực hiện khi trẻ bị viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần và có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cải thiện viêm amidan cấp cho trẻ tại nhà

Nếu trường hợp trẻ bị viêm amidan do virus sẽ không cần phải dùng thuốc can thiệp. Bởi thuốc kháng sinh lúc này sẽ không phát huy tác dụng với dạng nhiễm trùng này. Bố mẹ nên chăm sóc và xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện nhanh những triệu chứng do bệnh gây ra. Một số lưu ý như:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho trẻ. Tránh để con tham gia các hoạt động vui chơi, la hét.
  • Uống nước ấm là cách giúp trẻ làm dịu cổ họng, đồng thời giúp cơ thể bé tránh tình trạng mất nước, giữ ẩm tốt.
  • Đối với các em nhỏ đã biết đánh răng, tập cho con thói quen mỗi ngày súc miệng bằng nước muối 2 lần sáng và tối để diệt vi khuẩn trong miệng.
  • Trong nhà, bố mẹ có thể lắp máy điều hòa độ ẩm, tránh thời tiết hanh khô khiến niêm mạc hô hấp bị khô khó chịu.
  • Sử dụng viên ngậm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, chất hóa học, lông của thú cưng, bụi bẩn,…để đảm bảo các dị nguyên không có điều kiện xâm nhập làm bệnh trở nên trầm trọng.
  • Một số sản phẩm xịt họng, súc miệng chứa các thành phần như phenol, benzydamine, chlorhexidine gluconate,…Không cho trẻ sử dụng các loại chứa benzocaine.
  • Đối với những trẻ lớn, có thể cho trẻ ngậm chanh mật ong để diệt khuẩn, chống viêm.

Điều trị viêm amidan cấp bằng Đông y

Phương pháp điều trị viêm amidan bằng Đông y cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn để điều trị bệnh cho con mình. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị một cách phù hợp nhất, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám Đông y để được chẩn trị. Hầu hết các bài thuốc Đông y đều khá an toàn với trẻ nhỏ, lành tính và ít gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm và trẻ khó sử dụng khi thuốc có vị đắng. Các bài thuốc này đều có thành phần là những thảo dược tự nhiên, vừa có thể khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả, vừa tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Dưới đây bố mẹ hãy tham khảo ngay bài thuốc này để trị dứt điểm viêm amidan cho trẻ:

  • Bài 1: Bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 16g, cát cánh 6g, xạ can 6g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bồ công anh 16g, sơn đậu căn 12g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
  • Bài 2 – Thanh yên lợi cách thang gia giảm gồm: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 40g, liên kiều 16g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, hoàng cầm 4g, hoàng liên 4g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
  • Bài 3: Kim ngân hoa 20g, xạ can 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, tang bạch bì 12g, cam thảo đất 16g, thạch cao 20g. Thạch cao sắc trước 10 phút trước khi cho các vị thuốc khác. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 4: Phức phương lượng cách thang gia giảm: Thạch cao sống (sắc trước) 40g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cát cánh 8g, đạm trúc diệp 12g, chi tử 12g, huyền sâm 16g, bạc hà (cho sau) 4g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm amidan cấp

Bên cạnh việc điều trị, cách chăm sóc trẻ khi bị viêm amidan cũng rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, đảm bảo được giấc ngủ cho trẻ và hạn chế để trẻ tham gia các hoạt động quá sức.
  • Cho trẻ uống nước ấm để làm dịu cổ họng và tránh tình trạng mất nước.
  • Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày để diệt khuẩn.
  • Nên lắp máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để duy trì độ ẩm lý tưởng, tránh tình trạng niêm mạc amidan bị khô gây khó chịu cho trẻ.
  • Có thể sử dụng các loại viên ngậm cho trẻ trên 4 tuổi để cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng thuốc xịt họng, súc miệng cho trẻ để làm sạch và làm lành vùng viêm nhanh chóng.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc và các chất độc hại cùng những thành phần có thể gây dị ứng cho trẻ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cho trẻ ăn các thức ăn mềm để tránh tổn thương niêm mạc họng.

Trên đây là tổng quan về tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ em. Hy vọng những thông này có thể giúp các bậc cha mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của con một cách tốt hơn, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và cho trẻ điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng gây hại cho sức khỏe.

 

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật lúc: 12:14 AM , 13/04/2023

Tin liên quan

Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá

Top Các Cách Chữa Viêm Amidan Bằng Rau Diếp Cá An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá là một trong số ít những phương pháp dân gian hiệu quả, đang được rất nhiều người bệnh sử dụng. Mặc dù có...

Chữa viêm amidan bằng mật ong

Chữa Viêm Amidan Bằng Mật Ong Có Thực Sự Hiệu Quả? Cách Dùng Đúng Nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong từ lâu đã được áp dụng khá phổ biến. Vậy phương pháp điều trị này có thực sự hiệu quả không, nếu có thì...

Thuốc đông y trị amidan

Nên Dùng Thuốc Đông Y Trị Amidan Không? Bài Thuốc Thông Dụng

Thuốc Đông y trị amidan từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Vậy phương pháp này thực sự có nên dùng hay không và bài thuốc nào đang thông...

Công Thức Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Bằng Thuốc Nam Đem Lại Hiệu Quả Cao

Chữa viêm amidan hốc mủ bằng thuốc Nam được nhiều người lựa chọn bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp, chuẩn bị đơn giản nhưng hiệu quả mang...

Viêm Amidan Hốc Mủ Bã Đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị [ĐỪNG BỎ LỠ]

Viêm amidan hốc mủ bã đậu ngày càng trở nên phổ biến. Điều này xuất phát từ tâm lý chủ quan trong điều trị viêm amidan ở giai đoạn cấp...

Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *