Dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng sau là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì nó có thể giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng và ngăn tác nhân xấu gây bệnh. Dưới đây là top 9 loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Người bệnh có thể tham khảo.
5 Loại thuốc chữa bệnh viêm xoang sàng sau được sử dụng phổ biến
Thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi và các loại thuốc chống dị ứng là những thuốc phổ biến dùng chữa viêm xoang sàng sau hiện nay. Khi dùng những loại thuốc này người bệnh nên chú ý xem mình có bị dị ứng với thành phần nào của thuốc không và dùng theo chỉ dẫn của y bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang do vi khuẩn
Đối với bệnh viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh kết hợp với các loại thuốc trên. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm mô xoang, từ đó làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là penicillin tổng hợp (chủ yếu là Amoxicillin). Tuy nhiên nếu có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh này, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh chứa sulfur như Trimethoprim, Bactrim và Sulfamethoxazole. Kháng sinh được sử dụng liên tục trong 14 – 21 ngày (tùy mức độ nhiễm trùng) để điều trị dứt điểm hiện tượng viêm nhiễm ở mô xoang.
Trong trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang cấp tái phát nhiều lần, vi khuẩn có thể giảm mức độ nhạy cảm với kháng sinh nhóm penicillin và sulfur. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc kháng sinh penicillin tổng hợp mới.
Hầu hết các loại kháng sinh đều có thể gây dị ứng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và mệt mỏi. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng dị ứng (ngứa da, sưng họng, nổi mề đay, phát ban), nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng loại kháng sinh khác.
Thuốc co mạch dạng xịt mũi
Thuốc co mạch dạng xịt mũi (Naphazolin, Xylometazolin, Pseudoephedrine,…) được sử dụng phổ biến hơn so với thuốc dạng uống. Thuốc đem lại hiệu quả chỉ sau 1 – 3 phút sử dụng và có thể cải thiện các triệu chứng do sung huyết mũi gây ra như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, nặng vùng mặt do ứ đọng dịch ở trong mô xoang,…
Tuy nhiên, thuốc co mạch dạng xịt mũi có nguy cơ nhờn thuốc cao hơn thuốc dạng uống. Vì vậy, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng tối đa trong 3 ngày. Sử dụng quá thời gian này có thể khiến thuốc giảm hiệu quả hoặc thậm chí gây ra phản ứng dội ngược (làm nghiêm trọng hơn hiện tượng sung huyết ở niêm mạc mũi).
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Bệnh nhân tăng nhãn áp góc đóng
- Trẻ dưới 6 tuổi
Thuốc co mạch dạng xịt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng như hoại tử niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ, loét mũi, khô mũi, giãn đồng tử,… Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi đã tham vấn y khoa và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng.
Thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa corticoid
Thuốc xịt mũi chứa corticoid thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang sàng sau cấp và mãn tính. Các loại thuốc này thường chứa một số dẫn xuất của corticoid như Triamcinolone, Beclomethasone, Fluticasone, Mometasone,… Thuốc xịt mũi chứa corticoid có khả năng ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc và giúp thông mũi chỉ trong một thời gian ngắn ngay sau khi sử dụng. Ngoài ra, corticoid còn có tác dụng kháng dị ứng dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch.
Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, mũi phù nề gây khó thở,… Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng vào những thời điểm có nhiều dị nguyên (thời tiết thay đổi, mùa hoa,…) để dự phòng viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Chống chỉ định:
- Niêm mạc mũi và các cơ quan lân cận bị nhiễm trùng
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Trẻ em dưới 6 tuổi
Tương tự thuốc xịt mũi co mạch, chỉ nên sử dụng thuốc xịt/nhỏ mũi chứa corticoid trong thời gian ngắn. Lạm dụng loại thuốc này có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc hô hấp, tăng nguy cơ bội nhiễm và làm chậm quá trình phục hồi vết xước ở cơ quan này.
Sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid chữa bệnh viêm xoang có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, buồn nôn, kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam, đau đầu,…
Thuốc nhỏ mũi chứa hoạt chất kháng histamin H1
Bên cạnh thuốc kháng histamin H1 dạng uống, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc kháng histamin H1 dạng xịt hoặc nhỏ. Thuốc dạng xịt thường chứa hoạt chất Azelastine và được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng,… Nhóm thuốc này có thể sử dụng cho người trưởng thành và trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên.
Thuốc kháng histamin H1 dạng xịt có tác dụng giảm ngứa mũi, nghẹt mũi, phù nề mũi và thúc đẩy dẫn lưu mũi – xoang. Chống chỉ định thuốc cho những trường hợp viêm mũi không do dị ứng.
Mặc dù ít có khả năng đi vào tuần hoàn máu nhưng để đảm bảo an toàn, người bị cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt, cường giáp,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc kháng nấm trị viêm xoang do nấm men
Thuốc kháng nấm (Voriconazole, Amphotericin B) được sử dụng trong trường hợp viêm xoang xảy ra do nhiễm nấm hoặc bội nhiễm nấm. Chống chỉ định nhóm thuốc này với người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc và người bị hội chứng porphyrin niệu cấp tính.
Tương tự như kháng sinh chống khuẩn, kháng sinh chống nấm được sử dụng liên tục trong 14 – 21 ngày để ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm. Nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến thị giác, vì vậy cần tránh vận hành máy móc và điều khiển phương tiện giao thông vào buổi tối. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng nấm gồm có buồn nôn, phát ban, đau bụng, giảm thị lực, phát ban, nhìn mờ,…
Trên đây là một số thuốc điều trị viêm xoang sàng sau hiệu quả trên thị trường. Lựa chọn đúng thuốc, phù hợp với sức khỏe của bản thân sẽ giúp tránh những nguy cơ nguy hiểm. Người bệnh nên thăm khám, liên hệ chuyên gia để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị
XEM THÊM