Sâu răng trẻ em gây ra nhiều tác hại khó lường nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa dành sự quan tâm cần thiết đến vấn đề này. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và phương pháp điều trị để con tránh được những hệ quả xấu từ sâu răng là điều phụ huynh nào cũng cần thực hiện ngay từ hôm nay.
Những trường hợp sâu răng ở trẻ em
Trẻ em sâu răng thường được chia thành 4 trường hợp là sâu răng sữa, sâu răng hàm, sâu răng sưng lợi và sâu răng vào tủy:
Sâu răng sữa
Theo các thống kê về sâu răng trẻ em gần đây, tỷ lệ sâu răng sữa luôn ở mức cao và trong tình trạng đáng báo động. Nguyên nhân do răng sữa của trẻ có men răng và ngà răng mỏng nên thường sẽ yếu hơn rất nhiều so với răng của người lớn. Chính vì thế răng sữa của trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra những lỗ sâu răng.
Sâu răng hàm
Vị trí của răng hàm nằm sâu bên trong nên khi gặp vấn đề thường khó phát hiện. Trong khi đó răng hàm số 6 cũng là chiếc răng được thay sớm nhất thường vào lúc trẻ 6 tuổi. Chính vì thế không chỉ răng sữa, răng hàm vĩnh viễn của bé bị sâu cũng có nguy cơ cao bị sâu. Bên cạnh đó nếu răng hàm trong bộ răng sữa của trẻ bị sâu nặng dẫn đến rụng răng hàm sớm, các răng bên cạnh có thể bị mọc lệch vào khoảng trống đó. Điều này gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng và thẩm mỹ khuôn mặt.
Sâu răng sưng lợi
Sưng lợi là dấu hiệu viêm nhiễm của hệ thống mô mềm bao bọc chân răng nhưng không ảnh hưởng đến xương hay dây chằng trong ổ răng. Ngoài biểu hiện bị sưng, lợi còn có thể ửng đỏ, nướu dễ chảy máu. Vết sưng gây ra cơn đau nhức và buốt ở lợi có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa. Hơi thở trẻ có mùi hôi thậm chí sâu răng sưng lợi còn còn khiến bé bị sốt và mệt mỏi.
Sâu răng vào tủy
Răng trẻ em bị sâu nhưng không được điều trị kịp thời sẽ các lỗ sâu sẽ dần dần lan đến tủy răng gây viêm nhiễm. Lúc này răng sâu sẽ làm trẻ đau nhức dữ dội gây khó khăn trong các hoạt động ăn uống. Sau một thời gian răng bị sâu bắt đầu chết tủy khiến nhiễm trùng đi vào xương gây ra viêm xương hàm.
Nguyên nhân gây sâu răng trẻ em
Muốn điều trị sâu răng trẻ em trước hết nên tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Thông thường sẽ là các lý do sau đây:
- Vệ sinh răng miệng chưa sạch khiến thức ăn thừa còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành các mảng bám và phủ lên răng. Mảng bám chứa vi khuẩn tấn công men răng gây ra sâu răng
- Khi bé ăn quá nhiều tinh bột hay đồ ngọt như bánh, kẹo, hoa quả ngọt… đường trong các thực phẩm này sẽ tạo ra acid ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng khiến trẻ bị sâu răng.
- Trường hợp răng bé mới chớm sâu nhưng cha mẹ chủ quan không điều trị sớm cũng khiến tình trạng sâu răng trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm nha chu,….
- Một số bé có hiện tượng thiếu sản men răng, tức men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi khiến răng của trẻ bị yếu đi. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra sâu răng.
Tác hại của sâu răng trẻ em
Tình trạng trẻ em sâu răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Các tác hại của sâu răng trẻ em có thể kể đến như:
Các cơn đau nhức
Trẻ em bị sâu răng sẽ đối mặt với các cơn đau nhức thường xuyên gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giấc ngủ. Em bé bị sâu răng nếu đau nhức còn quấy khóc khiến cha mẹ mệt mỏi.
Gây mất thẩm mỹ
Tình trạng trẻ em sâu răng đang ở mức độ nặng gây ra các ổ sâu đen trên bề mặt răng. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bé tự ti mỗi khi giao tiếp hàng ngày.
Nhổ bỏ răng sớm
Trường hợp nặng nhất khi vi khuẩn sâu răng đã tấn công phá hủy tủy, răng sẽ phải nhổ bỏ vì không thể phục hồi. Nếu phải nhổ răng sữa quá sớm, trước kỳ thay răng, quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé sẽ bị ảnh hưởng.
Các răng vĩnh viễn của trẻ có thể mọc lệch hoặc chậm, các răng mọc không đều thậm chí gây ra tình trạng hàm hô, móm… tác động xấu đến diện mạo của trẻ.
Dấu hiệu của sâu răng trẻ em
Cha mẹ cần tìm hiểu những triệu chứng sâu răng cụ thể để phát hiện bệnh sâu răng của con đang diễn tiến ở mức độ nào rồi cho con điều trị bằng phương pháp thích hợp.
- Trường hợp trẻ mới chớm sâu răng mức độ nhẹ: Những cục đốm trắng nhỏ sẽ xuất hiện trên bề mặt răng hoặc ở giữa hai kẽ răng.
- Giai đoạn tiền sâu răng: Lúc này vi khuẩn sâu răng bắt đầu ăn sâu hơn vào cấu trúc ngà răng. Những vết đốm trắng có thể bị đục, trẻ sẽ nhận thấy một chút ê buốt răng khi ăn đồ chua hoặc lạnh.
- Giai đoạn sâu răng nặng: Lúc này các lỗ sâu răng đã nhìn rõ và bắt đầu lan nhanh trên bề mặt răng, đặc biệt là ở răng cửa trước và răng hàm. Bé sẽ cảm thấy đau nhức khi ăn uống hay cả trong lúc bình thường,
- Giai đoạn sâu răng trầm trọng: Ở giai đoạn này, vi khuẩn sâu răng đã ăn mòn men răng, tấn công vào tới tủy răng khiến trẻ bị viêm tủy, áp xe răng hay thậm chí mất răng
Xem thêm: Sâu răng ăn vào tủy: Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Cách điều trị sâu răng trẻ em
Sâu răng trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cha mẹ có thể đưa bé đến nha khoa hoặc áp dụng các phương pháp dân gian.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Những phương pháp dân gian chữa sâu răng trẻ em đều sử dụng các nguyên liệu gần gũi với các làm đơn giản nên được nhiều cha mẹ áp dụng. Một số phương pháp dân gian được đánh giá cao như sau:
Hành tây
Hành tây có tác dụng giảm sưng đau và khả năng kháng viêm, trị hôi miệng cực kì hiệu quả nên thường được sử dụng để giảm cơn đau nhức do sâu răng gây nên. Cha mẹ chỉ cần ép hành tây lấy nước sau đó dùng tăm bông thấm chấm nhẹ nước ép hành tây vào răng đau của con, giữ nguyên trong khoảng 1 – 2 phút sẽ thấy hiệu quả.
Điều trị sâu răng cửa ở trẻ em bằng tỏi
Khi bị đau răng trẻ em bị sâu, cha mẹ có thể sử dụng tỏi tương để chữa cho con vì trong tỏi có các hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau. Cha mẹ chỉ cần giã một vài tép tỏi cùng một vài hạt muối trắng rồi đắp lên chỗ răng sâu của con trong 10 phút.
Chữa sâu răng em bé bằng gừng
Gừng có khả năng kháng viêm, sát trùng, điều trị viêm nha chu và loại bỏ vi khuẩn rất tốt. Cha mẹ lấy một nhánh gừng nhỏ, rửa sạch rồi giã nát, đắp trực tiếp lên chỗ răng sâu của bé. Thực hiện vài lần trong ngày, cơn đau do sâu răng của trẻ sẽ giảm dần.
Sử dụng dầu oliu và đinh hương
Dầu oliu chứa các chất có công dụng giảm viêm, còn dầu đinh hương có khả năng gây tê, giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần trộn hai loại dầu này, lưu ý lượng dầu đinh hương phải gấp đôi dầu oliu. Sau đó dùng tăm bông bôi hỗn hợp này lên phần răng sâu từ 3 – 4 lần một ngày sẽ đẩy lùi được vi khuẩn sâu răng.
Trị sâu răng cho trẻ bằng bột nghệ
Bột nghệ được biết đến là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh trong đó có sâu răng. Cha mẹ dùng một chút bột nghệ nhét vào răng bị sâu của bé sẽ khiến cơn đau nhức của bé giảm dần.
Lá bàng non trị sâu răng cho trẻ
Có thể nhiều người không biết vị chát của lá bàng non được coi là khắc tinh lớn nhất của vi khuẩn gây sâu răng. Loại lá này có khả năng làm giảm các cơn đau nhức từ sâu răng. Cha mẹ lấy 3 – 5 búp bàng non rửa sạch rồi giã nát với một ít muối trắng, lọc lấy nước súc miệng cho con ngày 2 lần khi ngủ dậy và trước khi ngủ.
Lá bạc hà trị sâu răng cho trẻ
Bạc hà nổi tiếng với tính mát, có khả năng gây tê tạm thời nên thường được sử dụng để giảm đau răng sâu. Cha mẹ cho con súc miệng bằng nước lá bạc hà trong khoảng 2 – 3 phút sẽ thấy hiệu quả.
Chữa sâu răng cho trẻ bằng lá ổi
Hợp chất astringents có trong lá ổi có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp triệt tiêu vi khuẩn gây sâu răng. Cha mẹ đem giã nát vài lá ổi non rồi đắp vào chiếc răng sâu của trẻ, giữ nguyên trong khoảng 3-5 phút mới được bỏ ra rồi cho trẻ súc miệng lại với nước sạch. Phương pháp này sẽ giúp con dễ chịu hơn với những cơn đau sâu răng.
Điều trị sâu răng trẻ em tại nha khoa
Trong trường hợp trẻ mới chớm sâu, điều quan trọng lúc này là cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để trám răng nhằm tránh tình trạng sâu răng lây lan qua các răng khác, đồng thời giúp bảo vệ tủy răng để trẻ không bị rơi vào tình trạng ê buốt đau nhức khi ăn uống.
Ở nha khoa bác sĩ điều trị sâu răng bằng cách bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của trẻ một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu. Với những bé bị sâu răng nặng, bác sĩ cần nạo sạch ngà vụn. Tiếp theo răng của trẻ sẽ được khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu và trám chỗ bị sâu, hoặc nhổ răng nếu sâu răng đã lan vào tủy.
Địa điểm khám sâu răng trẻ em tốt nhất hiện nay
Cha mẹ lưu ý khi tình trạng sâu răng của con đã có những dấu hiệu rõ rệt nên tìm đến các bệnh viện, phòng khám để bác sĩ có phương án điều trị, xử lý kịp thời. Dưới đây là sách một số cơ sở nha khoa uy tín ở Hà Nội và TP. HCM:
Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (Hà Nội)
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương ngụ tại số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Khoa Răng trẻ em tại đây quy tụ đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm đã đón tiếp hàng ngàn lượt trẻ em tới điều trị sâu răng. Bên cạnh đó khoa luôn luôn cập nhật và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến mới nhất trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh răng miệng cho bé.
Nha khoa Quốc tế Việt Đức (Hà Nội)
Nha khoa Quốc tế Việt Đức tọa lạc tại số 484 đường Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bác sĩ chính tại Nha khoa này là Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa.
Ông từng là bác sĩ tại Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội, đồng thời là thành viên trực thuộc Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ. Với sự dẫn dắt của vị bác sĩ giàu kinh nghiệm, nha khoa Quốc Tế Việt Đức trở thành một trong những phòng khám răng hàng đầu tại Hà Nội.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TP. HCM)
Nếu muốn điều trị sâu răng cho con ở TP. HCM thì khoa răng trẻ em của bệnh viện răng Hàm Mặt trung ương ở số 201A nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5 là một lựa chọn sáng suốt. Nơi đây chuyên cung cấp các dịch vụ thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
Bệnh viện thuộc danh sách những nơi sở hữu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất ở Sài Gòn. Thêm vào đó, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương còn có các bác sĩ và chuyên gia dày dặn kinh nghiệm giúp trẻ điều trị sâu răng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Nha khoa Lan Anh (TP. HCM)
Nha khoa Lan Anh ở số 292 đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận đã trải qua hơn 30 năm tuổi đời. Nơi đây có đội ngũ y bác sĩ tác phong chuyên nghiệp, nhân viên tư vấn nhiệt tình, chi phí hợp lý. Chính vì thế nha khoa Lan Anh thuộc danh sách các phòng khám tư nhân gây được tiếng vang lớn, là lựa chọn thích hợp để cha mẹ đưa bé đến điều trị sâu răng.
Cách phòng ngừa sâu răng trẻ em
Sâu răng trẻ em gây nên nhiều hệ lụy và tốn kém chi phí khi chữa trị nên cha mẹ cần có phương pháp phòng ngừa sâu răng cho con. Để giúp con tránh bị những cơn đau răng làm phiền, cha mẹ nên:
- Tạo cho con thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách như đánh răng 2 lần/1 ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút. Lưu ý chọn bàn chải và kem đánh răng chứa lượng fluoride phù hợp với lứa tuổi của bé. Thêm vào đó kết hợp dùng chỉ nha khoa để tránh tình trạng hình thành mảng bám ở các kẽ răng.
- Tập thói quen để trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn vì khô miệng cũng khiến bé dễ bị sâu răng.
- Hạn chế để trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột. Bổ sung thêm những thực phẩm chứa canxi, vitamin, chất xơ như rau củ, trái cây giúp tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa sâu răng cho trẻ.
- Ngoài ra, hãy thường xuyên đưa trẻ đi khám răng theo định kỳ ít nhất 3 – 6 tháng/lần để các bác sĩ có thể thăm khám cũng như điều trị kịp khi con bị sâu răng.
Bài viết đã gửi đến độc giả các thông tin về tình trạng sâu răng trẻ em. Cha mẹ nên lưu tâm để phòng ngừa cho con, giúp con có hàm răng khỏe mạnh để bé tự tin khi giao tiếp.
Cập nhật lúc: 9:32 AM , 14/03/2023Gợi ý xem thêm: