Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng khá phổ biến ở nước ta và xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, áp xe răng hoặc thậm chí là rụng răng. Để hiểu rõ hơn quá trình sâu răng diễn ra như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Quá trình sâu răng diễn ra ở những giai đoạn nào?
Thông thường, quá trình sâu răng diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 năm, tính từ lúc vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào răng cho đến khi hình thành các lỗ sâu. Các giai đoạn của sâu răng cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Ở sâu răng giai đoạn đầu, trên bề mặt của răng bắt đầu xuất hiện những đốm màu trắng đục sau đó dần ăn mòn theo men răng hình thành nên các lỗ sâu răng có màu đen. Khi đó, vi khuẩn tiếp tục ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề.
Trên thực tế, đây là giai đoạn đầu của sâu răng nên chưa có biểu hiện rõ ràng, tình trạng này chưa khiến cho bệnh nhân đau nhức hay cảm thấy khó chịu. Vì thế, chúng ta thường rất khó phát hiện giai đoạn đầu của tình trạng sâu răng.
Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sau khi gây ra tình trạng sâu men răng thì bệnh lý tiếp tục tiến triển đến sâu ngà răng khiến phân hủy các thành phần ngà răng. Chúng ăn sâu vào răng và nhanh chóng phá hủy ngà răng, vùng sâu bắt đầu chuyển sang màu đen.
Ở giai đoạn phát triển này, bạn sẽ cảm thấy bị ê buốt và có cảm giác đau nhức mỗi khi nhai. Đặc biệt khi răng bị kích thích bởi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Ở giai đoạn này tủy răng đã mất đi hai lớp màng bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng khiến cho vi khuẩn tấn công sâu vào trong khoang miệng dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. Phần tủy răng bị nhiễm khuẩn sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Giai đoạn 4: Chết tủy
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình diễn ra sâu răng, sâu răng đã ăn vào tủy. Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ hình thành những ổ vi khuẩn ở vị trí chân răng và lan ra các tổ chức quanh răng khác như mô nướu, xương ổ răng và gây ra những tình trạng tổn thương răng miệng. Điều này dẫn đến tình trạng chết tủy, răng bị phá hủy không thể phục hồi.
Xem thêm: Cách điều trị sâu răng vĩnh viễn đem lại hiệu quả cao
Điều trị quá trình sâu răng theo các giai đoạn
Để ngăn chặn tình trạng sâu răng phát triển, bạn cần theo dõi và chăm sóc răng miệng một cách thường xuyên. Khi có những biểu hiện bất thường, bạn hãy tìm đến cơ sở nha khoa để được thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh cho bệnh sâu răng ngày càng nặng và gặp những biến chứng gây nguy hiểm cho răng miệng.
Tùy vào mức độ và tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể như sau:
Tái khoáng răng
Khi sâu răng mới chớm ở phần men răng, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tái khoáng răng để phục hồi phần men răng bị tổn thương.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng sâu chỉ có tác dụng ngăn ngừa chứ không hoàn toàn loại bỏ được tình trạng sâu răng. Tái khoáng giúp lấp đầy các mảng răng bị mài mòn bằng cách bổ sung các chất khoáng bị mất. Bạn có thể hỗ trợ quá trình này bằng việc ăn uống lành mạnh và đúng cách.
Ngoài ra, trong quá trình tái khoáng người bệnh cần cung cấp những thực phẩm giàu canxi để cung cấp những khoáng chất cần thiết cho răng chắc khỏe như hải sản, thịt gia cầm, trứng,…. Bên cạnh đó cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp phục hồi phần khoáng chất bị mất và củng cố phần răng bị suy yếu.
Trám răng
Khi sâu răng đã hình thành các lỗ sâu và làm ảnh hưởng đến ngà răng đây là giai đoạn sâu răng đang phát triển, các bác sĩ sẽ bắt đầu loại bỏ những lỗ sâu và trám răng để lấp kín chỗ sâu đó lại, ngăn chặn cho vi khuẩn ngừng phát triển và tấn công vào các lỗ sâu răng.
Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng nhẹ. Quá trình này được bác sĩ loại bỏ những men răng sâu bị tổn thương. Thông thường, lựa chọn vật liệu trám răng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn. Trong đó có thể kể đến các vật liệu phổ biến như Amalgam, xi măng, Inlay/Onlay và Composite.
Bọc răng sứ
Nếu như tình trạng sâu răng phát hiện ở giai đoạn nặng, vi khuẩn đã chạm đến tủy răng, bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ ổ viêm, tránh gây viêm nhiễm và lây lan sang xương hàm cũng như các vị trí khác. Sau đó, tiến hành mài bớt men răng và bọc răng sứ lên trên răng bị sâu để bảo vệ một cách tối đa.
Phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu giúp tăng độ bền chắc cho răng bị tổn thương. Đặc biệt, răng sau khi được điều trị tủy thường giòn hơn và rất dễ bị gãy vỡ. Vậy nên, mão sứ sẽ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh khác.
Nhổ răng và trồng răng thay thế
Nếu như bệnh nhân đang ở giai đoạn 3, tình trạng răng miệng không thuyên giảm, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Bởi lúc này vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong tủy, dẫn đến tình trạng chết tủy và răng không còn khả năng phục hồi.
Để được điều trị dứt điểm và không muốn ảnh hưởng đến các răng xung quanh, các bác sĩ bắt đầu tiến hành nhổ răng và trồng răng thay thế cho răng thật để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng nhai cho bệnh nhân.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng
Để điều trị các giai đoạn sâu răng hiệu quả và an toàn cần phải có những biện pháp để ngăn ngừa sâu răng. Dưới đây là các biện pháp giúp bạn phòng tránh mà bạn cần biết:
- Đánh răng đúng cách: Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là nên đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn chặn mọi hoạt động của vi khuẩn sâu răng. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn bàn chải phù hợp với khuôn miệng của mình, không nên sử dụng bàn chải có lông cứng dẫn đến tổn thương nướu và mài mòn men răng.
- Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa: Bên cạnh việc đánh răng thường xuyên thì bạn nên sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám còn sót lại trên bề mặt của răng. Điều này giúp cho việc vệ sinh răng miệng hiệu quả và tránh được những bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Không chỉ chăm sóc răng miệng đúng cách mà bạn cần kết hợp ăn uống theo thực đơn hợp lý hàng ngày. Bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường và loại bỏ đồ uống có chứa chất kích thích. Bởi những loại đồ ăn, thức uống này là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng và tránh tình trạng hôi miệng.
- Thăm khám nha khoa theo định kỳ: Biện pháp phòng ngừa sâu răng rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Sâu răng là bệnh lý mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ mắc phải nên không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi có thể giải đáp toàn bộ thắc mắc về quá trình sâu răng, các giai đoạn sâu răng cũng như cách điều trị và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Cập nhật lúc: 8:37 AM , 16/03/2023Gợi ý xem thêm: