Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay: Tư Vấn Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nổi mẩn đỏ ở tay gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Nổi mẩn đỏ trên tay bùng phát đột ngột và có thể tự hết sau vài giờ. Tuy nhiên triệu chứng này có thể kéo dài dai dẳng và là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay là bệnh lý gì – Bạn cần nắm rõ

Nổi mẩn đỏ ở tay với những nốt ban mẩn ngứa có kích thước đa dạng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý như:

Dị ứng nổi mề đay 

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2)  cho hay, khi vùng da tay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ngay lập tức da sẽ xuất hiện những nốt mẩn màu đỏ, trắng nhạt hoặc hồng. Người bệnh có thể nhận rõ ranh giới với những vùng da khác kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu.

Nổi mẩn đỏ ở tay có thể do bị mề đay mẩn ngứa

Dị ứng nổi mề đay ở tay có thể bùng phát do một số nguyên nhân như: tay tiếp xúc với hóa chất, sử dụng mỹ phẩm nhái, tiếp xúc trực tiếp với nọc độc côn trùng, mạt bụi,…

Nổi mề đay cấp có thể thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay do mề đay tái phát nhiều lần, kéo dài trên 6 tuần sẽ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, bất tiện trong cuộc sống.

Bệnh chàm tổ đỉa 

Chàm tổ đỉa thường có một số dấu hiệu đặc trưng như: Nổi mẩn ở lòng bàn tay với những mụn nước li ti kèm cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Khi có tác động ngoại lực như chà xát, cào gãi hay chỉ là cầm nắm các mụn nước sẽ vỡ ra kèm chảy dịch.

Cho tới hiện tại vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể của chàm tổ đỉa tuy nhiên một số nguy cơ khiến bệnh bùng phát có thể là: Căng thẳng quá mức, tiếp xúc kim loại, da tay quá khô.

Bệnh chàm tổ đỉa nếu diễn tiến sang thể mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Do đó, người bệnh tốt nhất nên chủ động tới các cơ sở y tế để được tư vấn thăm khám, can thiệp y tế kịp thời.

Bị nhiễm nấm trên da

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở tay còn có thể là dấu hiệu của việc da tay bị nhiễm nấm. Lương y Tuấn cho biết, thông thường bệnh sẽ chia thành 3 thể gồm: Thể viêm kẽ, thể mụn nước và thể tróc vảy khô.

Người bệnh cũng có thể bị nấm trên da tay

Vùng da tay bị nhiễm nấm nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ nhanh chóng lây lan sang những vùng da khác và hình thành những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý ngoài da khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Ở giai đoạn cấp tính, da tay sẽ xuất hiện mẩn đỏ kèm những cơn ngứa âm ỉ, râm ran vô cùng khó chịu.

Sau vài ngày, các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra, lây lan rộng hơn và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Viêm da cơ địa sẽ gây ra những tổn thương đa dạng như thâm nhiễm, dày sừng, khô và xuất hiện nhiều vết nứt.

Bị bệnh viêm da tiếp xúc

Nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay thường là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc. Vùng da ban đầu sẽ ửng đỏ, có dịch và kèm cảm giác ngứa ngáy dữ dội, nóng rát tại chỗ. Vài tiếng sau đó, trên da sẽ xuất hiện các mụn nước với kích thước không đồng đều, mụn nước khi vỡ ra sẽ tạo thành vảy tiết.

Nổi mẩn đo ngứa ở tay do viêm da tiếp xúc

Bệnh ghẻ 

Lương y Tuấn chia sẻ, bệnh ghẻ khởi phát do một loài ký sinh trùng mang tên Sarcoptes scabiei. Loại ký sinh trùng này sẽ từng bước ăn tế bào chết trên da và đào hang, đẻ trứng, thải chất độc hại vào da khiến da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ ở tay.

Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện tại lòng bàn tay, nếp kẽ ngón tay, bờ bên ngón tay,… Người bị bệnh ghẻ luôn trong tình trạng khó chịu, đặc biệt vào ban đêm và chiều tối.

Một số bệnh lý khác 

Bị nổi mẩn đỏ ở tay cũng được chuyên gia đánh giá là đặc trưng của một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một bệnh lý viêm da tự miễn, tác động tiêu cực tới toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Nổi mẩn đỏ ở tay và chân là dấu hiệu đầu tiên xác định bệnh.
  • Xơ mật tiên phát: Xơ mật tiên phát cũng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy điên cuồng đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm.
  • Vảy nến: Là bệnh lý về da mãn tính cũng khiến vùng da ở tay bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Chuyên gia tư vấn thêm cho bạn:

Nổi mẩn đỏ ở tay có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo lương y Tuấn, hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở tay thường không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đại đa số chúng chỉ dừng lại ở các tổn thương ngoài da. Tuy nhiên nếu không tìm chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách cuộc sống của người bệnh sẽ bị đảo lộn, chất lượng sống giảm sút rất nhiều.

Người bệnh không nên chủ quan khi da tay bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở tay nếu diễn tiến mạnh mẽ và kéo dài dai dẳng có thể gây ra nhiều tổn thương thứ cấp như bội nhiễm, thâm sẹo, chàm hóa,… Vì vậy người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn khi kèm một số triệu chứng bất thường gồm:

  • Da liên tục mẩn đỏ, cơn ngứa dữ dội kèm mủ.
  • Mẩn đỏ bắt đầu lây lan ra các vùng da lân cận.
  • Người bệnh bị sốt, khó thở, huyết áp tụt.

ĐỪNG ĐỂ MẨN ĐỎ, MẨN NGỨA ẢNH HƯỞNG TỚI CUỘC SỐNG CỦA BẠN

LIÊN HỆ TỚI CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Thầy thuốc

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2

- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chữa bằng cách nào hiệu quả, an toàn?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay có thể tự hết mà không cần can thiệp bên ngoài. Tuy nhiên để nhanh chóng loại bỏ cơn ngứa, tiêu sưng viêm, người bệnh cũng nên tham khảo 3 cách chữa trị như sau:

Giảm ngứa ngáy bằng mẹo dân gian

Được khuyến cáo áp dụng trong trường hợp các nốt mẩn đỏ ở thể nhẹ, người bệnh chỉ hơi châm chích da. Các nguyên liệu được sử dụng trong bài thuốc dân gian thường đơn giản, dễ kiếm tìm, bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo những cách sau:

  • Vệ sinh da bằng nước muối: Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng có thể tạm thời làm giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu ở tay.
  • Chườm lạnh: Khi bị nổi mẩn đỏ ở tay bạn có thể lấy vài viên đá chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương khoảng 10 phút.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam từ lâu đã được lưu truyền với tác dụng giảm ngứa da, làm dịu da hiệu quả. Chỉ cần bóc tách vỏ nha đam sau đó thoa trực tiếp lên vùng da sẽ giảm ngứa ngáy, khó chịu tức thì.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà hoa như trà hoa hồng, trà hoa cúc có thể giúp kích thích quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài.
  • Sử dụng lá thảo mộc: Ngoài nước muối sinh lý, người bệnh cũng có thể đun một số loại lá như lá trà xanh, lá khế, lá trầu không để vệ sinh vùng da tay bị mẩn đỏ ngứa ngáy.

Chữa mẩn đỏ trên tay bằng thuốc Tây

Với ưu điểm tiện lợi bảo quản, dễ dàng sử dụng mà thuốc Tây được nhiều người lựa chọn để giảm ngứa ở da tay. Một số loại thuốc thường xuất hiện trong toa đơn gồm:

Hãy thận trọng khi lựa chọn sử dụng thuốc tân dược

  • Thuốc dạng bôi: Tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, kháng nấm giảm tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Thuốc dạng uống: Tác dụng chống dị ứng, tiêu sưng viêm, giảm ngứa rát, tăng đề kháng

Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở tay do bệnh lý tiềm ẩn bạn cần phải trải qua một số xét nghiệm để có thể xác định chính xác nguyên nhân.

Các loại thuốc tân dược trị mề đay, mẩn ngứa mặc dù mang lại hiệu quả vượt trội tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên sử dụng thuốc theo cảm tính mà cần có sự chỉ dẫn chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay bằng phương pháp Đông Y

Lương y Tuấn cho biết, theo quan điểm của YHCT, nổi mẩn đỏ trên tay xảy ra do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập cộng thêm chính khí bên trong suy giảm, can thận quá tải không thể đào thải độc tố ra bên ngoài sẽ gây uất kết mẩn ngứa trên da. YHCT chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên sau đó tập trung bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng ngăn bệnh tái phát.

Một số bài thuốc nam chữa mề đay, mẩn đỏ người bệnh có thể áp dụng là: 

Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị:

  • 90g ngải cứu;
  • 6g hoa tiêu;
  • 6g hùng hoàng;
  • 30g phòng phong.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc các nguyên liệu với 3000ml nước trong vòng 15 phút.
  • Bước 3: Xông thuốc ở vùng bị mẩn ngứa trong vòng vài phút. Lấy nước để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương.

Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày, dùng thuốc hàng ngày. Trẻ em dùng ½ liều lượng sao với người lớn.

Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 30g đương quy;
  • 30g khổ sâm;
  • 20g bạc hà;
  • 10g băng phiến;
  • 20g sà sàng tử;
  • 30g hoàng tinh;
  • 20g bạch tiên trì;
  • 15g hoa tiêu;
  • 30g thấu cốt tử thảo;
  • 30g địa phu tử.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu trước khi dùng.
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc với 5000ml nước trong vòng 20 phút. Sau đó, bỏ bã thuốc. Hòa thuốc với nước nguội cho ấm ấm.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc vừa pha.

Mỗi ngày thực hiện ngâm rửa 2 lần. Mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 30 phút.

Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 30g kinh giới;
  • 20g cam thảo;
  • 15g phèn phi;
  • 20g sà sàng tử;
  • 30g khổ sâm;
  • 30g đại phi dương;
  • 20g đại hoàng;
  • 30g địa phu tử;
  • 20g địa du.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc các vị thuốc với 4000ml nước trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Bỏ bã, giữ lại phần nước thuốc. Hòa thêm nước nguội vào nước thuốc.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc. Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì rửa sạch với nước mát.

Mỗi ngày thực hiện ngâm rửa với bài thuốc này 2 lần. Bài thuốc có công dụng tiêu phong ngứa, thanh nhiệt, táo thấp,…

Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị:

  • 20g phòng phong;
  • 30g khổ sâm;
  • 20g đương quy;
  • 20g sà sàng tử;
  • 20g kinh giới;
  • 20g ngải diệp;
  • 20g bạch tiên bì.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với 4000ml nước. Sắc thuốc trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Sau đó, bỏ bã, giữ lại nước. Hòa thêm nước nguội vào thuốc, canh chỉnh khoảng 50 độ C là vừa.
  • Bước 3: Ngâm rừa vùng da bị tổn thương, mẩn ngứa trong vòng 30 phút.

Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Nếu ngứa toàn thân thì tăng liều lên gấp 3 và dùng để ngâm, tắm. Nếu dùng ở trẻ em thì giảm liều lượng phân nửa và pha nước nguội hơn.

Ghi nhớ một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý cũng góp phần làm tăng hiệu quả trong quá trình điều trị nổi mẩn đỏ ở tay. Dưới đây chuyên trang xin đưa ra một số lưu ý để bệnh nhân đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất:

  • Nên đeo bao tay khi tiếp xúc da tay với hóa chất.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt cần bổ sung các loại vitamin, chất khoáng.
  • Nên kiêng đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Để tránh vùng tổn thương lây lan bạn nên vệ sinh da thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Không cào gãi, chà xát mạnh lên da sẽ khiến da bị nhiễm trùng.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú,…

Nổi mẩn đỏ ở tay là hiện tượng không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể xuất phát từ nguyên nhân là các bệnh mãn tính. Do đó bạn nên xác định tác nhân gây bệnh, từ đó tìm biện pháp điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng và phòng tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Giới thiệu bài thuốc trị nổi mẩn đỏ ở tay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường 

Bài thuốc có tên gọi là Mề Đay Đỗ Minh, được nghiên cứu và bào chế từ những năm 1860. Đây là bài thuốc nam ĐỘC QUYỀN trị mề đay, mẩn ngứa, phát ban, dị ứng thời tiết của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – địa chỉ khám chữa bệnh uy tín bằng phương pháp YHCT đã có truyền thống khám chữa bệnh hơn 150 năm. Hiện nay, lương y Đỗ Minh Tuấn là người kế thừa, tối ưu và hoàn thiện bài thuốc để phù hợp hơn với cơ địa của người Việt. 

Báo chí nói gì về bài thuốc trị mề đay của Đỗ Minh Đường: 

Một liệu trình đầy đủ của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh gồm 3 phương thuốc nhỏ đó là: 

  • Thuốc điều trị bệnh
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết
  • Thuốc bổ thận giải độc

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh có tác dụng SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG, trị bệnh từ trong ra ngoài, loại bỏ hiệu quả căn nguyên gây bệnh, tiêu viêm, thải độc, thanh nhiệt, dưỡng huyết, thẩm thấu sâu bên trong cơ thể. Đồng thời bài thuốc còn có tác dụng phục hồi làn da bị tổn thương, giúp cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe, bồi bổ, phục hồi chức năng tạng thận, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.

XEM THÊM: Bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh chữa trị nổi mề đay hiệu quả và an toàn

Giai đoạn tác động Mề Đay Đỗ Minh

Không những mang lại hiệu quả trị bệnh cao, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh còn an toàn cho người bệnh bởi các thành phần sử dụng trong bài thuốc đều là thảo dược tự nhiên, được thu hái từ 3 vườn thảo dược SẠCH HỮU CƠ của Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội.

Quy trình bào chế tuân thủ theo tiêu chuẩn, không sử dụng chất bảo quản, dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, trộn lẫn tân dược. Theo đó, bài thuốc an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh kể cả trẻ nhỏ, người già, bà bầu, phụ nữ sau sinh,… 

Khoảng 50 loại dược liệu khác nhau sau khi được chọn lựa kỹ lưỡng và được sơ chế cẩn thận, lương y Tuấn cùng các cộng sự phối ngũ, hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh mang tới bài thuốc chuẩn chỉnh nhất. 

Bạn Nguyệt Hà (25 tuổi, Bắc Giang), từng điều trị khỏi nổi mề đay, mẩn ngứa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chia sẻ: “Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh là thuốc nam nhưng rất dễ uống, thơm mùi thảo dược, không đắng gắt, mỗi lần sử dụng mình không cần mất thời gian đun sắc gì cả, chỉ cần hòa với nước nóng rồi uống. Mình thấy bài thuốc phù hợp với những ai bận rộn, hay phải đi công tác xa.” Mọi người có thể lắng nghe thêm chia sẻ của bạn Hà về hành trình điều trị khỏi mẩn ngứa mề đay: 

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng gửi những phản hồi tích cực về cho nhà thuốc qua các kênh thông tin zalo, tin nhắn, fanpage,… 

GÓC PHẢN HỒI: Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh

Người bệnh U60 điều trị mề đay mãn tính bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Mỗi người khi tới thăm khám tại Đỗ Minh Đường sẽ được các lương y, bác sĩ nhà thuốc tư vấn cho người bệnh LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA phù hợp với cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ mề đay mẩn nổi đỏ. 

Do đó, những ai quan tâm tới bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường hãy liên hệ ngay tới thông tin dưới đây để được đội ngũ lương y, bác sĩ nhà thuốc thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả: 

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

BÀI VIẾT HAY

Cập nhật lúc: 9:09 AM , 09/05/2023

Tin liên quan

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em

Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em – Top 11 Loại An Toàn Nhất [CLICK XEM NGAY]

Thuốc trị mề đay cho trẻ em cần được sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ sẽ...

Cũng có thể là triệu chứng của nổi mày đay

Mặt Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa Do Đâu? Tìm Thủ Phạm Và Cách Điều Trị

Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là một trong những vấn đề da liễu thường xuyên gặp phải. Hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa khiến người bệnh...

Quan điểm của Đông Y trong việc điều trị nổi mề đay

Chữa Mề Đay Mãn Tính Bằng Đông Y – Quan Điểm Và Lời Khuyên Từ Chuyên Gia [TÌM HIỂU THÊM]

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông Y là phương pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Các bài thuốc Đông Y đều sử dụng nguyên liệu tự...

Nổi mề đay khắp người trên da sẽ có nhiều nốt đỏ

Nổi mề đay khắp người là gì? Nguyên nhân và các biến chứng của bệnh

Nổi mề đay khắp người là một tình trạng da phổ biến gặp ở nhiều người, thường đi kèm với ngứa và sưng đỏ. Nếu bạn đang trải qua hiện...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *