Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Phòng Bệnh

Da bị nổi mẩn đỏ là tình trạng có nhiều nốt mẩn màu đỏ nổi trên da gây ngứa hoặc không. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng bạn không nên chủ quan.

Nổi mẩn đỏ là gì?

Nổi mẩn đỏ hay phát ban trên da là hiện tượng liên quan đến sự thay đổi kết cấu, màu sắc của da. Trên da xuất hiện các nốt hay từng mảng đỏ gây ngứa ngáy hoặc không gây ngứa.

Tùy thuộc vào thể trạng, tác nhân gây nổi mẩn đỏ ở từng người mà biểu hiện, thời gian, tần suất xuất hiện cơn ngứa sẽ khác nhau.

Triệu chứng điển hình

Tình trạng này thường xảy ra đột ngột và có thể gặp ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nổi mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên vùng da non, kín hoặc có nếp gấp như: Mặt, cổ, chân, tay, hông, bắp đùi hoặc lan rộng ra toàn thân. 

Các triệu chứng đặc trưng là:

  • Nổi mẩn đỏ, hồng trên da.
  • Nốt mẩn có kích thước, hình dạng khác nhau. 
  • Các đốm, mảng đỏ phẳng hoặc nổi gồ bề mặt trên da. 
  • Đi kèm với mụn nước.
  • Da bong tróc, đóng vảy, tăng sừng, nứt da hoặc lở loét.
  • Ngứa ngáy râm ran hoặc dữ dội, châm chích, lan rộng sang vùng da khác

Ngoài ra, tình trạng nổi mẩn đỏ có thể đi kèm với các triệu chứng: Sưng tấy da, da nổi bóng nước, chảy nước, rụng tóc,…

Nguyên nhân

  • Người có tiền sử hen suyễn, bệnh sởi, bệnh tay chân miệng
  • Thay đổi nội tiết tố hoặc suy giảm chức năng gan thận.
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Phát ban, nổi mề đay, bệnh sởi, thủy đậu, hắc lào, nấm bàn chân, giời leo, giun sán
  • Rôm sảy: Hình thành khi tuyến mồ hôi tăng sinh quá mức kết hợp với bụi bẩn trên da gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Các nốt mẩn có màu đỏ hoặc chứa chất lỏng trong suốt gây sưng viêm, ngứa và đau. Hiện tượng này sẽ tự biến mất khi thời tiết mát mẻ.
  • Dị ứng: Do tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, côn trùng cắn, thực phẩm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm…
  • Mắc bệnh viêm da: Viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã, vảy phấn hồng, vảy nến, liken phẳng…
  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập. Các bệnh nhiễm trùng da thường là mụn trứng cá, ghẻ,…
  • Bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,… 
  • Nhiễm nấm: Gây ảnh hưởng đến các nếp gấp da như vùng bên dưới ngực, bẹn, chân, tay,…
  • Dị ứng thời tiết: Xảy ra khi nhiệt độ thay đổi bất thường, thường từ nóng sang lạnh. Da không kịp điều chỉnh để thích nghi với môi trường bên ngoài sẽ gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Các vị trí nổi mẩn đỏ: Mặt, tay, chân, hoặc những vùng da tiếp xúc trực tiếp không khí. 
  • Thời tiết nắng nóng kéo dài: Có biểu hiện là một nhóm mẩn đỏ hoặc mụn nước mọc trên các bộ phận trên cơ thể. Thường thấy nhất ở cổ, ngực, dưới ngực, bẹn, nếp nhăn ở khuỷu tay, nếp gấp chân,….
  • Dị ứng các thành phần có trong thuốc: Kháng sinh, thuốc chữa động kinh, thuốc giảm sốt, tăng cường hormone,…
  • Ngứa khi đi bơi lội: Xảy ra khi nước không đảm bảo vệ sinh. Hiện tượng nổi mẩn đỏ thường tự hết sau khoảng 1 tuần, không cần điều trị y tế.
  • Không uống đủ nước, chế độ ăn thiếu dưỡng chất, vitamin.

Bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Tình trạng này thường là lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Ở một số trường hợp nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ từ bệnh lý không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng:

  • Người bệnh cào gãi, làm trầy xước phần nổi mẩn đỏ, hình thành sẹo.
  • Có vết thương hở gây nhiễm trùng, viêm da, lở loét.
  • Tăng nguy cơ lão hoá, phá hủy cấu trúc làn da.
  • Tự ti, ngại giao tiếp, gây ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Mất sức, ngất xỉu, khó thở.
  • Có thể gây sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột,…

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ trên da ở dạng nhẹ, không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Da liên tục nổi mẩn đỏ ngứa, tái phát thường xuyên, kéo dài dai dẳng.
  • Ban đỏ ngứa xuất hiện dày, đau đớn, lan rộng toàn bộ cơ thể đặc biệt ở miệng, họng, lưỡi.
  • Xuất hiện sưng đỏ, bọng nước xuất huyết, nứt nẻ, dày sừng, viêm loét.
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa,…
  • Ăn ngủ không ngon, sút cân nhanh.
  • Đau khớp, tụt huyết áp, khó thở, ngất xỉu,…

Phương pháp chẩn đoán

Các xét nghiệm chẩn đoán được áp dụng là:

  • Xét nghiệm da: Được thực hiện để xác định xem cơ thể có phản ứng dị ứng với chất nào.
  • Xét nghiệm máu: Sử dụng để đo lượng kháng thể IgE (chỉ được sản xuất khi bị dị ứng) có trong máu.
  • Xét nghiệm patch: Giúp xác định xem có bị dị ứng với các chất như mỹ phẩm, đồ trang sức, chất tẩy rửa không.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận: Dùng để loại trừ các nguyên nhân khác của nổi mẩn đỏ, ví dụ như bệnh gan hoặc thận.
  • Xét nghiệm tế bào da: Giúp loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn của nổi mẩn đỏ như nhiễm trùng da.

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm bổ sung khác để xác định nguyên nhân như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch rỉ từ vết loét da, sinh thiết da.

Cách điều trị nổi mẩn đỏ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơ địa mỗi người sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị nổi mẩn đỏ bạn có thể tham khảo.

Cách điều trị tại nhà

  • Chườm đá vào vị trí nổi mẩn đỏ làm tê liệt tạm thời dây thần kinh và giảm sưng, ngứa. Bạn nên bọc đá lại với 1 miếng vải mỏng để không làm bỏng lạnh da.
  • Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm có công dụng làm giãn mao quản, máu lưu thông tốt hơn.
  • Thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm da đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý: 

  • Các cách trên thích hợp với tình trạng mức độ nhẹ.
  • Chỉ giúp giảm bớt tức thời cơn ngứa, sưng đỏ, không thể điều trị dứt điểm.
  • Trường hợp da đã bị tổn thương nặng, việc chườm đá có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.

Áp dụng mẹo dân gian

  • Ngâm/ tắm bột yến mạch: Cho bột yến mạch vào bồn tắm rồi tắm hoặc ngâm người trong 15 phút giúp giảm ngứa, làm giảm mẩn đỏ.
  • Tắm nước muối pha loãng: Hòa muối với 1 thìa dầu oliu trong 1 lượng nước vừa đủ, tắm trong 12 phút rồi tráng lại với nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ hiệu quả.
  • Tắm nước lá khế: Đun nước lá khế với muối dùng tắm hằng ngày hoặc rang nóng lá khế và muối hạt rồi lấy để chườm da.
  • Uống nước rau má: Uống nước rau má mật ong hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị nổi mẩn đỏ nhanh chóng.
  • Đắp gel nha đam: Lấy phần gel nha đam tươi rồi thoa lên da.
  • Dùng lá kinh giới: Vò nát lá kinh giới rồi thoa lên vùng da bị nổi mẩn đỏ trong 30 phút, rửa sạch lại với nước.

Điều trị bằng thuốc

Nếu nổi mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng, xuất hiện các dấu hiệu như chảy dịch, ngứa rát kéo dài, nhiễm trùng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị là:

  • Thuốc kháng Histamin: Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin, Diphenhydramine, Hydroxyzin giúp ngăn chặn cơ thể sản xuất histamin, làm dịu vết mẩn ngứa.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs): Giúp giảm viêm, sưng nóng và đau. 
  • Thuốc chứa Corticosteroid: Betamethasone, Triamcinolone Acetonide, Fluocinolone, Triamcinolone, Hydrocortisone có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, giảm nhanh triệu chứng phát ban. Thuốc này không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể làm da nhạy cảm, nổi mụn, mỏng hơn, gây teo da.
  • Kem trị mụn ngứa: Có tác dụng điều trị nổi mẩn đỏ, giảm ngứa, loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng đến da.
  • Kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp da nhiễm trùng, có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc bôi giảm ngứa: Sodermix, Phenergan, Eumovate,… 

Lưu ý: 

  • Thận trọng và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây chàm hóa, viêm da tiếp xúc,… làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Trị liệu bằng ánh sáng

Đây là phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ bằng việc sử dụng ánh sáng tiêu diệt các tế bào gây dị ứng. Thường được sử dụng với các trường hợp nổi mẩn đỏ mãn tính.

Biện pháp phòng ngừa nổi mẩn đỏ

  • Tránh sờ tay, gãi, chà xát da.
  • Uống nhiều nước.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tắm nước ấm.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
  • Dưỡng ẩm da đều đặn, nhất là khi vào mùa đông, hanh khô.
  • Theo dõi sức khỏe để cơ thể luôn ở trong trạng thái tốt.
  • Loại bỏ yếu tố gây dị ứng, nổi mẩn đỏ như hóa chất, thực phẩm, mỹ phẩm, vật liệu, khói bụi.
  • Nên đeo găng tay lúc rửa bát, giặt quần áo.
  • Mặc quần áo chất liệu cotton, mỏng nhẹ, thoáng mát, hạn chế mặc trang phục bó sát.
  • Dùng xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có các chất gây kích ứng.
  • Hạn chế ra nắng từ 10 giờ – 14 giờ.
  • Che nắng bằng mũ, ô, quần áo chống nắng.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.
  • Sử dụng quạt, điều hòa không khí để giảm đổ mồ hôi.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị nổi mẩn đỏ hiệu quả. Trường hợp mẩn đỏ lan rộng, ngứa nhiều không thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và can thiệp y tế kịp thời. 

Một số trường hợp nổi mẩn đỏ có thể tự biến mất sau một vài giờ. Trường hợp khác như nổi mẩn đỏ do bệnh lý vảy nến, thường có xu hướng kéo dài suốt đời.

  • Rau xanh và hoa quả giàu vitamin A, E, C: Rau mồng tơi, rau cải xanh, cam, quýt, chuối, kiwi, bông cải xanh,...
  • Uống trà xanh, trà thảo mộc, rau má, sữa chua, đồ uống lên men.
  • Các loại ngũ cốc, hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt: Hạt điều, hạnh nhân, óc chó, đậu đỏ,...
  • Cá béo giàu omega 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,…
  • Nước hoa quả giàu vitamin C: Nước ép ổi, cam, đu đủ,…
  • Một số loại hải sản: Tôm, cua, ốc,…
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào.
  • Món nhiều dầu mỡ, nhiều đạm hoặc dễ gây dị ứng.
  • Ăn quá mặn, quá ngọt
  • Đồ uống có cồn hay chất kích thích, thuốc lá.
Cập nhật lúc: 10:28 AM , 20/12/2023

Tin liên quan

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh của chứng mày đay

Nổi mề đay vào ban đêm: Hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà ai cũng nên biết

Nổi mề đay vào ban đêm là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây cảm giác ngứa ngáy,...

Nổi mày đay gây cảm giác ngứa âm ỉ khiến bệnh nhân phải cào gãi để giảm ngứa

Nổi Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Bệnh nổi mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh...

Top 5 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Top 16 Cách Chữa Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Không Dùng Thuốc

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Dưới đây là TOP 16 cách chữa...

Nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Bị nổi mề đay nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Khi bị nổi mề đay, bạn nên kiêng một số thứ để giảm nguy cơ tái phát triệu chứng và giúp tình trạng da hồi phục nhanh chóng. Một chế...

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh lý nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng thường gặp trên da. Khi gặp tình trạng này, đa số mọi người thường chủ quan vì nghĩ...

Nổi mề đay ở lưng có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp

Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở lưng là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp, trên vùng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, nổi cục sần và ngứa ngáy. Bệnh gây...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *