Bệnh Phong Ngứa Là Gì? Có Lây Không Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Bệnh phong ngứa là một vấn đề da liễu thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Bệnh có các triệu chứng tương đối giống với tình trạng dị ứng thông thường nên dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tâm lý chủ quan trong điều trị. Vậy nguyên nhân gây phong ngứa là gì? Triệu chứng nào nổi bật nhất và cách điều trị ra sao?

Phong ngứa là bệnh gì và nguy hiểm ra sao?

Bệnh phong ngứa là tình trạng dị ứng ngoài da kèm theo cảm giác ngứa ngáy và các nốt mẩn đỏ. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em, phụ nữ mang thai trước và sau khi sinh nở có tỷ lệ mắc cao nhất.

Bệnh phong ngứa thường tiến triển theo hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn cấp tính: Cảm giác ngứa ngáy và tình trạng mẩn đỏ trên da thường kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần với mức độ nhẹ, sau đó tự biến mất.
  • Giai đoạn của bệnh mãn tính: Khi tiến triển đến giai đoạn mãn tính, các triệu chứng có thể kéo dài trên 6 tháng và sẽ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Bệnh phong ngứa là gì và nguy hiểm ra sao?

Tình trạng mẩn đỏ do phong ngứa đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này khiến không ít người bệnh băn khoăn và đặt ra câu hỏi “vậy bị phong ngứa có nguy hiểm không?”.

Thực chất, phong ngứa không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến yếu tố thẩm mỹ và chất lượng cột sống. Không những vậy, một số trường hợp bệnh nặng còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy như:

  • Cơn ngứa kéo dài thường xuyên khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi nghiêm trọng và có dấu hiệu trầm cảm.
  • Tổn thương ăn sâu vào da gây viêm loét, sau một thời gian sẽ chuyển thành sẹo thâm.
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, việc chú ý theo dõi và phát hiện các triệu chứng bất thường trên da ngay từ sớm là hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại thâm sẹo.

Bệnh phong ngứa có lây không và nguyên nhân chính gây bệnh là gì?

Theo lương y Tuấn, bệnh phong ngứa là một bệnh lý ngoài da nhưng không có khả năng lây nhiễm. Nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do cơ địa và thể trạng của từng người. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong ngứa bao gồm:

  • Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh phong ngứa hàng đầu. Cụ thể, khi bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh, nguy cơ bị phong ngứa của con cái cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình mang thai người mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều chất đạm, trẻ sơ sinh cũng dễ bị phong ngứa khi chào đời.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân gặp các vấn đề về gan như viêm gan B, C và các bệnh về tai – mũi – họng cũng có khả năng bị phong ngứa cao hơn.
  • Dị ứng thuốc: Bệnh phong ngứa có thể là phản ứng dị ứng của cơ thể trước thành phần của một số loại thuốc như thuốc xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ và điều trị huyết áp. Trong trường hợp này, những triệu chứng mẩn ngứa thường sẽ xuất hiện sau khoảng 5 – 7 ngày dùng thuốc.
  • Suy giảm chức năng gan: Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải độc tố bên trong cơ thể, khi chức năng gan bị suy giảm, các độc tố có thể tích tụ dưới da dẫn đến tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Một số trường hợp tiếp xúc với lông động vật, mỹ phẩm, hóa chất, thời tiết thay đổi,… cũng có thể bị kích ứng dẫn đến phong ngứa, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, cơ địa và làn da nhạy cảm.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đồ cay nóng, thực phẩm đóng hộp nhiều chất bảo quản,… khi nạp vào cơ thể cũng dễ dàng gây mẩn ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh phong ngứa thường dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng dị ứng thông thường. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tâm lý chủ quan và những sai lầm trong cách điều trị.

Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần đến các cơ sở thăm khám để được chẩn đoán, làm rõ nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Lương y Tuấn cảnh báo một số triệu chứng điển hình của bệnh phong ngứa mà bạn cần lưu ý:

  • Da nổi mẩn đỏ hoặc các mảng hồng, trắng bất thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
  • Những nốt mẩn đỏ ban đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn theo thời gian và dần lan ra khắp cơ thể, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như mí mắt, bộ phận sinh dục và môi.
  • Cơn ngứa xuất hiện dữ dội vào sáng sớm, chiều tối và đêm muộn, có thể kéo dài trong khoảng vài chục phút hoặc vài tiếng đồng hồ tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti gây ngứa ngáy trên da.
  • Nếu tình trạng này kéo dài hơn 6 tuần, rất có thể bệnh phong ngứa nổi mề đay đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn và bất lợi hơn.

BẠN ĐANG GẶP PHẢI CÁC TRIỆU CHỨNG PHONG NGỨA, MỀ ĐAY?

LIÊN HỆ NGAY TỚI LƯƠNG Y TUẤN ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Thầy thuốc

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2

- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Cách thăm khám và chẩn đoán chính xác

Bệnh phong ngứa dị ứng có nhiều triệu chứng lâm sàng dễ nhầm lẫn, do đó để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:

  • Test lẩy da: Các bác sĩ sẽ tiến hành đưa một vài dị nguyên vào da và so sánh các triệu chứng, đánh giá mức độ phản ứng của da. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần ngưng sử dụng Histamine trong ít nhất 5 ngày.
  • Xét nghiệm Panel dị ứng: Phương pháp này sử dụng mẫu máu của người bệnh để xác định dị nguyên, phù hợp với những người có dấu hiệu dị ứng từ nhiều chất khác nhau, khó xác định nguyên nhân. Xét nghiệm Panel có thể xác định cùng lúc 60 – 10 loại dị nguyên.
  • Test huyết thanh: Phương pháp này thường được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nổi mề đay từ 6 tuần trở lên mà chưa xác định được nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu huyết thanh của người bệnh và tiêm trở lại vào da để đánh giá mức độ nghiêm trọng. Xét nghiệm này yêu cầu người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Histamine trước ít nhất 3 ngày.
  • Test thử thách thuốc: Yêu cầu bệnh nhân uống thuốc với liều từ thấp đến cao để xác định yếu tố dị ứng.

Cách trị bệnh phong ngứa

Bệnh phong ngứa nổi mề đay không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng những triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên chủ động tìm kiếm các cách trị phong ngứa tại nhà để bảo vệ cơ thể.

Chuyên gia tư vấn thêm cho bạn:

Đông Y chữa bệnh phong ngứa

Lương y Tuấn chia sẻ, theo Đông y, phong ngứa được xếp vào chứng phong sang. Bệnh sinh ra là do sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà, hoặc thời tiết ôn dịch khiến cơ thể bị phong nhiệt, phong thấp, phong hàn, phong thấp nhiệt… dẫn tới uất kết ở da, gây nên ngứa ngáy, mẩn đỏ. Ngoài ra, bệnh còn do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, chức năng của các tạng phủ suy yếu, can, phế vị nhiệt, âm huyết bất túc, tỳ thấp quá thịnh, huyết hư, khí trệ.

Do đó, Đông chỉ ra rằng để điều trị tận gốc và triệt để căn bệnh phong ngứa cần thực hiện cùng lúc 2 việc:

  • Trừ phong, giải độc, chống lại sự xâm nhập của ngoại tà để loại bỏ triệu chứng bệnh phong ngứa.
  • Cải thiện hoạt động của cơ thể, phục hồi chức năng các tạng phủ, bổ huyết, dưỡng khí để tăng cường thể trạng, phòng tránh tái phát bệnh.

Một số bài thuốc nam chữa mề đay, mẩn ngứa mọi người có thể áp dụng đó là: 

Bài 1:

  • Chuẩn bị: 10g lá đơn, 10g lộc cửu, 10g liên kiều, 10g địa hoàng, 10g bèo cái, 10g lá cây đại thanh (đại thanh diệp ), 10g ngưu bàng, 10g nhẫn đông, 6g phòng phong, 6g xác ve sầu (thuyền thoái), 6g kinh giới, 6g quốc lão.
  • Cách dùng thuốc: Sắc tất cả trên lửa nhỏ với 500ml nước cho cạn còn 3 bát. Gạn nước sắc, chia đều uống vào các buổi sáng, trưa, tối mỗi ngày 1 thang.

Bài 2:

  • Chuẩn bị: Quả ké đầu ngựa 
  • Cách sử dụng: Ké đầu ngựa phơi khô, nghiền bột mịn. Mỗi lần lấy từ 1 – 2 gram bột thuốc hòa cùng nước đun sôi để nguội uống. Ngày dùng 3 lần cho đến khi mề đay khỏi hẳn.

Bài 3: 

  • Chuẩn bị: 10g tía tô, 10g kinh giới, 6g ngọc thụ, 8g sinh khương, 15g hành củ
  • Cách dùng thuốc: Sắc tất cả với 800ml nước cho cạn còn phân nửa. Chỗ thuốc thu được chia đều làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng khi bụng đang đói.

Bài 4

  • Chuẩn bị: Lá dâu, lá bơ tòng, cây ngũ sắc, lá nam dương sâm, lá kinh giới, lá cây cù đèn. Dùng lượng bằng nhau, mỗi thứ khoảng 1 nắm.
  • Cách thực hiện: Tất cả thảo dược đã chuẩn bị cần rửa sạch. Sau đó đun sôi kỹ với 1 lít nước trong 10 phút. Gạn ra chậu, hòa thêm ít nước lạnh vào cho đủ tắm. Dùng cho các trường hợp bị nổi mề đay toàn thân hoặc bội nhiễm.

Bệnh phong ngứa và cách điều trị bằng Tây Y

Tùy theo tình trạng của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc trị bệnh phong ngứa sau đây:

Trị phong ngứa bằng Tây Y với một số loại thuốc đường uống và đường bôi

  • Thuốc chống dị ứng bao gồm hai nhóm thuốc chống Histamine H1 và H2 như Cetirizin, Loratadin,… Thuốc có thể sử dụng theo đường uống, dạng kem bôi và dung dịch nhỏ mũi với tác dụng giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban và ngăn chặn quá trình sản xuất Histamine của cơ thể.
  • Thuốc ngăn ngừa tình trạng mẫn cảm bao gồm thuốc kháng Cytokine, IgE, Thromboxane A2,… có công dụng ngăn chặn các dị nguyên gây kích ứng bên trong cơ thể, kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh phong ngứa.
  • Thuốc chứa Corticoid có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng nhanh chóng, thường được chỉ định với những trường hợp mắc bệnh phong ngứa ở mức độ vừa và nặng. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên uống, dạng nhỏ, hít, dạng xịt và kem bôi trực tiếp ngoài da,…
  • Thuốc Tây trị bệnh phong ngứa mề đay là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong quá trình điều trị.

Bị phong ngứa làm sao hết – Các mẹo chữa trị tại nhà

Tương tự như một số bệnh ngoài da khác, phong ngứa mề đay cũng có thể chữa trị bằng một số mẹo dân gian tại nhà như:

  • Chữa phong ngứa bằng lá hẹ: Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài 2 – 3 cm. Bỏ lá hẹ vào nồi nước và đun sôi, sau đó để nguội bớt rồi dùng khăn thấm nước, nhẹ nhàng lau sạch những vùng da bị mẩn ngứa.
  • Dùng lá tía tô chữa bệnh phong ngứa: Chuẩn bị 50g lá tía tô, rửa sạch và giã nát sau đó vắt lấy nước cốt. Uống nước cốt tía tô mỗi ngày, kết hợp đắp trực tiếp bã lá lên da để cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Trị mề đay bằng lá khế: Sử dụng khoảng 50g lá khế tươi, rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng, sau đó bỏ vào nồi đun sôi, lấy nước tắm và vệ sinh những vùng da bị mẩn ngứa.

Nhờ sử dụng những dược liệu tự nhiên, các mẹo dân gian chữa phong ngứa tương đối an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trị bệnh phong ngứa ở trẻ em.

Kiêng gì và ăn gì khi mắc bệnh phong ngứa?

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh phong ngứa, bạn cũng cần lưu ý thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với tình trạng của cơ thể. Vậy phong ngứa nên kiêng gì, theo các bác sĩ, để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm sau:

Hạn chế ăn tôm cua và những loại thực phẩm giàu đạm khác khi mắc bệnh phong ngứa

  • Các thực phẩm giàu đạm như trứng, tôm cua và các loại thịt có màu đỏ. Hàm lượng Protein dồi dào trong những thực phẩm này có thể là nguyên nhân khiến các phản ứng dị ứng bị kích thích, triệu chứng mẩn ngứa tai phát trầm trọng hơn và cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Món ăn cay nóng, đồ ăn sẵn, chiên xào dùng quá nhiều dầu mỡ. Các loại gia vị cay nóng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu càng trở nên rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, các món chiên xào dùng nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh phong ngứa chuyển nặng.
  • Rượu bia, đồ uống có gas và các chất kích thích khác. Đây là nhóm đồ uống cần tuyệt đối tránh trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh lý nào. Những hoạt chất có hại này có thể khiến da bị kích ứng, suy giảm sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố của gan, thận.
  • Hạn chế sử dụng hai loại gia vị là muối và đường khi nấu ăn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tăng cường sử dụng một số thực phẩm sau đây:

  • Các thực phẩm giàu Omega – 3 như hạt óc chó, cá nước lạnh,…
  • Các loại hoa quả giàu Vitamin A, C, E như cam quýt, chanh, đu đủ,…
  • Rau củ quả tươi.

Cách phòng tránh và chăm sóc cơ thể

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Duy trì thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày thời tiết oi bức hoặc ẩm thấp thuận lợi cho sụ phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những thực phẩm dễ gây kích ứng, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với dị nguyên, hóa chất bên ngoài để bảo vê làn da, mặc áo chống nắng, đe khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, môi trường xung quanh thường xuyên để loại bỏ các yếu tố gây bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vết thương, điều này có thể khiến da bị trầy xước, vết thương hở và nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao hơn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về bệnh phong ngứa. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc phân biệt được các triệu chứng của bệnh, có biện pháp khắc phục và chủ động thăm khám, chữa trị kịp thời, từ đó giảm nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Cập nhật lúc: 2:31 PM , 03/08/2023

Tin liên quan

Phát ban đỏ không sốt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó

Phát Ban Đỏ Không Sốt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đến Từ Chuyên Gia [TÌM HIỂU NGAY]

Phát ban đỏ không sốt là tình trạng da bị phát ban do tác động của nhiều nguyên nhân nhưng không có triệu chứng sốt. Vậy biểu hiện, nguyên nhân...

Nổi mề đay có được tắm không - Lời giải đáp từ chuyên gia da liễu

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Bằng Lá Gì? [LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA]

Nổi mề đay có được tắm không đang là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều cần được giải đáp hiện nay. Bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mẩn Ngứa Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Hiệu Quả, An toàn 

Mẩn ngứa ở trẻ khiến con quấy khóc, biếng ăn cả ngày. Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột sau đó hết trong vài giờ hoặc vài ngày....

Lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả

5 Cách Dùng Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Cực Hiệu Quả, An Toàn

Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay đã được lưu truyền trong dân gian suốt bao đời nay. Phương pháp trị mề đay này được nhiều người áp dụng vì...

Hình ảnh người bị nổi mẩn đỏ ở lưng do mắc bệnh zona thần kinh

Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa Là Bệnh Gì, Chữa Thế Nào, Ở Đâu? [TÌM HIỂU NGAY]

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là tình trạng nhiều người gặp phải. Hiện tượng này có thể khởi phát đột ngột sau đó tự hết sau vài giờ...

Nổi mề đay sưng môi là một dạng bệnh mề đay phù mạch phổ biến

Tình trạng nổi mề đay sưng môi có mau khỏi bệnh không?

Nổi mề đay sưng môi là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Các nốt mẩn ngứa tuy được đánh giá không gây nguy hiểm trực...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *