Nổi Mề Đay Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi mang thai là chứng bệnh mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Bệnh gây ra những cơn ngứa dữ dội khiến mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi. Hơn nữa, tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hãy theo dõi nội dung bài viết sau để có được giải pháp loại bỏ mề đay hoàn chỉnh và an toàn nhất.

Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau, có thể gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Đây là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến, rất dễ nhận biết và không có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác.

Nổi mề đay khi mang thai thường diễn ra trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ

Tình trạng nổi mề đay có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Thống kê chỉ ra rằng, có đến khoảng 60% mẹ bầu từng bị nổi mề đay khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Các triệu chứng thường xuất hiện ở vùng bụng, nhất là vùng rốn, sau đó mới lan dần sang các khu vực khác như tay, chân, đùi,…

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa mề đay, mẩn ngứa khi mang thai, sau sinh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu ĐỘC QUYỀN hơn 150 năm, kế thừa tinh hoa của YHCT. Hiện đây là bí quyết gia truyền đã được phục dựng với những bước tiến vượt bậc giúp chị em “đánh bay” mề đay, hết mẩn ngứa trong và sau thai kỳ.

Trên thực tế, các trường hợp bị nổi mề đay khi mang thai đều thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 3 – 7 ngày. Đôi khi các triệu chứng chỉ mất vài giờ để tự biến mất. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp, nổi mề đay khi mang thai kéo dài đến hơn 6 tuần và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai

Lương y Tuấn chỉ ra các triệu chứng phổ biến nhất, giúp các mẹ có thể nhận biết về tình trạng hiện tại của mình có phải là bị nổi mề đay hay không:

Mẹ bầu bị mề đay trên da sẽ có nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy

  • Trên da xuất hiện các đốm, mảng nhô cao hơn bề mặt, có màu hồng đỏ và khi ấn vào thì cảm giác như vết muỗi cắn.
  • Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, đặc trưng của mề đay là càng gãi thì càng thấy ngứa và mảng da nổi gồ lên càng lan rộng hơn.
  • Vị trí thường xuất hiện mề đay là ở ngực, đùi, mông và vùng bụng. Tất cả là những nơi tích tụ mỡ và mô mềm nên dễ nổi mề đay nhất trên cơ thể.
  • Tại khu vực mông, quanh bụng và đùi sẽ có thể xuất hiện tình trạng khô da nặng.
  • Các đốm mề đay có thể xuất hiện một cách rải rác trên cơ thể của thai phụ.

Nổi mề đay khi mang thai – nguyên nhân do đâu?

Lương y Tuấn cũng cảnh báo nổi mề đay khi mang thai có tỷ lệ bùng phát cao hơn so với các đối tượng khác. Chính vì vậy, nhận định chính xác các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bà bầu phòng tránh hiệu quả hơn.

  • Thay đổi nội tiết tố: Mề đay khi mang thai chủ yếu bùng phát trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi đó, lượng nội tiết tố nữ Estrogen và Progesterone trong cơ thể có sự xáo trộn mạnh mẽ nhất. Từ đó khiến các tế bào dị ứng và hắc tố thay đổi, dẫn tới bệnh bùng phát.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống của bà bầu được đặc biệt chú trọng nhằm giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số thực phẩm có lợi cho thai kỳ nếu không được dùng đúng cách có thể gây nguy cơ kích ứng cao như hải sản, các loại thịt đỏ, các loại hạt…Ngoài ra, cơ thể người phụ nữ chưa kịp thích nghi với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng có thể gây phản ứng trên da.
  • Giãn da bụng: Dị ứng khi mang thai 3 tháng cuối là thời điểm thai nhi đạt mức độ gia tăng về kích thước mạnh mẽ nhất. Bên cạnh việc xuất hiện các vết rạn, phần da bụng bị kéo căng quá mức khiến các mô bị tổn thương, lớp màng bảo vệ suy yếu dẫn tới nổi mề đay, dị ứng da.
  • Dị ứng thuốc: Tâm lý bổ sung nhiều viên uống chứa sắt, canxi hoặc vitamin mà không có sự kê đơn của bác sĩ cũng có thể dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể và phát qua da.
  • Yếu tố di truyền: Mề đay là căn bệnh tự miễn, chủ yếu diễn ra do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể và liên quan nhiều tới hiện tượng tăng sinh tế bào kháng thể lympho T. Bởi vì vậy, người bệnh xuất thân từ gia đình mà ít nhất bố hoặc mẹ có tiền sử mắc mề đay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Thai phụ bị nổi mề đay do nhiều yếu tố tác động đến

Nổi mề đay lúc mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi nổi mề đay có tự hết không? Phụ nữ mang thai nổi mề đay có nguy hiểm? Thực tế, đối với mề đay cấp tính, hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Cùng điều kiện người bị bệnh phải có sức khỏe tốt, biết cách chăm sóc bản thân. Đồng thời tránh được nguyên nhân gây ra bệnh.

Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai

Còn đối với phụ nữ đang mang bầu, không nên liều lĩnh để triệu chứng mề đay tự mất đi. Thay vào đó, nên áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp. Hệ quả của việc chủ quan với bệnh mề đay lúc mang thai khá nghiêm trọng.

  • Bị nổi mề đay, cơ thể, ngứa ngáy, đau rát làm cho mẹ bầu mất ngủ, suy nhược cơ thể. Tinh thần kém minh mẫn, dẫn đến stress, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Da bị tổn thương gây nên hiện tượng vàng da hoặc bị nhiễm trùng da. Nếu như có vi khuẩn tấn công và vùng bị bệnh.
  • Mề đay cấp tính hoặc mề đay mãn tính đều có khả năng gây ra hiện trạng phù mạch. Làm suy hệ hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay còn phải đối diện với nguy cơ sinh non. Mặc dù tỷ lệ hệ quả này xảy ra rất thấp, nhưng cũng đáng để chúng ta đề phòng.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Lương y Tuấn cũng cho biết đối với thai nhi trong bụng mẹ cũng bị những ảnh hưởng ảnh tiêu cực. Chẳng hạn như: Mắc những bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, hở hàm ếch. Một số trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu não, dị dạng huyết quản. Phổ biến hơn nữa là tình trạng trẻ bị nổi mề đay bẩm sinh.

Như vậy, bị mề đay khi mang thai không chỉ nguy hiểm cho mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng rất xấu tới bào thai. Chị em phụ nữ bị nổi mề đay trong giai đoạn này cần phải có giải pháp chữa trị hiệu quả cho mình.

CHUYÊN GIA ĐANG ONLINE SẴN SÀNG TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO MẸ BẦU

ĐỪNG CHẦN CHỪ! HÃY CLICK NGAY

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Thầy thuốc

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2

- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Cách điều trị khi thai phụ bị nổi mề đay

Lương y Tuấn khuyên mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị nổi mề đay. Thay vào đó, hãy bình tĩnh theo dõi, lắng nghe sự thay đổi của cơ thể. Mày đay có thể khởi phát đột ngột trong vài giờ hoặc vài ngày sẽ tự hết mà không cần can thiệp y tế. Trường hợp dài hơn, chị em nên tới cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.

Chữa mề đay cho mẹ bầu cần đặt tính hiệu quả và an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp đặc trị mề đay khi mang thai phổ biến hiện nay:

Điều trị nổi mề đay cho mẹ bầu bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc trị nổi mề đay, mẩn ngứa bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh histamin: Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine,….là những loại thuốc có khả năng kháng histamin hiệu quả. 
  • Thuốc mỡ Steroid bôi trực tiếp lên vùng tổn thương
  • Kem dưỡng ẩm cho vùng da bị thương tổn
  • Thuốc Steroid đường uống: loại này chỉ áp dụng cho những trường nổi mề đay ở mức độ nặng hoặc dùng các loại thuốc trên mà không khỏi.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y cho phụ nữ mang thai thường không được khuyến khích. Bởi vì, loại thuốc này dễ gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này, mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc khoa sản.

Tây y chữa viêm xoang

Lưu ý, không được tự ý mua các loại thuốc trên và sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đối với trường hợp được chỉ định dùng, nếu gặp dấu hiệu bất thường cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được giải đáp và điều trị nếu cần thiết.  

Trị nổi mề đay cho mẹ an toàn bằng mẹo dân gian

Mẹo chữa trị nổi mề đay khi mang thai tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp an toàn được nhiều người sử dụng. Lương y Tuấn gợi ý một số cách chữa dân gian có thể tham khảo như sau:

  • Chữa nổi mề đay bằng lá khế: Tắm nước lá khế giúp mẹ bầu giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
  • Thoa gel nha đam: Dùng gel nha đam hoặc ruột nha đam thoa lên vùng da bị mề đay giúp thanh nhiệt, làm dịu tình trạng sưng nóng, ngứa ngáy trên da.
  • Chườm lá ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, cho lên chảo rang đến vàng thơm cùng vài hạt muối. Cho toàn bộ phần lá ngải cứu ra khăn sạch, chườm lên vùng da bị mề đay. Lưu ý: Chỉ đảo đến khi vàng thơm, không để quá nóng khi chườm có thể gây bỏng da
  • Ngâm với nước lá trầu không: Đun nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm các vùng da bị mề đay trong vòng 15 giúp giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Chữa bệnh từ lá hẹ: Lá hẹ có tính giảm viêm kháng khuẩn khá tốt. Hơn thế nữa, nguyên liệu này lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Trước tiên bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá hẹ, cắt khúc sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi lửa nhỏ. Đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi bôi lên vùng da bị nổi mề đay mỗi ngày.
  • Chườm lạnh hoặc tắm nước mát: Phương pháp này có tác dụng làm mát vùng da bị tổn thương, giúp làm giảm những cơn ngứa một cách hiệu quả. Mỗi ngày chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút, nếu tắm quá lâu sẽ khiến da bị khô, tạo điều kiện cho bệnh mề đay bùng phát.

Chữa mề đay cho mẹ bầu bằng ngải cứu

Ngoài ra, bạn có thể chữa mề đay bằng lá kinh giới, lá tía tô, gừng,..Các phương pháp dân gian tương đối an toàn lại dễ áp dụng. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên lạm dụng chúng nếu bệnh tình không thuyên giảm. Tốt nhất nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các bài thuốc trên.

ĐỪNG ĐỂ MỀ ĐAY GÂY NGỨA NGÁY KHÓ CHỊU CHO MẸ BẦU

LIÊN HỆ NGAY CHO CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM, TƯ VẤN CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM 

Lựa chọn phương pháp Đông y điều trị nổi mề đay

Các loại thuốc tây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa ở mức độ tạm thời. Về lâu về dài, người bệnh dùng thuốc có thể gây ít – nhiều tác dụng phụ không mong muốn tới cơ thể. Đó là lý do, thời gian gần đây, không ít mẹ bầu chuyển hướng sang dùng thuốc Đông y (chủ yếu là thuốc nam).

Thuốc nam kết hợp nhiều loại thảo dược có công dụng chữa mề đay tốt, mang đến hiệu quả toàn diện. Cơ chế trị bệnh của thuốc nam là: Loại bỏ tận gốc căn nguyên –  Giảm triệu chứng – Bồi bổ sức khỏe – Ngăn ngừa tái phát.

So với cách chữa dân gian hay Tây y, thuốc nam có hiệu quả vượt trội hơn cả. Tuy nhiên, do phải điều trị từ sâu bên trong nên nam dược cho tác dụng từ từ, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Các vấn đề về nổi mề đay khi mang thai chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng. Hy vọng bài đọc đã giúp bạn đọc tìm hiểu được thông tin bổ ích để chủ động nhận biết triệu chứng, tìm cách điều trị và phòng ngừa phù hợp vì sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Đừng Bỏ Qua

Cập nhật lúc: 10:08 AM , 04/04/2023

Tin liên quan

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng dị ứng mà các thai phụ, sản phụ thường gặp. Bệnh gây ra những cơn ngứa dữ dội...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *