Những Ai Không Nên Châm Cứu? Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Hiện nay, nhu cầu châm cứu chữa bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt các bệnh lý man tính xương khớp, thần kinh tiêu hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng được thực hiện chỉ định này. Vậy những ai không nên châm cứu? Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây! 

1. Những ai không nên châm cứu?

Châm cứu được đánh giá là phương pháp an toàn của y học cổ truyền, tuy nhiên không phải ai cũng nên thực hiện châm cứu. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây không nên thực hiện châm cứu để tránh biến chứng nguy hiểm: 

  • Phụ nữ mang thai: Châm cứu giúp đả thông kinh lạc, lưu thông tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, gây sảy thai. Chính vì vậy Đối với phụ nữ mang thai nếu chưa thật cần thiết thì không nên châm. Nếu thực sự mong muốn điều trị, sản phụ nên báo với bác sĩ về tình trạng mang thai
  • Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp: Châm cứu có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, huyết áp, gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. 
  • Những người có thể trạng yếu, suy kiệt: Châm cứu dễ bị sốc, đột quỵ 
  • Những người đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính: Các trường hợp này dễ gây ra sốc, choáng, xảy ra biến chứng vựng châm. 
  • Vị trí vùng da châm cứu bị chai sạn hoặc nhiễm khuẩn: Có khả năng tăng viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh sau khi châm cứu. 
  • Người có tâm lý sợ kim nghiêm trọng, không hợp tác khi châm cứu: Vì dễ gây ra hiện tượng vựng châm, gãy kim, gây đau đớn
  • Trẻ nhỏ chưa chịu thỏa hiệp khi châm cứu: trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ sợ châm kim, không chịu nằm yên, dễ dẫn đến thao tác châm cứu gặp khó khăn, dễ xảy ra các biến chứng. 

Phụ nữ mang thai không nên thực hiện châm cứu

Ngoài ra, những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu. Tuyệt đối không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng.

2. Người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào?

Châm cứu mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Những tình trạng dưới đây rất thích hợp để tiến hành châm cứu:

  • Các cơn đau: Châm cứu kích thích lượng endorphine tự nhiên trong cơ thể chứ không phụ thuộc vào tác dụng của thuốc, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Khi cơn đau trở nên dữ dội hơn, bạn nên tiến hành điện châm với dòng điện có tần số đặc biệt được nối với cây kim châm cứu. Như thế sẽ tác động nhiều hơn tới các huyệt đạo và giảm đau hiệu quả.
  • Vấn đề về tiêu hóa:  Các triệu chứng ợ nóng, táo bón hoặc biểu hiện của viêm loét dạ dày đều có thể chữa khỏi nhờ châm cứu. Chúng có hiệu quả gấp đôi liều thuốc kháng axit với người bị ợ nóng mãn tính. 
  • Vô sinh: Châm cứu đã được chứng minh là có khả năng cải thiện thụ thai ở nữ giới khi áp dụng cách thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. 
  • Giảm phản ứng phụ của xạ trị và hóa trị: Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn hay nổi mẩn đỏ khi xạ trị và hóa trị đều có thể hết ngay khi châm cứu. Đây là 2 cách rất phổ biến trong việc điều trị ung thư nhưng lại gây ra tình trạng nóng quá mức. Người bệnh sẽ cảm thấy sốt, buồn nôn, khô người, thậm chí là đau cục bộ ở một vùng. Châm cứu sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, giảm phản ứng nhiệt do xạ trị. 
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Những người chịu ảnh hưởng của cơn đột quỵ thường không nhận đủ máu tới các bộ phận, đặc biệt là não và một bên chi. Châm cứu hỗ trợ cải thiện lưu thông tuần hoàn máu chảy. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật điện, dòng điện nhẹ kích thích huyệt đạo, cơ co thắt. Nhờ vậy mà kích thích hệ thần kinh. Chức năng vận động, cảm giác và nghe nói được hồi phục.
  • Cải thiện chứng trầm cảm: Châm cứu đã được kiểm chứng có vai trò lưu thông tuần hoàn não, tạo cảm giác thoải mái,… 

Những người mắc bệnh xương khớp có thể được châm cứu

Để biết có được châm cứu hay không và nên thực hiện thế nào, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Chính vì vậy, khi có mong muốn châm cứu chữa bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn tốt để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt nhất. 

3. Châm cứu với BÁC SĨ GIỎI tại Đông Phương Y Pháp, xứng danh “Bàn Tay Vàng” “Cây Kim Bạc” 

Trung tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức Năng Đông Phương Y Pháp với hơn 12 năm hoạt động, trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh. Tại đây, người bệnh được thăm khám – trị liệu trực tiếp với các bác sĩ gạo cội, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn về y học cổ truyền trên cả nước.

Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Đông Phương Y Pháp có khả năng bắt bệnh chuẩn xác, thao tác châm kim thuần thục đảm bảo AN TOÀN – HIỆU QUẢ CAO – KHÔNG GÂY ĐAU. 

Đặc biệt hơn, Trung tâm Đông Phương Y Pháp ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, sử dụng kim dài châm liên huyệt và xuyên huyệt, giúp giảm đau đồng thời nâng cao tác dụng gấp 4 – 5 lần thông thường. 

Ngoài ra, trung tâm còn chú trọng vào quy trình khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trang thiết bị đạt chuẩn. 100% Kim châm mới hoàn toàn, nói không với dùng chung kim, thực hiện theo nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng, lây chéo bệnh. 

Ưu điểm châm cứu tại Đông Phương Y Pháp

Để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bác sĩ trung tâm còn kết hợp nhiều kỹ thuật khác cùng bổ trợ, hiệp đồng tác dụng với châm cứu, cụ thể như sau: 

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Cứu ngải
  • Thủy châm

Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình thăm khám chuẩn chỉnh, Đông Phương Y Pháp ngày càng nhận được nhiều đánh giá tốt, phản hồi chất lượng từ người bệnh và cơ quan báo đài, trở thành thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh.

Báo đài đánh giá cao châm cứu tại Đông Phương Y Pháp

Kết quả châm cứu chữa bệnh tại Đông Phương Y Pháp nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo bệnh nhân trên khắp cả nước 

Cô Đoàn Thị Miên: Phục hồi sau 2 lần tai biến thập tử nhất sinh nhờ bác sĩ CHÂM CỨU mát tay tại Đông Phương Y Pháp. 

Cô Nguyễn Thị Nhẫn: Đi đứng dễ dàng như chưa từng bị thoái hóa toàn bộ cột sống thắt lưng, hẹp khe khớp L3 – L4 chỉ sau 20 ngày châm cứu, bấm huyệt tại Đông Phương Y Pháp. 

Anh Trần Ngọc Tâm: Kiên trì châm cứu hơn 2 tháng tại Đông Phương Y Pháp, anh Tâm thoát liệt – tạm biệt xe lăn do viêm cột sống dính khớp

Chuyên gia đầu ngành về CHÂM CỨU tư vấn miễn phí ngay!

cta -mess

 

 

Cập nhật lúc: 11:00 PM , 31/05/2023

Tin liên quan

Có nên châm cứu liên tục không

Có Nên Châm Cứu Liên Tục? Kinh Nghiệm Châm Cứu An Toàn

Châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp chữa bệnh đơn giản, có công hiệu rất lớn trong phòng và chữa một số loại bệnh, tuy nhiên, nó lại trở...

Châm cứu giảm đau

Châm Cứu Có Tác Dụng Gì? 7 Lợi Ích Vượt Trội Không Nên Bỏ Qua

Châm cứu có tác dụng gì? Theo nhận định của chuyên gia y tế, châm cứu có tác dụng giảm đau, đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, ngăn...

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm Cứu Thoát Vị Đĩa Đệm: Từ A Đến Z Thông Tin Quan Trọng

Châm cứu thoát vị đĩa đệm có tác dụng gì? Hiệu quả chữa bệnh ra sao? Có lưu ý gì không là băn khoăn của không ít độc giả. Bài...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *