1. Châm cứu có đau không?
Nhắc đến châm cứu, mọi người thường liên tưởng ngay tới hình ảnh những chiếc kim đâm vào người, vì vậy đa phần người bệnh nghĩ sẽ đau đớn trong khi châm cứu. Thực ra, những chiếc kim châm cứu không giống những chiếc kim thông thường để tiêm hay may vá mà kim châm cứu mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu chỉ mỏng như sợi tóc.
Phương pháp châm cứu là sử dụng kim châm cứu để tác động vào các huyệt đạo, kích thích năng lượng lưu thông. Phương pháp châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và điều trị tận gốc bệnh. Nhiều người cho rằng châm cứu rất đau vì phương pháp này dùng kim đâm vào người. Kim châm cứu mỏng và mềm dẻo, có thể mỏng như sợi tóc. Vì vậy, khi châm cứu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu bị ám ảnh về kim, người bệnh nên nói với bác sĩ.
Tuy nhiên, châm cứu có thể gây đau nếu gặp các tình huống dưới đây:
- Tâm lí căng thẳng, lo lắng khiến các cơ co thắt làm người bệnh đau đớn hơn. Bên cạnh đó căng thẳng khi châm cứu cũng gây ra tai biến như chảy máu, vựng châm,…
- Do thao tác, thủ thuật của bác sĩ không đảm bảo tay nghề, dẫn tới sai vị trí huyệt đạo, sai động tác gây đau.
- Sử dụng kim châm không phù hợp với vị trí huyệt đạo, vùng da trị liệu dẫn tới bị đau
2. Xử trí khi châm cứu bị đau
Nếu chẳng may châm cứu bị đau, hãy áp dụng theo hướng dẫn sau đây:
Cách xử trí
Sau châm cứu, người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, hạn chế tác động vào vùng cơ thể điều trị.
Nếu cảm giác đau gây khó chịu thì có thể xoa, day nhẹ nhàng vùng đau.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau khi rút kim châm cứu, người bệnh có thể còn thấy khó chịu và đau tức tại vị trí kim châm, nhưng cảm giác này thường biến mất trong 24 giờ.
Nếu mức độ triệu chứng đau tại vị trí châm tăng thêm hoặc kéo dài hơn 24 giờ thì bệnh nhân cần liên hệ với nơi điều trị.
3. Biến chứng khác có thể gặp sau khi châm cứu
Nếu châm cứu theo đúng hướng dẫn thường không xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp châm cứu vẫn có thể gây ra các biến chứng như:
- Vựng châm: Vừa châm kim, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp, có khi bị ngất. Nguyên nhân có thể do suy nhược, sợ hãi, dễ kích động, đói hoặc do châm cứu quá đau, kích thích kim quá mạnh… Đối với người châm lần đầu, sức yếu, mệt, đói… nên cho nghỉ 15 phút trước khi châm, không nên quá đói hoặc quá no. Với người suy nhược, dễ xúc động, nhạy cảm, ngưỡng chịu đau thấp, người thầy thuốc cần giải thích trước khi tiến hành châm để bệnh nhân an tâm.
- Chảy máu, bầm tím: Khi rút kim có chảy máu thầy thuốc sẽ cầm máu ngay lập tức, thường ít khi chảy máu trong châm cứu, nếu có thì lượng chảy máu khá ít. Nếu người bệnh có bệnh lý về đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông cần thông báo cho người thầy thuốc. Thỉnh thoảng, vết bầm xuất hiện tại vị trí châm kim, người bệnh không nên quá lo lắng, cần chườm ấm sẽ mau khỏi
- Phỏng, nóng rát: Xảy ra trong quá trình hơ ngải cứu do hơi nóng, sự cẩn thận trong điều trị của thầy thuốc giúp hạn chế được tình trạng này.\
4. Làm thế nào để châm cứu không đau?
Để châm cứu không đau và đảm bảo hiệu quả chữa bệnh, ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao
- Lựa chọn cơ sở trị liệu uy tín, trang bị máy móc, thiết bị y tế đạt chuẩn
- Không nên ăn quá no hoặc để bị đói trước khi châm cứu
- Không châm cứu vào các vị trí da đang bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
- Tâm lý thoải mái trước khi châm cứu, không lo lắng
- Không cố gắng căng cứng, co cơ khi châm cứu
5. Châm cứu không đau, hiệu quả cao với bác sĩ “Bàn Tay Vàng”
Trung tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức Năng Đông Phương Y Pháp với hơn 12 năm hoạt động, trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh. Tại đây, người bệnh được thăm khám – trị liệu trực tiếp với các bác sĩ gạo cội, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn về y học cổ truyền trên cả nước. Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Đông Phương Y Pháp có khả năng bắt bệnh chuẩn xác, thao tác châm kim thuần thục đảm bảo AN TOÀN – HIỆU QUẢ CAO – KHÔNG GÂY ĐAU.
Đặc biệt hơn, Trung tâm Đông Phương Y Pháp ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, sử dụng kim dài châm liên huyệt và xuyên huyệt, giúp giảm đau đồng thời nâng cao tác dụng gấp 4 – 5 lần thông thường.
Ngoài ra, trung tâm còn chú trọng vào quy trình khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trang thiết bị đạt chuẩn. 100% Kim châm mới hoàn toàn, nói không với dùng chung kim, thực hiện theo nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng, lây chéo bệnh.
Để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bác sĩ trung tâm còn kết hợp nhiều kỹ thuật khác cùng bổ trợ, hiệp đồng tác dụng với châm cứu, cụ thể như sau:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Cứu ngải
- Thủy châm
Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình thăm khám chuẩn chỉnh, Đông Phương Y Pháp ngày càng nhận được nhiều đánh giá tốt, phản hồi chất lượng từ người bệnh và cơ quan báo đài, trở thành thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh.
Kết quả châm cứu chữa bệnh tại Đông Phương Y Pháp nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo bệnh nhân trên khắp cả nước
Cô Đoàn Thị Miên: Phục hồi sau 2 lần tai biến thập tử nhất sinh nhờ bác sĩ CHÂM CỨU mát tay tại Đông Phương Y Pháp.
Cô Nguyễn Thị Nhẫn: Đi đứng dễ dàng như chưa từng bị thoái hóa toàn bộ cột sống thắt lưng, hẹp khe khớp L3 – L4 chỉ sau 20 ngày châm cứu, bấm huyệt tại Đông Phương Y Pháp.
Anh Trần Ngọc Tâm: Kiên trì châm cứu hơn 2 tháng tại Đông Phương Y Pháp, anh Tâm thoát liệt – tạm biệt xe lăn do viêm cột sống dính khớp.
Chuyên gia đầu ngành về CHÂM CỨU tư vấn miễn phí ngay!
Cập nhật lúc: 4:36 PM , 15/05/2023