Nhiều người thường chủ quan khi xuất hiện triệu chứng đau lưng lan xuống chân. Đa số đều cho rằng đây là vấn đề hết sức bình thường và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đau lưng lan xuống chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Đau lưng lan xuống chân cảnh báo bệnh gì?
Đau lưng lan xuống chân là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Đây là những cơn đau tập trung tại phần lưng. Cơn đau thường không báo trước mà xuất hiện đột ngột, buốt hoặc đau nhói, bắt đầu từ thắt lưng sau đó lan xuống hông và tới tận bàn chân.
Đau lưng lan xuống chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:
Đau lưng lan xuống mông và chân – Cẩn thận dấu hiệu đau dây thần kinh tọa
Đau lưng lan xuống mông và chân thường là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh tọa. Bởi đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, kéo dài từ tủy sống tới mặt sau của chân. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép dẫn đến các cơn đau tại những vị trí mà nó đi qua.
Các triệu chứng điển hình của đau dây thần kinh tọa là: đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân, tần suất các cơn đau có thể xảy ra dữ dội hoặc âm ỉ. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị teo cơ, bại liệt nếu như bệnh không được chữa trị kịp thời.
Đau lưng lan xuống chân trái, chân phải – Dấu hiệu gai cột sống
Đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân cũng có thể là triệu chứng của bệnh gai cột sống.
Đây là bệnh lý xảy ra khi sụn khớp bị hư tổn, mài mòn dẫn đến thoái hóa khớp và hai đầu xương lồi lõm bị trơ ra. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách bồi tụ canxi vào các vị trí lồi lõm đó. Tuy nhiên, đôi khi cơ chế này diễn ra không được hoàn hảo dẫn đến lượng canxi bị lắng đọng quá nhiều và hình thành các gai xương.
Gai xương chèn ép trực tiếp vào tế bào mô cơ, các rễ thần kinh, khiến bệnh nhân gặp phải các cơn đau lưng lan xuống chân trái, chân phải, thậm chí xuống cả bàn chân. Từ đó gây khó khăn trong vận động, di chuyển, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, phiền toái.
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng lan xuống chân
Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra có đặc trưng là luôn đau nhức âm ỉ, đau lan từ vùng lưng xuống mông, đùi và hai bên chân, tê bì xuống bàn chân, gót chân. Kèm với đó là đau vùng xương chậu, đau hai bên thắt lưng, khó khăn trong vận động, sinh hoạt trở mình. Cơn đau, tê bì có thể diễn ra ngay khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, đau nhiều về ban đêm.
Những cơn đau này lúc thì âm ỉ, lúc lại rất dữ dội và khiến cho người bệnh không thể đi lại được như bình thường. Lúc này, bắt buộc người bệnh phải tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra được hướng điều trị kịp thời.
Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị một cách triệt để, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị bại liệt hoàn toàn hoặc phải phẫu thuật.
Cẩn thận bệnh lao cột sống
Lao cột sống là bệnh xảy ra do viêm đốt sống đĩa đệm do lao. Vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ tiêu hóa sẽ đi theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại hệ thống cơ xương khớp, trong đó có cột sống gây ra bệnh.
Lao cột sống sẽ khiến bệnh nhân bị phá hủy các thân đốt sống âm thầm. Do vậy các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất chậm và thường tương đồng với lao phổi làm người bệnh chủ quan
Một số triệu chứng có thể kể đến là: sốt nhẹ về chiều tối, chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu và mệt mỏi. Đồng thời lưng đau, chân tay bị teo nhỏ đặc biệt là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối. Kèm theo đó là các dấu hiệu liệt vận động hai chân do chèn ép tuỷ sống.
Hội chứng ruột kích thích – Đau lưng dưới lan xuống chân
Hội chứng ruột kích thích có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ rất dễ bị buồn nôn, táo bón, chướng bụng kèm theo đau cơ, đau lưng vùng bụng dưới, đau lan xuống chân trái.
Những triệu chứng bệnh khác có thể có bao gồm: Đi ngoài không hết phân hoặc cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp; đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi. Những biểu hiện này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Nếu không được điều trị đúng cách, hội chứng này sẽ tái lại rất dễ dàng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như trĩ, viêm đại tràng mãn tính, thậm chí là ung thư đại trực tràng.
Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Các bệnh phụ khoa cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng dưới lan xuống chân, điển hình như lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân gây đến bệnh lý này là do sự phát triển của lớp niêm mạc ở vùng tử cung tại nhiều vị trí khác nhau như ống dẫn trứng, buồng trứng.
Lúc này, máu sẽ không thể thoát được ra ngoài mà bị chảy ngược vào trong. Do vậy mà tử cung bị tăng áp lực dẫn đến tình trạng đau bụng dữ dội. Cơn đau còn lan xuống thắt lưng, vùng xương chậu và lan xuống chân.
Các bệnh lý phụ khoa nếu không được chú ý và điều trị gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, còn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Đau lưng xuống chân có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?
Những cơn đau xuống chân sẽ có mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra do các chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài thì không gây quá nhiều nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần điều trị đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, khi tình trạng đau lưng xuống chân xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nhiễm trùng hoặc các khối u thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Để càng lâu, các biến chứng nguy hiểm càng có thể xảy ra. Biến chứng thường gặp là:
- Khả năng vận động của bệnh nhân bị suy giảm nhanh chóng.
- Rối loạn cảm giác tay chân và mất kiểm soát đại tiểu tiện.
- Xuất hiện tình trạng teo cơ, thậm chí là bại liệt.
- Ngoài dấu hiệu đau lưng lan xuống, người bệnh cũng cần lưu ý khi xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như:
- Cơn đau diễn ra thường xuyên với mức độ đau tăng dần hoặc xuất hiện khi vận động mạnh, đi lại nhiều.
- Cơn đau kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ và đổ mồ hôi lạnh.
- Xuất hiện tình trạng sưng đỏ khớp hoặc những vết loét.
Thông thường các dấu hiệu của bệnh lý gây đau lưng xuống chân thường khá giống nhau. Do vậy, người bệnh cần chú ý thêm các triệu chứng kèm theo để phân biệt. Tốt nhất, vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.
Các phương pháp điều trị đau lưng lan xuống chân hiệu quả
Khi xuất hiện triệu chứng đau lưng lan xuống chân, tốt nhất, bạn đọc nên tìm đến cơ sở y tế để được xác định chính xác nguyên nhân. Để chẩn đoán, các bác sĩ thường khám rất kỹ và làm các xét nghiệm bằng máy để kiểm tra.
Thông thường người bệnh sẽ được chụp X-quang, đồng thời làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT Scan, MRI hoặc đo điện cơ đồ và đo độ loãng xương.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên áp dụng khi cơn đau dữ dội, không thể chịu đựng được và có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nên người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng.
- Thuốc kháng viêm Nsaids: Đây là loại thuốc giảm đau kháng viêm mà người bệnh có thể sử dụng mà không cần tới đơn của bác sĩ. Một số thuốc kháng viêm không chứa steroid phổ biến như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen,…
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ giúp giảm đau, giảm hiện tượng co cứng khớp và các cơ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn màu, giúp xương khớp hoạt động dẻo dai hơn. Cụ thể là prenuff, notrixum, acrium.
Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng đau lưng xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép quá mức hoặc xuất hiện khối u tại vùng bị đau. Phẫu thuật giúp loại bỏ những xương và mô đang chèn ép lên phần dây thần kinh. Từ đó chữa lành các tổn thương xương khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao nên không phải là biện pháp được ưu tiên.
Bị đau lưng lan xuống chân và cách khắc phục bằng thuốc Đông y
Đông y là biện pháp điều trị nguồn gốc gây bệnh nhưng lại cần một thời gian dài mới thấy tác dụng. Các vị thuốc đông y thường đầu có nguồn gốc thảo dược nên an toàn, lành tính đối với sức khỏe người dùng.
Dưới đây là một số bài thuốc thường được các thầy thuốc kê cho người bệnh
- Bài thuốc 1: Táo 3 quả, xuyên xích thược, dư dung mỗi vị 12g; quế chi, phấn cát mỗi vị 9g; bắc kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, gừng tươi 6g. Đem các vị thuốc trên sắc đặc chắt lấy nước cốt uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Cốt toái bổ, điều cầm, địa quỳ, phòng phong, liễu quế mỗi vị 12g; chỉ thực, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm, bạch linh mỗi vị 16g; tế thảo, cam thảo trích 6g; đại táo 3 quả. Đem các vị thuốc này sắc đặc còn ba bát nước thì uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Cam thảo trích 6g; dược cần, đương quy, kỳ tích, quế liễu, tra tử, mỗi vị 9g; kim bất hoán, sinh khương mỗi vị 3g; cát căn 15g và đại táo 3 quả. Đem các nguyên liệu này sắc đặc còn ba bát nước thì uống hết trong ngày.
Các phương pháp vật lý trị liệu thích hợp cho người bệnh
Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị đang được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Một số liệu pháp phổ biến để chữa đau thắt lưng lan xuống chân bao gồm châm cứu và xoa bóp bấm huyệt.
Châm cứu
Châm cứu là liệu pháp truyền thống có tác dụng gây tê cục bộ, giảm đau và kháng viêm, hỗ trợ rất tốt với quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
Ngoài ra, liệu pháp này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormon Endorphin giúp giảm căng cứng các cơ để thuận tiện hơn cho người bệnh trong quá trình vận động.
Xoa bóp, bấm huyệt
Khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt, khí huyết, kinh mạch sẽ được đả thông, các triệu chứng đau nhức, sưng viêm hay tê cứng cũng dần thuyên giảm.
Theo như nhiều khuyến cáo, trước khi tiến hành bấm huyệt, nên xoa bóp để làm các cơ giãn ra, thúc đẩy tuần hoàn và làm nóng vùng bị đau nhức.
Việc này tạo cho bệnh nhân tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào bấm huyệt. Để hỗ trợ tăng cường tác dụng, thầy thuốc có thể kết hợp sử dụng thêm các tinh dầu như: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu ngải cứu,…
- Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm: Tác động vào các huyệt như Huyệt Đại trường du, Thận du, Hoàn khiêu, Đốc du, Ủy trung và A Thị.
- Bấm huyệt chữa đau dây thần kinh toạ: Tác động vào các huyệt như A thị, Thận du, Đại trường du, Giáp tích L4 -5, L5 – Sl, Dương quang, Thừa phù, Ân môn, Uy trung, Thượng liêu, Trật biên, Thừa sơn và Côn lôn.
- Day ấn huyệt chữa hội chứng ruột kích thích: Tác động vào các huyệt như Túc tam lý, Tam âm giao, Trung quản, Kiến lý và Thiên khu.
- Bấm huyệt chữa các bệnh phụ khoa: Tác động vào các huyệt như Quan nguyên, Tam âm giao, Khí hải, Huyết hải và Thận du.
Tuy nhiên, các thủ thuật trong châm cứu, bấm huyệt hay xoa bóp đều cần phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm. Do vậy, nếu muốn điều trị bằng các liệu pháp vật lý trị liệu này, bệnh nhân nhất định phải tìm đến cơ sở y tế uy tín.
Một số biện pháp phòng ngừa đau lưng lan xuống chân
Không có phương pháp phòng ngừa hoàn toàn nào cho các cơn đau lưng xuống chân hay các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, bạn đọc có thể giảm thiểu nguy cơ gây ra tình trạng này thông qua các biện pháp sau đây:
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp và cơ thể, đồng thời hạn chế việc hoạt động quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên.
- Duy trì mức cân nặng ở mức hợp lý, có biện pháp giảm cân với trường hợp béo phì để hạn chế các áp lực lên cột sống.
- Đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng, không sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể và bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một vị trí, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn để tăng khả năng điều trị bệnh.
Có thể thấy rằng đau lưng xuống chân không phải là tình trạng có thể xem thường. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, bạn đọc cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có được những phương pháp điều trị kịp thời, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trong trị liệu.
Cập nhật lúc: 8:47 AM , 06/05/2023