Đau lưng mãn tính là tình trạng vùng lưng bị đau nhức kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng khiến người bệnh lo lắng. Để điều trị bệnh hiệu quả hãy tham khảo các giải pháp có trong bài viết dưới đây.
Đau lưng mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau lưng mãn tính là tình trạng người bệnh bị đau vùng lưng kéo dài từ 3 tháng trở lên và tái đi tái lại nhiều lần. Khi đó, đau nhức không phải do va chạm hay chấn thương thông thường mà là do các bệnh lý gây nên.
Các triệu chứng điển hình ở người đau lưng mãn tính là:
- Đau cơ: Tình trạng đau cơ kéo dài có thể khiến cho vùng lưng bị đau nhức khó chịu. Những tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân vận động mạnh, tư thế làm việc không khoa học gây ra đau cơ kéo dài, dẫn đến đau lưng mãn tính. Những cơn đau cơ dạng này thường kéo dài khoảng vài tuần và không có dấu hiệu giảm bớt.
- Đau lan vùng lưng: Tình trạng đau lan vùng lưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau lưng mãn tính. Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau lan ra hông, đùi, vùng xương chậu,… Những cơn đau lan vùng lưng còn có thể gặp phải khi vận động, di chuyển.
- Co thắt cơ bắp: Tình trạng co thắt cơ bắp cũng có thể gặp phải ở những người bị đau lưng mạn tính. Co thắt cơ bắp là dấu hiệu có thể gặp phải ở người đau lưng cấp tính cũng như đau lưng mạn tính.
- Đau kéo dài không rõ nguyên nhân: Những cơn đau kéo dài vài tuần, vài tháng không rõ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu nhận biết đau lưng mạn tính và làm nặng hơn cơn đau.
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng mãn tính
Tình trạng đau lưng mạn tính gây ảnh hưởng đến cột sống, khớp hay là khu vực xung quanh. Nguyên nhân gây ra đau lưng mạn tính có thể là do:
Do thói quen xấu trong sinh hoạt
Nếu người bệnh mắc một số thói quen xấu dưới đây nguy cơ bị đau lưng mãn tính là rất cao:
- Tư thế ngủ, ngồi, đi lại, đeo xách: Nếu sinh hoạt không đúng tư thế hoặc đeo túi xách quá nặng, thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng. Không điều chỉnh tình trạng này kịp thời các cơn đau sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát lại.
- Đặc thù công việc hàng ngày: Trường hợp thường xuyên mang vác nặng, đứng ngồi 1 chỗ quá lâu, sử dụng máy tính thường xuyên,… rất dễ mắc bệnh lý đau lưng lâu ngày không khỏi.
- Vận động quá sức: Nếu vận động quá sức hoặc vận động với cường độ cao có thể khiến cho phần lưng bị sang chấn gây đau nhức khó chịu.
Do yếu tố bệnh lý xương khớp
Người bệnh có thể bị đau lưng mãn tính do một số bệnh lý, nhất là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp sau:
- Do bị đau khớp cột sống: Chính những khớp xương nhỏ ở lưng có nhiệm vụ liên kết hoạt động của những đốt sống với nhau và hình thành cột sống lưng. Do vậy đau lưng có thể xuất phát từ chính nguyên nhân tại các khớp này. Đau cột sống ban đầu nó chỉ gây viêm và đau cột sống từng đợt. Nhưng nếu như không kiểm soát kịp thời có thể gây ra đau lưng mạn tính. Thống kê chỉ ra rằng có đến khoảng 90% bệnh nhân bị đau lưng mạn tính là do tổn thương, do bệnh đau khớp cột sống gây ra.
- Do bị đau đĩa đệm: Đau đĩa đệm nó là tình trạng đau xuất phát ở bên trong đĩa đệm và gây đau ở giữa lưng. Triệu chứng đau lưng mạn tính do đau đĩa đệm khá giống như là đau khớp cột sống tuy nhiên vị trí tổn thương có sự khác nhau hoàn toàn. Do đó cần phải có sự chẩn đoán và phân biệt hai nguyên nhân này giúp điều trị cũng như phục hồi tổn thương một cách hiệu quả.
- Do bị phồng lồi đĩa đệm: Sau đau khớp cột sống thì chính chứng phồng lồi đĩa đệm sẽ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng mạn tính. Nó là một mức độ tổn thương nhẹ vì khi đĩa đệm phồng lên nhưng lúc đó vẫn còn nằm trong bao xơ và chưa gây chèn ép rễ thần kinh quanh cột sóng. Nhưng nếu như không kịp thời điều trị thì nó sẽ ngày càng tiến triển nặng và trở thành thoát vị đĩa đệm.
- Do bị đau khớp chậu: Đây cũng là nguyên nhân đau lưng mạn tính. Ở đây khớp chậu chính là những khớp có nhiệm vụ kết nối giữa cột sống cùng khung xương chậu và bao quanh dây chằng nhằm giữ cột sống cũng như các khớp cố định. Và đau khớp chậu xảy ra nếu như cơ bắp yếu nên làm cho cột sống không có được điểm giữ ổn định và dây chằng lúc đó bắt buộc cần phải kéo căng. Chính điều này gây ảnh hưởng dây chằng quanh khớp chậu không ổn định các khớp nối và gây ra đau lưng mạn tính.
- Do căng cơ: Đây chính là nguyên nhân gây ra đau lưng cấp tính và có trên 90% trường hợp của tình trạng này. Nguyên nhân đó là vì khi các cơ lưng làm việc quá sức nó sẽ có xu hướng co thắt lại nhằm hạn chế tổn thương. Bệnh thường sẽ gây đau lưng tuy nhiên không quá nghiêm trọng, trong khoảng vài tuần thì triệu chứng này thường sẽ biến mất. Nhưng nếu như hoạt động sai tư thế và vận động quá mức thì đau lưng mạn tính vẫn có thể xảy ra.
Đau lưng mãn tính có nguy hiểm không?
Đau lưng mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý do đó nếu không điều trị rất nguy hiểm.
- Bệnh lâu ngày điều trị rất khó khăn và có thể không trị khỏi hoàn toàn khiến tình trạng đau nhức lưng tái phát thường xuyên.
- Đau lưng khiến người bệnh phải chịu cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và hiệu suất công việc.
- Nếu bệnh không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể gây teo cơ, biến dạng cột sống, lâu ngày dẫn đến bại liêt, tàn phế vĩnh viễn.
- Nếu đau lưng ra huyết trắng có thể người bệnh gặp phải một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: Viêm cổ tử cung, sa cổ tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng,… Bệnh lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Trường hợp bệnh nặng có dấu hiệu mắc biến chứng cong vẹo cột sống, mất khả vận động hay bại liệt thì rất khó hồi phục sức khỏe như ban đầu. Do đó, bệnh nhân khi có dấu hiệu đau lưng kéo dài không được chủ quan mà cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách điều trị đau lưng mãn tính
Đau lưng giai đoạn mãn tính điều trị gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn so với giai đoạn cấp tính. Vì vậy, để giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau.
Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh bằng mẹo dân gian
Đối với bệnh đau lưng mãn tính, các triệu chứng tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Khi đó người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau dân gian như:
Sử dụng đinh lăng
Đi lăng chứa Alcaloid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin B1, Lysin, Cystein, Methionin, Glucozit,… Vì vậy, người bệnh có thể dùng lá đinh lăng trị chứng đau nhức lưng tại nhà:
Chuẩn bị: Lá đinh lăng 20g, rễ trinh nữ 10g, cúc tần 10g, rễ bưởi bung 10g và lá lốt 10g.
Cách dùng: Rửa sạch các loại thảo dược rồi cho lên sắc với 1 lít nước đến khi còn ½ thì tắt bếp. Đợi thuốc nguội thì chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày để bệnh thuyên giảm.
Dùng hạt gấc
Hạt gấc có chứa nhiều hợp chất hữu giúp nhanh lành vết thương, giảm đau nhức khi mắc bệnh về xương khớp đặc biệt là vùng lưng. Người bệnh có thể áp dụng cách dùng hạt gấc sau đây để trị bệnh đau lưng của mình:
Chuẩn bị: Hạt gấc khoảng 50 hạt, rượu trắng 1 lít và bình thủy tinh.
Cách dùng:
- Hạt gấc rửa sạch rồi đem nướng cháy xém.
- Đập dập phần vỏ cứng của hạt gấc để lấy nhân ở bên trong.
- Giã nát nhân, cho vào bình và đổ rượu vào để ngâm khoảng 7 ngày.
- Khi dùng người bệnh lấy bông thấm rượu gấc và xoa đều xung quanh vùng lưng nhức mỏi. Dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau giảm nhanh chóng.
Trị đau lưng bằng ngải cứu
Ngải cứu theo Đông y có vị đắng, tính ấm, mùi thơm được dùng để trừ hàn thấp, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu, điều hòa khí huyết,… Theo y học hiện đại, loại dược liệu này chứa nhiều tinh dầu, các flavonoid có tác dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể dùng ngải cứu để giảm các triệu chứng đau nhức do đau lưng mãn tính gây ra.
Cách dùng:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, vò nát. sau đó cho vào chảo sao nóng cùng 1 ít muối hạt.
- Dùng vải sạch bọc hỗn hợp mới sao để chườm lên vị trí đau nhức trên lưng 2 lần mỗi ngày.
Điều trị bằng Tây y
Sau khi thăm khám, tùy vào triệu chứng cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp:
Dùng thuốc uống
Thuốc dùng để triệu trị đau lưng mãn tính thường có công dụng giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen là thuốc giảm đau thường được dùng để điều trị chứng đau nhức vùng lưng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận và gan do đó bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các sản phẩm thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid thường dùng gồm: Naproxen, Aspirin, Ibuprofen, thuốc ức chế COX-2. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng dễ gây loét đường tiêu hóa, tăng nguy cơ đau tim.
- Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này được dùng trong trường hợp co thắt cơ gây đau nhức vùng lưng.
- Thuốc chống trầm cảm và chống co giật: Đây là các loại thuốc được dùng cho trường hợp đau do thần kinh.
Phương pháp điều trị xâm lấn
Trường hợp sử dụng thuốc Tây y không mang hiệu quả cao hoặc bệnh đã trở nặng bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như:
Dùng thuốc tiêm
Phương pháp tiêm giúp thuốc gây tê hoặc thuốc nhóm steroid trực tiếp truyền vào các khớp, các cơ, dây chằng và vị trí xung quanh dây thần kinh. Phương pháp này thường có hiệu quả giảm đau trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó tiêm ngoài màng cứng còn giúp cung cấp dưỡng chất và cứu trợ tạm thời cho những khu vực đau khi bị chèn ép, khí huyết không lưu thông.
Phóng xạ tần số vô tuyến
Phương pháp phóng xạ tần số vô tuyến là làm chết các dây thần kinh bị đau thông qua nhiệt truyền từ một cây kim nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, khi thực hiện phương pháp này đúng cách có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh từ vài tháng đến 1 năm cho khoảng 60% bệnh nhân bị đau lưng mãn tính.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị điện trị liệu sử dụng chất kích thích thần kinh ngoại biên cấy ghép và chất kích thích tủy sống cấy ghép (SCS) để điều trị đau mãn tính. Phương pháp này bác sĩ khuyến cáo chỉ nên áp dụng cho tình trạng bệnh nặng, không tehre dùng thuốc điều trị.
Chữa đau lưng mãn tính bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y cũng là giải pháp điều trị bệnh đau lưng mãn tính hiệu quả. Các bài thuốc này sử dụng nguyên liệu 100% dược liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn, lành tính. Nếu người bệnh sử dụng đúng thuốc, đúng liệu trình có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát đau nhức.
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả gồm:
Bài thuốc Nghiệm phương
Chuẩn bị:
- Rễ lá lốt, Thiên niên kiện, Quế chi, Bạch chỉ mỗi loại 8g.
- Tỳ giải, Rễ cây xấu hổ, Kê huyết đằng mỗi loại 16g.
- Rễ cỏ xước 12g cùng Trần bì 6g.
Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày để trị bệnh đau lưng mãn tính. Uống từ 5 – 10 tháng 1 đợt sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc Cổ phương
Chuẩn bị: Can khương, Thương truật và Quế chi mỗi vị 8g; Ý dĩ và Phục linh mỗi vị 12g; Cam thảo 6g cùng Xuyên khung 16g.
Cách dùng: Đem các thảo dược sắc với 700ml nước đến khi còn ½ thì chia ra uống 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng ít nhất 5 – 7 ngày các triệu chứng đau nhức sẽ giảm dần và không tái phát lại.
Cách phòng ngừa đau lưng mãn tính
Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến đau lưng mãn tính cần lưu ý là:
- Thực hiện các bài tập vận động, đi bộ, bơi lội để cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích.
- Chú ý các tư thế sinh hoạt, vận động khoa học.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Chú ý giữ cân nặng hợp lý.
Trên đây là những biện pháp nhận biết để phòng tránh đau lưng cũng như nhận biết các dấu hiệu gây ra tình trạng đau lưng mãn tính. Hi vọng những biện pháp trên có thể giúp cải thiện và xử lí đúng cách đối với tình trạng đau lưng mãn tính.
Cập nhật lúc: 11:03 AM , 05/05/2023