Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Hiệu Quả, Nhanh Khỏi

Bị mẩn ngứa khắp người gây ra nhiều bất tiện và rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Tham khảo các cách chữa mẩn ngứa khắp người, hạn chế tái phát trong bài viết này.

Nổi mẩn ngứa khắp người có biểu hiện gì?

Nổi mẩn ngứa khắp người là hiện tượng da nổi lên nhiều nốt sần đỏ, mẩn ngứa tạo thành từng mảng hoặc lan ra khắp cơ thể. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không bị nổi mẩn, chỉ bị ngứa râm ran hoặc bị nổi mẩn khắp người nhưng không thấy ngứa,…

Tùy thể trạng mỗi người, các nốt mẩn ngứa sẽ có hình dáng, thời gian và tần suất xuất hiện khác nhau. 

Tại sao bị nổi mẩn ngứa khắp người?

Để xác định cách chữa mẩn ngứa khắp người hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bị mẩn ngứa khắp người có thể do những nguyên nhân sau:

  • Da bị nổi mề đay, sẩn cục cứng giống nốt muỗi đốt gây ngứa và nóng rát.
  • Bị viêm da khi phải tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,… có thành phần gây kích ứng. Tình trạng này khiến da nổi mụn nước, mụn mủ, lở loét do tổn thương.
  • Dị ứng thời tiết làm da bị nổi mẩn ngứa nhiều, hắt hơi, sổ mũi.
  • Dị ứng các thành phần của thuốc, dị ứng thực phẩm cũng có thể làm da ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn đỏ.
  • Phát ban làm nổi các mảng đỏ, đốm hồng trên da.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Thường thấy ở phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ tuổi dậy thì,…
  • Mắc bệnh lý da liễu: Vảy nến, viêm nang lông, chàm, viêm tuyến bã nhờn, tổ đỉa,…
  • Mắc các bệnh lý khác: Rối loạn chức năng gan thận, giun sán, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, bệnh xã hội như HIV, giang mai, lậu,…
  • Nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng,…
  • Lười vệ sinh cơ thể, gặp vấn đề căng thẳng thần kinh,…

Cách chữa mẩn ngứa khắp người

Điều trị bằng mẹo dân gian

Dùng đá lạnh

Đây là cách chữa mẩn ngứa khắp người đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Chườm đá lạnh giúp tan vết sần, làm dịu ngứa ngáy, làm mát da, giảm việc gãi ngứa.

Bạn nên chườm đá lạnh bằng túi chườm hoặc khăn vải sạch trong tối đa 10 phút để tránh gây bỏng lạnh. Thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi tình trạng nổi mẩn ngứa được cải thiện.

Ngâm nước ấm

Ngâm mình trong nước ấm giúp các mao mạch trên da giãn ra, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da thuyên giảm đáng kể. Bạn có thể cho thêm một ít tinh dầu vào bồn nước để nâng cao hiệu quả. 

Tắm nước lá chè xanh

Đun sôi 2 – 3 nắm lá chè xanh với 2,5 – 3 lít nước trong 5 – 10 phút. Vớt bỏ bã và pha thêm nước sạch với 1 ít muối biển, dùng để tắm hàng ngày. Trong chè xanh có chứa các thành phần giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, ngăn ngứa và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. Người bị mẩn ngứa khắp người có thể uống nước lá chè xanh hoặc nấu nước tắm.

Dùng nước lá khế

Đun sôi 1 – 2 nắm lá khế với 2 – 3 lít nước. Hòa thêm nước lạnh để tắm đều đặn. Trong lá khế chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Ngâm, tắm nước lá trầu không

Vò nát 1 nắm lá trầu không cho vào chậu, đổ nước sôi để các chiết xuất trong trầu không được tiết ra ngoài. Để nước nguội bớt rồi dùng tắm hoặc ngâm rửa các vùng da bị mẩn ngứa.

Uống nước mướp đắng

Ướp mướp đắng đã loại bỏ phần hạt với đường trắng trong khoảng 1 tiếng. Xay nhuyễn hỗn hợp rồi lọc phần nước để uống giúp giảm ứ dịch gan, tăng cường chức năng gan, loại bỏ các vi khuẩn gây hại.

Tắm nước lá ổi

Đun 1 nắm lá hoặc búp ở với 2 lít nước trong 15 phút. Lấy nước này để tắm hàng ngày giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa khắp người hiệu quả.

Tắm lá kinh giới

Đun sôi 1 nắm lá kinh giới đã vò nát với 1,5 lít nước trong 5 – 10 phút. Lấy khăn trùm kín và bắt đầu xông mặt trong 5 – 10 phút (để cách xa mặt từ 30 – 40 cm).

Các khoáng chất và vitamin có trong lá kinh giới giúp giảm ngứa, nổi mẩn trên da, hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Sử dụng lá bạc hà

Đun 1 nắm lá bạc hà cùng 2 lít nước sôi trong 15 phút. Lấy nước lá bạc hà tắm giúp làm sạch, kháng khuẩn, điều hòa hoạt động tiết bã của da.

Dùng nước muối sinh lý

Pha 2 – 3 thìa nước muối với 1 chậu nước ấm. Lấy phần nước này massage da sẽ giúp xoa dịu vết thương, kháng khuẩn, làm giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng nổi mẩn hiệu quả.

Bôi gel nha đam

Bôi gel nha đam trực tiếp lên da, để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước. Cách này giúp sát trùng, hạn chế tình trạng bội nhiễm, làm dịu da, dưỡng ẩm, làm lành các tế bào bị tổn thương, tăng cường đề kháng cho da và ngăn ngừa thâm sạm.

Tắm bột yến mạch nguyên chất

Ngâm vài thìa yến mạch với nước ấm, dùng hỗn hợp này massage nhẹ nhàng lên da trong khi tắm. Thường xuyên tắm bột yến mạch nguyên chất giúp làm dịu vùng da bị mẩn ngứa, giảm ngứa, cải thiện tình trạng khô ráp, dưỡng ẩm, tạo hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây dị ứng.

Cao nhàu

Các polysaccharides có trong cao nhàu thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào lympho T. Từ đó giúp giảm ngứa, chống lại tác nhân gây dị ứng, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bên trong cơ thể.

Lưu ý:

  • Với các mẹo chữa dân gian, hãy dùng nguyên liệu sạch, không có tạp chất, hóa chất để sử dụng.
  • Cách chữa mẩn ngứa khắp người bằng mẹo dân gian thường có tác dụng chậm. Người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thì mới đạt được kết quả như kỳ vọng.
  • Chữa mẩn ngứa tại nhà thường được áp dụng trong những trường hợp bệnh lý nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm hay gây ra triệu chứng nghiêm trọng.
  • Với những trường hợp mẩn ngứa khắp người kèm đau rát, lở loét, nhiễm trùng,… và tái phát thường xuyên, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. 

Cách chữa mẩn ngứa khắp người bằng thuốc kê đơn

Với những người bị nổi mẩn ngứa mức độ nghiêm trọng, việc áp dụng cách chữa mẩn ngứa dân gian không có tác dụng thì có thể sử dụng kết hợp thuốc điều trị. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây mẩn ngứa khắp người, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn các loại thuốc khác nhau.

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác động trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin. Từ đó giúp giảm ngứa, ngăn nổi mẩn đỏ nhanh chóng.

Một số loại thuốc kháng Histamin có thể được bác sĩ kê đơn dùng khi nổi mẩn ngứa là:

  • Thuốc benadryl: Có khả năng làm giảm mẩn ngứa nhanh nhưng có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc bôi da calamine: Thuốc tác dụng nhanh, hỗ trợ giảm ngứa, làm mát da do nổi mẩn ngứa. 
  • Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine: Có công dụng ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa lâu dài. Có thể dùng cho trường hợp bị nổi mẩn ngứa nặng.

Nhóm thuốc corticoid

Nhóm thuốc này có công dụng chống viêm, chống phản ứng co mạch, ức chế chức năng của bạch cầu và điều hòa phản ứng miễn dịch. 

Loại thuốc có chứa corticoid được sử dụng phổ biến bao gồm: Hydrocortisone, Methylprednisolone, Prednisone, Triamcinolone, Fluocinolone, Dexamethasone,…

Thuốc kháng thụ thể H2

Loại thuốc này có tác dụng thu hẹp các mạch máu, giảm sưng phù và tiêu viêm ngứa ngoài da.

Một số loại thuốc kháng thụ thể H2 là: Loratadin, cetirizin, acrivastin, fexofenadin, hydroclorid,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Một số loại thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng ngoài da tạm thời, không thể chữa bệnh triệt để.
  • Chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Một số người có cơ địa nhạy cảm sẽ có phản ứng dị ứng trong quá trình sử dụng thuốc điều trị. Khi có xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn, tránh các trường hợp không may xảy ra.

Lưu ý khi chữa mẩn ngứa khắp người

  • Loại bỏ yếu tố gây nổi mẩn ngứa bao gồm: Stress, ánh nắng mặt trời, côn trùng cắn, phấn hoa, khói bụi, lông động vật, mủ cao su, thực phẩm dị ứng, một số thành phần dị ứng trong thuốc điều trị (kháng sinh, ibuprofen),…
  • Không gãi mạnh, chà xát làm trầy xước vùng da mẩn ngứa. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại.
  • Tắm và vệ sinh da đều đặn, nhất là sau khi hoạt động ra mồ hôi nhiều.
  • Dùng sữa tắm, mỹ phẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính, không chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, sữa dưỡng thể, sữa tắm trong thời gian bị mẩn ngứa khắp người.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao đề kháng tự nhiên.
  • Ăn các món thanh mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin để tăng cường sức khỏe cho da và toàn bộ cơ thể.
  • Không lạm dụng thuốc điều trị vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thận, làm tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Nếu tình trạng mẩn ngứa khắp người trở nên nghiêm trọng, không thể kiểm soát, bạn hãy đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra kịp thời.

Trên đây là một số cách chữa mẩn ngứa khắp người hiệu quả và dễ thực hiện. Hi vọng với các thông tin có trong bài viết, bạn đã lựa chọn được cách điều trị phù hợp với tình trạng da. Trong quá trình điều trị nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời.

Nhìn chung, các loại bệnh lý về da tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để bệnh lâu ngày sẽ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Nguy hiểm hơn nếu tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người là biểu hiện của các  bệnh lý nguy hiểm về gan, thận, bệnh tiểu đường. Những trường hợp này cần chủ động thăm khám từ sớm. Nếu để lâu không điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Khi bị mẩn ngứa khắp người, bạn cần khoanh vùng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu mẩn ngứa xuất phát do thay đổi thời tiết, dị ứng với thực phẩm lạ, dùng mỹ phẩm mới hoặc do căng thẳng, bạn chỉ cần giữ ấm cơ thể, loại bỏ những yếu tố gây dị ứng, giữ tinh thần vui vẻ thì tình trạng ngứa ngáy sẽ được cải thiện. 

Nếu tình trạng bị mẩn ngứa khắp người kèm theo một số triệu chứng như nổi mụn, nổi mẩn đỏ, đau rát, đau đầu, sốt,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý bên trong cơ thể. Bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp. 

Thời gian hết mẩn ngứa khắp người phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này và các tác nhân khác. Tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người thường  diễn ra trong vài giờ rồi tự hết. Hiện tượng này cũng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Để biết nên bôi thuốc gì khi bị mẩn ngứa khắp người, bạn nên tới bác sĩ da liễu để được khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Nhìn chung, thuốc bôi trị mẩn ngứa có một số loại sau: Thuốc kháng Histamin, thuốc chứa Corticoid, thuốc kháng thụ thể H2,... 

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc, kem dưỡng không rõ nguồn gốc, không được bác sĩ kê đơn.

Không có chi phí cố định khi điều trị tình trạng mẩn ngứa khắp người. Người bệnh cần được khám lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ tổn thương trước. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị cụ thể. Sau đó bạn mới có thể xác định chính xác chi phí chữa bệnh.

Người bệnh có thể đến các phòng khám y tế, bệnh viện da liễu trên cả nước để được khám và tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Bạn nên lựa chọn các đơn vị y khoa đã được cấp phép hoạt động và có địa chỉ rõ ràng.

Bệnh nhân cần phải tắm thường xuyên để làm sạch cơ thể, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giảm viêm nhiễm da. Tuy nhiên, người bệnh nổi mẩn ngứa cần lưu ý một vài điểm như: 

  • Chỉ nên tắm nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc lạnh.
  • Tắm trong phòng tắm kín, không có gió lùa vào.
  • Không dùng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, thành phần chứa hóa chất.
  • Có thể tắm với các loại lá có tính giải độc cao như: Lá trầu không, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, lá kinh giới, lá chè xanh,...
  • Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu đạm, protein như tôm, cua, thịt bò, sữa bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt gà,... 
  • Kiêng đồ cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị như ớt, tiêu,...
  • Kiêng thực phẩm nhiều đường, muối.
  • Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,...
  • Kiêng thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chứa chất phụ gia, chất bảo quản, hương liệu, màu nhân tạo, hương liệu.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C: Cà chua, cà rốt, đu đủ, chanh, cam, rau xanh, kiwi, bơ, rau bina, bắp cải, ớt... 
  • Uống trà thảo mộc, nước rau má, trà bí đao, nước hoa quả
  • Thực phẩm giàu omega 3 và 6 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá mòi, dầu gan cá tuyết, quả óc chó, bơ đậu phộng, đậu phụ, hạnh nhân, hạt điều, trứng. 
  • Thực phẩm giàu vitamin E như Hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, đậu phộng và quả bơ.
  • Các loại rau củ và trái cây chứa flavonoid chống viêm: Việt quất, súp lơ xanh, táo, rau màu xanh,... 
  • Sữa chua, đồ uống lên men, pho mát,...

BÀI VIẾT HAY

Cập nhật lúc: 6:41 AM , 03/11/2023

Tin liên quan

Nổi mày đay da sẽ bị phát ban với giới hạn rõ ràng với vùng da thường

Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, Phương pháp điều trị an toàn

Nổi mề đay sau sinh không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng như sức khỏe của người phụ nữ trong quá trình nuôi con. Tuy nhiên, các bà mẹ...

Chuyên gia giải đáp vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không

Người bị nổi mề đay có kiêng gió không và lưu ý những gì?

Nổi mề đay có kiêng gió không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân hiện nay nhất là khi thời tiết nắng nóng 39, 40 độ. Thực...

Nổi mề đay sưng môi là một dạng bệnh mề đay phù mạch phổ biến

Tình trạng nổi mề đay sưng môi có mau khỏi bệnh không?

Nổi mề đay sưng môi là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Các nốt mẩn ngứa tuy được đánh giá không gây nguy hiểm trực...

Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Nổi mẩn ngứa có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da và bên trong cơ thể. Tất cả thông tin về nguyên nhân,...

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

Bị nổi mẩn đỏ gây ra khá nhiều khó chịu cho người bệnh, vậy nên việc sử dụng các loại thuốc để xử lý là rất cần thiết. Dưới đây...

Bệnh mề đay cấp tính gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng khi bị nổi mề đay cấp tính và hướng điều trị

Bệnh mề đay cấp là giai đoạn đầu của bệnh mề đay, lúc này các triệu chứng ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị và chăm sóc đúng cách...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *