Cấy chỉ y học cổ truyền là phương pháp chữa bệnh được cải tiến từ châm cứu, chính thức áp dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2013. Không chỉ có hiệu quả chữa bệnh, thủ thuật này còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp. Vậy cấy chỉ y học cổ truyền là gì? Chữa bệnh lý nào? Có lưu ý gì khi áp dụng hay không? Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết sau đây!
1. Cấy chỉ y học cổ truyền là gì?
Cấy chỉ y học cổ truyền thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ… nghĩa là đưa chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích liên tục lâu dài, qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Dưới góc nhìn y học hiện đại cấy chỉ có tác dụng kích thích liên tục ở huyệt vị, giúp cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ, tăng tái tạo Protein, Hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.
2. Tác dụng của phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền
Cấy chỉ thực chất là một hình thức tác động vào huyệt vị như các phương pháp tác động khác. Điểm khác biệt là do sự tồn lưu của chỉ khâu phẫu thuật trong khoảng thời gian nhất định có tác dụng chữa bệnh.
Dưới sự tác động vào huyệt vị của chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu đã kích thích cơ thể:
- Thay đổi đáp ứng miễn dịch, tăng sinh các chất nội sinh có tác dụng giảm đau chống viêm
- Kích thích cân bằng nội tiết
- Cân bằng trương lực cơ
- Cân bằng huyết áp
- Điều chỉnh cơ chế chuyển hóa, an thần
3. Tác dụng phụ của phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, giống như tất cả các phương pháp điều trị khác, phương pháp này cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ do cấy chỉ gây ra như:
- Chảy máu: Nếu người thực hiện có kỹ thuật không tốt có thể cấy chỉ lệch khỏi huyệt đạo vào mạch máu hoặc các vùng cơ bên cạnh, dẫn tới tình trạng chảy máu cho người bệnh.
- Nhiễm trùng: Khi thực hiện cấy chỉ nếu quy trình vô khuẩn không được thực hiện triệt để có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng.
- Nguy cơ lây nhiễm chéo: Nếu kim châm dùng để đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo không được tiệt trùng kỹ có thể khiến người bệnh bị lây chéo bệnh từ người khác.
- Vượng châm: Là hiện tượng sau khi châm kim xong, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất. Một số trường hợp bệnh nhân quá sợ hãi hoặc bác sĩ không làm tốt công tác tư tưởng khiến bệnh nhân căng thẳng quá mức trong quá trình cấy chỉ sẽ dẫn tới hiện tượng vượng châm.
4. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền
Cấy chỉ y học cổ truyền được đánh giá là phương pháp chữa bệnh hiệu quả với một số ưu điểm nổi bật phải kể đến như:
- Thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn.
- Ít tác dụng phụ vì không phải dùng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ Catgut là 1 loại protein tự tiêu được sử dụng trong các phẫu thuật và rất an toàn.
- Giá tiền cấy chỉ thấp.
- Không cần nhập viện.
- Tiết kiệm thời gian (bệnh nhân sau khi cấy chỉ, vùng huyệt tương ứng sẽ được kích thích liên tục trong thời gian 1 tháng mà không cần can thiệp lại).
5. Cấy chỉ Y học cổ truyền chữa bệnh gì?
Cấy chỉ y học cổ truyền chữa nhiều bệnh lý khác nhau như xương khớp, cấy chỉ giảm béo, cấy chỉ giảm đau…
- Điều trị rất tốt các bệnh dị ứng: Viêm mũi dị ứng, Viêm xoang dị ứng, Hen phế quản, Mày đay dị ứng thời tiết…
- Điều trị cải thiện các bệnh mạn tính: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, Hội chứng tiền đình, Đau đầu, Mất ngủ kinh niên, Bí tiểu, Kinh nguyệt không đều…
- Điều trị các chứng liệt, các chứng đau do nhiều nguyên nhân: Thoái hóa cột sống, Đau thần kinh tọa, Viêm quanh khớp vai, Viêm khớp dạng thấp, Đau thần kinh liên sườn, Đau dây thần kinh tam thoa, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, di chứng liệt sau tai biến mạch máu não…
- Hỗ trợ điều trị: Trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, bại não, hỗ trợ giảm béo…
Cần cho bạn: Khỏi thoát vị đĩa đệm chỉ sau 5 buổi cấy chỉ y học cổ truyền của nghệ sĩ Phú Thăng
6. Ai nên áp dụng cấy chỉ y học cổ truyền
Cấy chỉ y học cổ truyền có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng mắc bệnh kể trên, tuy nhiên trước khi trị liệu bạn nên được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn liệu trình phù hợp nhất, đảm bảo an toàn. Những đối tượng sau đây không nên thực hiện cấy chỉ:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người đang sốt cao, mệt mỏi.
- Người bị dị ứng chỉ catgut.
- Người đang có nhiễm trùng ngoài da.
- Người đang mắc các bệnh cấp tính.
- Người mắc bệnh về huyết áp.
7. Giá tiền cấy chỉ y học cổ truyền
Chi phí cấy chỉ y học cổ truyền tùy thuộc vào: mức độ bệnh lý, cơ sở áp dụng, bác sĩ chỉ định và tùy vào giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu bệnh lý càng nặng, liệu trình cấy chỉ dài chi phí càng cao. Cấy càng nhiều huyệt đạo, chi phí cấy chỉ càng lớn.
- Cơ sở uy tín, đầu tư đầy đủ trang thiết bị y tế đạt chuẩn, tay nghề bác sĩ giỏi thì có chi phí cho 1 lần cấy chỉ cao hơn trị liệu bình thường. Trung bình, giá cho 1 lần cấy chỉ khoảng 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Bình thường lúc bệnh đang nhẹ thì khoảng 3 liệu trình, nhưng với những bệnh đã lâu ngày và mức độ nặng thì cần 5 đến 7 liệu trình cấy chỉ. Mỗi liệu trình cách nhau 10 đến 15 sẽ hiệu quả hơn dài ngày. Mỗi lần cấy chỉ mất 15 đế 30 phút. So với châm cứu, tập vật lý trị liệu thông thường thì cấy chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phù hợp với hầu hết những người đang làm việc văn phòng, những người làm giờ hành chính trong các công ty hay cơ quan nhà nước, cũng như những người làm việc tự do… Chúng ta chỉ cần tranh thủ thời gian khoảng 1 tiếng cho 2 tuần để đi chữa bệnh chứ không mất thời gian mỗi ngày như châm cứu hay cách điều trị khác. Như vậy sẽ tiết kiệm được kinh phí nhiều hơn chữa bệnh mỗi ngày.
8. Đông Phương Y Pháp – Địa chỉ uy tín cấy chỉ y học cổ truyền
Đông Phương Y Pháp là một trong các cơ sở vật lý trị liệu – phục hồi chức năng ứng dụng cấy chỉ y học cổ truyền chữa bệnh nổi tiếng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trung tâm thu hút đông đảo bệnh nhân bởi các ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, xứng danh “BÀN TAY VÀNG” trong làng cấy chỉ, tiêu biểu phải kể đến như: Bác sĩ Doãn Hồng Phương – Nguyên Phó Trưởng khoa Nội Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bác sĩ Trần Thị Hương Lan, Nguyên Phó trưởng khoa Khoa Nội nội Cơ xương khớp – Viện Y dược học dân tộc,…
- Ứng dụng cấy chỉ chữa đa dạng diện bệnh: Xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống, đau cổ vai gáy, viêm dây thần kinh tọa,…); giảm cân; trào ngược dạ dày, thực quản; viêm xoang;…
- Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đạt chuẩn Bộ Y tế: Trung tâm đầu tư phòng cấy chỉ rộng rãi, trang bị các loại máy móc, trang thiết bị y tế đầy đủ, đã được Sở Y tế thẩm định đủ điều kiện vận hành, hoạt động.
Liên Hệ Ngay Tại Đây Để Được Bác Sĩ Tư Vấn Miễn Phí
Cấy chỉ y học cổ truyền chữa bệnh tại Đông Phương Y Pháp được giới chuyên gia và các cơ quan báo đài đánh giá cao về hiệu quả, mức độ an toàn và dịch vụ tận tình, chu đáo.
Báo chí đưa tin khen ngợi Trung tâm Đông Phương Y Pháp trong lĩnh vực cấy chỉ chữa bệnh:
Sức khỏe đời sống: Đông Phương Y Pháp (Thuốc Dân Tộc) – Địa chỉ cấy chỉ chữa bệnh uy tín chất lượng hiện nay
Tạp chí Đông y: Bác sĩ Doãn Hồng Phương: Người thầy thuốc được mệnh danh “Vua cấy chỉ siêu hủy mỡ”
Tạp chí Y học cổ truyền: Đông Phương Y Pháp – Top 1 địa chỉ tin cậy về cấy chỉ chữa bệnh
Hiệu quả cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp đã được kiểm chứng trên hàng nghìn người bệnh. Xem ngay thông tin chi tiết trong phần bên dưới!
Nghệ sĩ Phú Thăng: Khỏi đau lưng do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 chỉ sau 5 buổi cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp
Anh Phan Thành Trung: Xóa sổ 15kg mỡ thừa thành công với phác đồ cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Đánh bay 10kg mỡ thừa, lấy lại vóc dáng thon gọn an toàn, nhanh chóng nhờ cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp
Liên Hệ Ngay Tại Đây Để Được Tư Vấn Từ Chuyên Gia
Cập nhật lúc: 10:12 PM , 24/04/2023