Bấm huyệt chữa mất ngủ là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả chúng ta không nên bỏ qua. Bấm huyệt đạo nào để dễ ngủ, cách bấm huyệt như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo một vài hướng dẫn hữu ích sau đây.
Tại sao bấm huyệt chữa được mất ngủ?
Xoa bóp bấm huyệt là những thủ thuật từ y học cổ truyền Trung Hoa, đây là biện pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc, tác động hiệu quả để điều trị nhiều loại bệnh trong đó phải kể đến như mất ngủ, xương khớp,…
Theo lý thuyết đông y, cơ thể con người có 12 đường kinh mạch chính kết nối toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Việc xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu sẽ tác động lên các huyệt đạo nằm dọc theo những đường kinh mạch này giúp lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, không còn tình trạng nghẽn tắc kinh mạch từ đó làm giảm các cơn đau, giảm thiểu căng thẳng và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Không chỉ thế, bấm huyệt còn giúp giảm căng cơ, phục hồi sức khỏe, tác động đến toàn bộ thể chất và tinh thần. Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt là phù hợp với mọi người từ trẻ em đến người già, đã được chứng minh có thể cải thiện phần nào vấn đề mất ngủ kéo dài.
Bấm huyệt chữa mất ngủ phù hợp với các đối tượng:
- Căng thẳng, lo lắng
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu chóng mặt mất ngủ
- Khó ngủ, trằn trọc ngủ không ngon
Cách bấm huyệt chữa mất ngủ ngay tại nhà
Để cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon, khó ngủ,… bạn cần day ấn và tác động vào đúng huyệt vị.
Cách day ấn huyệt
Khi day ấn huyệt, cần ngồi thoải mái trên thảm/ giường, hai chân khoanh lại và giữ tay buông lỏng. Khi day ấn, nên sử dụng ngón tay có lực mạnh nhất (thường là ngón cái) ấn vuông góc vào từng huyệt vị cần tác động.
Trong khi thực hiện, bạn nên dùng lực từ nhẹ đến mạnh. Khi có cảm giác đau, nên ngưng day ấn và chuyển sang huyệt vị mới. Ngoài ra với những huyệt vị nhạy cảm ở mặt (huyệt Thái dương và Ấn đường), bạn chỉ nên sử dụng lực nhẹ. Tác động mạnh vào các huyệt vị này có thể gây liệt mặt và tổn thương mô mềm.
Một số huyệt vị có khả năng giảm mất ngủ
Để cải thiện được chứng mất ngủ, bạn cần tác động vào đúng các huyệt đạo có mối tương quan với những cơ quan bị suy yếu và tổn thương. Các huyệt vị có khả năng chữa mất ngủ và cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… bao gồm:
Huyệt Nội quan:
Nội quan là huyệt nằm ở mặt trong của cổ tay, đo từ cổ tay lên 2 thốn. Để giảm mất ngủ, bạn cần dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt vị trong khoảng 3 phút. Khi thực hiện bạn nên dùng lực từ nhẹ đến mạnh, khi có dấu hiệu đau nhẹ, nên ngưng day ấn vào huyệt vị này.
Huyệt Nội quan có tác dụng ích tâm, an thần và điều hòa khí huyết. Bấm huyệt này thường xuyên giúp bạn giảm tình trạng mất ngủ do bệnh tim và suy nhược thần kinh.
Huyệt Thần môn:
Huyệt nằm ở mặt trong cổ tay, ngay phía dưới ngón út. Với huyệt vị này, bạn cần sử dụng ngón tay cái day ấn mạnh (phải xuất hiện cảm giác căng tức). Thực hiện thao tác này khoảng 10 lần, mỗi lần kéo dài trong khoảng 30 giây.
Huyệt Thần môn có khả năng thư giãn hệ thần kinh và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi ngủ.
Huyệt Dũng tuyền:
Huyệt Dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân. Để xác định huyệt vị, bạn nên co nhẹ các ngón tay, vị trí lõm nhất là huyệt Dũng tuyền. Để tác động vào huyệt vị này, bạn nên ngồi khoanh chân lại. Sau đó dùng ngón tay cái xoa nhẹ từ gót chân đến huyệt vị cho bàn chân nóng lên.
Xoa bóp huyệt vị này thường xuyên có tác dụng lưu thông khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy hoạt động của thận.
Huyệt Thái khê:
Huyệt nằm ở giữa đường nối của mép trong gân gót và bờ sau mắt cá chân trong. Thái khê là huyệt thuộc kinh Thận, có khả năng điều hòa âm dương, giảm mệt mỏi và căng thẳng, từ đó hạn chế tình trạng khó ngủ và tỉnh giấc nhiều lần. Đối với huyệt vị này, bạn nên sử dụng ngón cái để day ấn huyệt. Thực hiện trong khoảng 1 – 3 phút.
Huyệt Tam âm giao:
Tam âm giao là huyệt vị hội tụ 3 kinh âm bao gồm Thận, Can và Tỳ. Huyệt nằm ở mặt trong xương chày, đo từ đỉnh của mắt cá chân lên khoảng 3 thốn. Huyệt vị này có tác dụng bổ ích Tỳ, Can và Thận, ngoài ra tác động vào huyệt Tam âm giao còn điều huyết thất tinh cung, trợ vận hóa, giải phóng khí trệ và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Để giảm mất ngủ, bạn nên dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt vị này. Nên sử dụng lực nhẹ đến mạnh, thực hiện trong khoảng 2 – 3 phút. Khi có cảm giác đau nhức tại huyệt vị thì dừng việc day ấn.
Huyệt Ấn đường:
Ấn đường là huyệt nằm ở trung điểm đường nối giữa hai đầu chân mày. Đây là một trong những huyệt vị quan trọng nhất của cơ thể. Không chỉ có tác dụng giảm mất ngủ, huyệt Ấn đường còn có tác dụng định thần, thông dẫn lưu mắt, mũi và chữa đau đầu.
Bạn nên xoa bàn tay để làm nóng trước khi thực hiện. Sau đó day ấn vào huyệt Ấn đường khoảng 20 lần với lực nhẹ vì huyệt vị này rất dễ tổn thương. Tiếp đó vuốt nhẹ từ đầu đến cuối lông mày khoảng vài lần.
Huyệt Thái dương:
Thái dương là huyệt nằm cách đuôi chân mày khoảng 0.5cm. Sau khi day ấn huyệt Ấn đường, bạn tiếp tục day ấn nhẹ vào huyệt vị này khoảng 20 lần để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Tác động vào huyệt Thái dương có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, an thần,… Vì vậy bấm huyệt vị này có khả năng chữa chứng mất ngủ, cảm mạo, đau đầu, đau nửa đầu và căng thẳng thần kinh,…
Huyệt Thiên trụ:
Huyệt nằm ở mặt sau của cổ, cách đốt sống và cách hộp sọ 1.5cm. Huyệt vị này chi phối các dây thần kinh ở trung tâm não. Do đó khi tác động vào huyệt Thiên trụ, bạn có thể làm chứng khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng.
Để làm giảm chứng mất ngủ, bạn nên dùng ngón tay cái day ấn huyệt khoảng 20 lần. Bên cạnh đó có thể phối hợp với việc xoa bóp cổ và đầu nhẹ nhàng để thúc đẩy khí huyết lưu thông.
Huyệt Phong trì:
Huyệt nằm trên huyệt Thiện trụ khoảng 1.5 thốn, ngay dưới mỏm xương chũm. Bạn nên dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt khoảng 20 lần để cải thiện chứng chóng mặt, mất ngủ, kém tập trung và trí nhớ kém.
Những lưu ý áp dụng cách bấm huyệt chữa chứng mất ngủ
Phương pháp bấm huyệt chữa mất ngủ khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên việc áp dụng không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải một số tình huống rủi ro.
Chính vì vậy khi thực hiện phương pháp này, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Không bấm huyệt khi đang mang thai, hành kinh hoặc khi tâm lý bất ổn, kích động.
- Cần cắt móng và vệ sinh tay trước khi bấm huyệt nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, chảy máu và bầm tím da.
- Tuyệt đối không day ấn huyệt vị đang có vết thương hở hoặc có vết mổ chưa lành hẳn.
- Khi bấm huyệt, nên thực hiện trong khoảng 15 – 30 phút trước khi đi ngủ. Đồng thời nên áp dụng đều đặn để đạt được kết quả khả quan.
- Song song với việc bấm huyệt, bạn nên loại trừ những nguyên nhân gây mất ngủ như sử dụng chất kích thích (trà và cà phê), căng thẳng thần kinh, làm việc quá sức,…
- Có thể kết hợp với việc ngâm chân cùng nước ấm và luyện tập thể thao đều đặn để cải thiện chứng mất ngủ.
- Với những trường hợp mất ngủ kinh niên, cần phối hợp xoa bóp bấm huyệt với các loại thuốc đặc hiệu, phương pháp chuyên sâu để đạt được kết quả khả quan nhất.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm đến địa chỉ uy tín để được bấm huyệt kết hợp với trị liệu bằng phương pháp hiệu quả để lấy lại giấc ngủ ngon như mong muốn.
Bấm huyệt chữa mất ngủ, trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng cũng như hướng dẫn cách bấm huyệt tại nhà. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng được phần nào. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi thông qua số điện thoại sau đây.
Cập nhật lúc: 4:59 PM , 21/04/2023