13 Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả An Toàn Nhất Hiện Nay

Hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Sử dụng các loại thuốc trị nổi mề đay đang được nhiều người bệnh quan tâm hơn cả nhờ tác dụng nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là 13 thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhất 2023. 

13 Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả

Thuốc trị mề đay Hydroxyzine

Đây là loại thuốc thông dụng được sử dụng khá phổ biến nhờ tác dụng giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, làm mờ các nốt mẩn đỏ hữu hiệu.Thuốc thuộc nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1 của người bệnh. Và hoạt động theo cơ chế kìm hãm, giảm thiểu sự giải phóng của histamin – nguyên nhân gây ngứa, nổi mề đay. 

Thuốc trị nổi mề đay Hydroxyzine được nhiều người sử dụng
Thuốc trị nổi mề đay Hydroxyzine được nhiều người sử dụng

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 25 – 100mg/ lần và không được quá 600mg/ ngày
  • Trẻ em: 0,6 mg/kg/lần sử dụng tối đa 4 lần/ ngày

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng và đau khớp

Giá bán: Giao động trong khoảng 70.000 – 80.000 đồng/ hộp 10 vỉ. Mỗi vỉ có 10 viên. 

Thuốc trị nổi mề đay Phenergan

Đây là một trong số thuốc trị nổi mề đay được ưa chuộng nhờ có chứa hoạt chất chính là Promethazin. Promethazin thuộc nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm. Thuốc phù hợp với các bệnh nhân nổi mẩn ngứa do mề đay gây ra. Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ an thần phù hợp cho người bị say xe. 

Thuốc trị nổi mề đay Phenergan nằm trong nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp
Thuốc trị nổi mề đay Phenergan nằm trong nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp

Cách sử dụng:

  • Bôi lên vùng da bị mề đay đã được làm sạch, bôi lượng vừa đủ, thực hiện ngày 3 – 4 lần. 

Tác dụng phụ:

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. 
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. 

Giá bán: Giao động trong khoảng 15.000 – 20.000 đồng/ tuýp.

Thuốc chống dị ứng mề đay Clorpheniramin

Thuốc Clorpheniramin được bào chế dưới dạng viên nén dài, là một loại kháng histamin có tác dụng an thần nhẹ. Thuốc hoạt động theo cơ chế phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động. Thuốc được sử dụng để chống dị ứng mề đay và một số bệnh lý dị ứng khác như: viêm mũi, viêm da tiếp xúc, viêm kết mạc. 

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần nửa viên.

Tác dụng phụ: 

  • Ngủ gà ngủ gật, buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, giảm mức độ tập trung của người bệnh.

Giá bán: Giao động từ 35.000 – 40.000 cho mỗi vỉ

Thuốc Cetirizin chữa mề đay

Là thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay mẩn ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi,… Thuốc Cetirizin hoạt động bằng cách ngăn chặn cơ thể tạo ra histamin – chất gây ra phản ứng dị ứng. 

Thuốc trị nổi mề đay Cetirizin có dạng viên và dung dịch
Thuốc trị nổi mề đay Cetirizin có dạng viên và dung dịch

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 1 viên hoặc 2 viên chia làm 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên/ ngày

Tác dụng phụ:

  • Ngủ gà, ngủ gật, tinh thần mệt mỏi, nhức đầu

Giá bán: Giao động trong khoảng 60.000 – 70.000 đồng/ hộp/ 10 vỉ. Mỗi vỉ 10 viên. 

Thuốc Fexofenadine điều trị nổi mề đay

Thuốc Fexofenadine không những chỉ dùng để điều trị nổi mề đay còn được dùng cho các trường hợp dị ứng, chảy nước mũi hay phát ban toàn thân. Thuốc được điều chế dưới dạng siro, viên ngậm, viên nang mềm và viên nén.  

Thuốc có thể dùng được cho nhiều đối tượng và cho kết quả nhanh chóng
Thuốc có thể dùng được cho nhiều đối tượng và cho kết quả nhanh chóng

Cách sử dụng: 

  • Với dạng lỏng nên lắc đều trước khi uống, dùng cốc nhỏ chia vạch để uống.
  • Với dạng viên nang mềm hoặc viên nén thì uống.
  • Với dạng viên ngậm, ngậm khi đói. 
  • Không dùng thuốc chung với trái cây bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc. 
  • Về liều lượng sử dụng uống theo chỉ định theo từng loại. 

Tác dụng phụ:

  • Ho, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc có thể xuất hiện các chấm đỏ.

Giá bán: 1 hộp thuốc điều trị nổi mề đay Fexofenadine 60mg có giá khoảng 95.000 đồng. 

Thuốc Acrivastine

Acrivastine cũng là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng đẩy lùi triệu chứng nổi mề đay, viêm mũi dị ứng. 

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Sử dụng 1 viên/ lần. Mỗi ngày có thể uống 1 – 3 lần. 
  • Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi thì không nên sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt.

Giá bán: 11.000 đồng/ 1 viên

Thuốc Prednisolon

Thuốc Prednisone là một loại corticosteroid được sử dụng nhằm thay thế cho steroid tự nhiên ở cơ thể. Thuốc được dùng để điều trị các phản ứng dị ứng như sưng ngứa, mẩn đỏ do mề đay gây ra.

Thuốc Prednisolon thường được chỉ định cho trường hợp mề đay cấp và mãn
Thuốc Prednisolon thường được chỉ định cho trường hợp mề đay cấp và mãn

Cách sử dụng: 

  • Người lớn mỗi ngày 2 – 4 lần, mỗi lần 60mg.
  • Trẻ nhỏ mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 0,14 – 2 mg/kg/ngày. 

Tác dụng phụ:

  • Suy nhược cơ thể, sụt cân, nhức đầu, mệt mỏi
  • Tăng cân bất thường
  • Buồn nôn, nổi mụn, đau cơ, đau xương

Giá bán: Thuốc có giá 10.000 đồng – 15.000 đồng/ vỉ

Thuốc Dexclorpheniramin

Dexchlorpheniramine là thuốc kháng histamin, có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng và cảm thông thương như phát ban, ngứa mắt, sổ mũi, hắt hơi,… 

Cách sử dụng:

  • Người lớn: uống 2mg mỗi 4 – 6 giờ, hoặc từ 4mg đến 6mg mỗi 8 – 10 giờ
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: uống 1mg mỗi 4 – 6 giờ

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, bí tiểu, hạ huyết áp, phản ứng quá mẫn như phát ban, ngứa,…

Giá bán: 170 VNĐ/ viên

Thuốc Diphenhydramine

Diphenhydramine là một thuốc kháng histamin H1,thuộc nhóm dẫn xuất ethanolamine. Diphenhydramine cạnh tranh với histamin ở thụ thể histamin H1, vì vậy có tác dụng đẩy lùi các biểu hiện dị ứng đặc trưng ở đường hô hấp (ho), mũi (ngạt mũi, sổ mũi), da (ban đỏ, ngứa).

Thuốc trị nổi mề đay Diphenhydramine
Thuốc trị nổi mề đay Diphenhydramine

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 25 – 50mg/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần cách nhau 4-6 giờ. 
  • Trẻ trên 6 tuổi: 12,5 – 25mg/lần, cách nhau 4 – 6 giờ. 
  • Trẻ dưới 6 tuổi: 6,25 – 12,5/lần, cách nhau 4 – 6 giờ.

Tác dụng phụ:

  • Ngủ gà ngủ gật, mệt mỏi, nhức đầu, dễ bị kích động, buồn nôn, ỉa chảy, táo bón, khô miệng

Giá bán: Thuốc có giá bán khoảng 88.000 VNĐ/ hộp 30 ống. 

Thuốc Loratadine

Thuốc Loratadin là thuốc trị mề đay có tác dụng xử lý tình trạng dị ứng, các vấn đề về da liễu, đồng thời phòng trị tái phát nổi mề đay. Thành phần chính của thuốc chứa loratadin, ethanol, maize starch, magnesi,…

Loratadine là thuốc được bác sĩ chỉ định dùng cho nhiều đối tượng
Loratadine là thuốc được bác sĩ chỉ định dùng cho nhiều đối tượng

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi, uống 1 viên 10mg/ ngày. 
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi, uống 5 – 10mg/ ngày.

Tác dụng phụ:

  • Khô miệng, khô mũi, hắt hơi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Giá bán: Thuốc có giá khoảng 12.000 đồng/ hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Thuốc Eumovate bôi mề đay

Với thành phần chính là Clobetasone butyrate 0.05% – một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid nên thuốc Eumovate có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do mẩn ngứa trên da. Vì vậy, thuốc còn được sử dụng để điều trị các bệnh về viêm da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,…

Eumovate có chứa hàm lượng lớn Clobetasone Butyrate
Eumovate có chứa hàm lượng lớn Clobetasone Butyrate

Cách sử dụng:

  • Bôi thuốc tối đa 2 lần/ngày. Trường hợp triệu chứng bệnh đã giảm dần nên giảm liều lượng và tần suất bôi. 

Tác dụng phụ: 

  • Teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban hay bỏng rát.

Giá bán: Thuốc Eumovate dạng kem bôi có trọng lượng 15g có giá giao động trong khoảng 20.000-25.000 đồng.

Thuốc Hydrocortisone Cream 1%

Là loại thuốc có dạng kem bôi, Hydrocortisone Cream 1% có khả năng xử lý tình trạng mẩn ngứa do mề đay. Hoạt động theo cơ chế thẩm thấu vào da ức chế những phản ứng trung gian, co mạch. Nhờ đó mà người bệnh khi sử dụng sẽ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. 

Thuốc trị nổi mề đay Hydrocortisone Cream 1% dạng kem bôi
Thuốc trị nổi mề đay Hydrocortisone Cream 1% dạng kem bôi

Cách sử dụng: 

  • Bôi kem lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay 3 – 4 lần/ ngày.
  • Phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 5 tuổi. 

Tác dụng phụ:

  • Ít gây ra tác dụng phụ, một trường hợp có thể bị khô da, rạn da. 

Giá bán: Giá thuốc Hydrocortisone Cream 1% giao động trong khoảng từ 290.000 – 320.000 đồng/ hộp. 

Thuốc Mentholatum Jinmart

Đây cũng là một loại thuốc chữa nổi mề đay khá nổi tiếng của Nhất, có tác dụng làm dịu sưng ngứa, mẩn đỏ, chống viêm. Thuốc phù hợp ngay cả với các trường hợp mẩn ngứa mãn tính. Tuy nhiên, khuyến cáo thuốc không dành cho người bị viêm nhiễm da. 

Cách sử dụng:

  • Làm sạch da và bôi một lớp vừa đủ lên da 2 lần/ ngày. 

Tác dụng phụ:

  • Do chứa các thành phần lành tính như Mequitazine, Riboflavin, Axit Nicotinic,… nên thuốc có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ. 

Giá bán: Thuốc Mentholatum Jinmart có giá giao động từ 350.000 – 380.000 đồng/ tuýp. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh nổi mề đay 

Mặc dù sử dụng các thuốc trị nổi mề đay, mẩn ngứa tiện lợi, đẩy lùi triệu chứng nhanh. Nhưng khi dùng trong thời gian dài, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Đảm bảo cơ thể không dị ứng với thành phần nào của thuốc.
  • Sử dụng thuốc đúng cách, không dùng quá liều lượng, tần suất đã được chỉ định.
  • Đối với thuốc bôi, nên bôi vừa đủ không quá dày.
  • Tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, nhất là các đối tượng mang thai và cho con bú, trẻ em.
  • Trường hợp sử dụng thuốc trị nổi mề đay gặp phải các tác dụng phụ nên ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Nói không với cào gãi, chà xát lên vùng da nổi mề đay sẽ khiến da bị tổn thương trầm trọng.
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước trong ngày, ăn nhiều hoa quả tươi, tắm rửa vệ sinh da sạch sẽ. 

Trên đây là top 13 thuốc trị nổi mề đay cho kết quả tốt nhất, giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ mà bạn nên tham khảo. 

Cập nhật lúc: 3:08 AM , 07/12/2023

Tin liên quan

Bệnh mề đay cấp tính gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng khi bị nổi mề đay cấp tính và hướng điều trị

Bệnh mề đay cấp là giai đoạn đầu của bệnh mề đay, lúc này các triệu chứng ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị và chăm sóc đúng cách...

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

TOP 13 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

Bị nổi mẩn đỏ gây ra khá nhiều khó chịu cho người bệnh, vậy nên việc sử dụng các loại thuốc để xử lý là rất cần thiết. Dưới đây...

Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Nổi mẩn ngứa có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da và bên trong cơ thể. Tất cả thông tin về nguyên nhân,...

Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Hiện nay, nổi mề đay khá phổ biến và dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, đặc biệt là khi giao mùa. Mặc dù không nguy hiểm...

Top 5 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Top 16 Cách Chữa Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Không Dùng Thuốc

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Dưới đây là TOP 16 cách chữa...

Nổi mày đay gây cảm giác ngứa âm ỉ khiến bệnh nhân phải cào gãi để giảm ngứa

Nổi Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Bệnh nổi mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *