Nội Soi Đại Tràng Thực Hiện Như Thế Nào? Chi Phí Cụ Thể

Nội soi đại tràng được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở ruột già. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát và phát hiện các tổn thương rất ở nhỏ ở niêm mạc mà các kỹ thuật chẩn đoán thông thường không thể hiện rõ. 

Nội soi đại tràng là kỹ thuật gì?

Nội soi đại tràng (Colonoscopy) là một trong những phương tiện chẩn đoán các bệnh lý ở khu vực đại tràng và trực tràng. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng ống mềm gắn camera ở phần đầu (hay còn được gọi là ống nội soi) đưa vào hậu môn, sau đó di chuyển dần đến trực tràng và đại tràng.

Camera được gắn ở đầu thiết bị có chức năng ghi lại hình ảnh bên trong ruột già để phục vụ cho công tác chẩn đoán. Tuy nhiên để quan sát rõ tổn thương thực thể ở đường ruột, bác sĩ phải sử dụng thiết bị tạo khí để bơm phồng ống tiêu hóa dưới.

Không chỉ là phương tiện chẩn đoán, nội soi đại tràng còn là kỹ thuật để thực hiện cùng lúc các thủ thuật như cắt polyp, sinh thiết, nội soi cầm máu,… Chính vì vậy bên cạnh nội soi thực quản và dạ dày, nội soi đại tràng cũng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay.

Khi nào nên nội soi đại tràng?

Chỉ định nội soi đại tràng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán bệnh khi bệnh nhân có các triệu chứng sau:

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP
  • Đau bụng, đau quanh vùng bụng hoặc chứng đau bụng do co thắt của nhu động ruột;
  • Xuất hiện ít máu theo phân ra ngoài khi đi đại tiện, rối loạn phân, khó đại tiện;
  • Ngứa hoặc đau rát hậu môn, trường hợp ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường;
  • Viêm loét đại trực tràng hoặc mắc các bệnh viêm đại tràng;
  • Tầm soát ung thư đại tràng để phát hiện bệnh sớm hoặc những đối tượng có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, một số ít đối tượng dưới đây cần thận trọng trong việc nội soi dạ dày:

  • Không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám thì không được tiến hành nội soi đại tràng;
  • Không nội soi đại tràng với người bệnh không đồng ý thực hiện;
  • Không tiến hạnh nội soi đại tràng đối với các bệnh nhân bị: loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn đông máu, viêm phúc mạc, túi thừa cấp tính, thủng đại tràng, tắc mạch phổi,…;
  • Đối tượng mới phẫu thuật ở đại tràng hoặc mổ ở tiểu khung không được nội soi đại tràng;
  • Phụ nữ đang mang thai cần khai báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối tượng đang trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối;
  • Thận trọng với người già yếu.

Các phương pháp nội soi đại tràng phổ biến hiện nay

Có 2 kỹ thuật nội soi đại tràng đã và đang được đưa vào áp rộng rãi hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Đó là:

Nội soi đại tràng không gây mê

  • Ưu điểm: An toàn, chi phí tương đối thấp, phòng tránh trường hợp dị ứng thuốc hay sốc phản vệ. Bên cạnh đó, bệnh nhân hoàn toàn tình táo ngay sau nội soi;
  • Nhược điểm: Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, một ít đau đớn khi đưa ống soi vào hậu môn hoặc có cảm giác muốn đi cầu dù không có phân. Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể quấy khóc hoặc ngọ nguậy, gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ trong quá trình thực hiện kỹ thuật nội soi.

Nội soi đại tràng có gây mê (không đau)

  • Ưu điểm: Bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa tiêm thuốc gây mê trước khi tiến hành nhằm không mang lại cảm giác đau đớn hay khó chịu khi đưa ống vào hậu môn. Điều này giúp cho bác sĩ thực hiện kỹ thuật và quan sát được dễ dàng. Một số trường hợp khác, có thể tiến hành cắt polyp đại tràng qua nội soi được dễ dàng;
  • Nhược điểm: Chi phí điều trị khá cao so với thủ thuật thông thường. Bên cạnh đó, người bệnh không thể tránh khỏi một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được kiểm tra kỹ lượng hoặc liều lượng sử dụng thuốc không phù hợp.

Nội soi đại tràng nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Ngoài các triệu chứng thường gặp, nội soi đại tràng cũng có thể gây ra một số biến chứng. Nhìn chung, đây là phương tiện chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý ở ruột già tương đối an toàn. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Thủng ruột
  • Xuất huyết đại tràng
  • Nhiễm trùng
  • Biến chứng tim phổi
  • Lây nhiễm bệnh lý từ những bệnh nhân khác do thiết bị không được vô trùng hoàn toàn

Các biến chứng này chủ yếu gặp ở bệnh nhân có cơ địa đặc biệt (có bệnh lý nặng đi kèm, người già yếu, suy kiệt,…) hoặc do thực hiện ở những phòng khám nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên.

Mặc dù có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý ở ruột già nhưng nội soi đại tràng không phù hợp với tất cả bệnh nhân. Kỹ thuật này chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Nghi ngờ thủng đại tràng
  • Tắc ruột
  • Viêm túi thừa đại tràng cấp
  • Viêm phúc mạc
  • Mới nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tuần trước, huyết áp không ổn định và suy hô hấp

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Lương y

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường

- Gần 20 năm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Quy trình nội soi đại tràng

Dưới đây là các bước tiến hành nội soi đại tràng cơ bản, người bệnh có thể tham khảo:

  • Bước 1: Đăng ký khám chữa bệnh, khám tổng thể ban đầu

Bệnh nhân tiến hành làm thủ tục khám, nội soi đại tràng tại bàn tiếp nhận bệnh nhân ở cơ sở khám chữa bệnh đại tràng . Thanh toán chi phí khám chữa bệnh ban đầu (nếu có).

Sau đó di chuyển đến phòng khám được chuẩn bị để thăm khám sức khỏe tổng thể hoặc làm điện tâm đồ thường quy trước soi. Một số trường hợp khác, người bệnh được đặt đường truyền glucose 5% hoặc Ringer Lactate.

  • Bước 2: Tiền soi

Đối với các bệnh nhân lựa chọn phương pháp nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê bằng thuốc tiêm và cho thở oxy qua ống thông mũi, kết hợp với việc mắc hệ thống Lifescope để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

  • Bước 3: Tiến hành nội soi đại tràng

Người bệnh nằm với tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái. Ở tư thế nằm ngửa giúp bác sĩ dễ nhìn thấy anh sáng qua thành bụng và giúp người bệnh dễ thở. Trong khi đó, tư thế nghiêng trái thì dễ đưa đèn qua vị trí nối trực tràng – đại tràng.

Bác sĩ chuyên khoa cùng với 2 nhân viên điều dưỡng hỗ trợ quá trình nội soi đại tràng. Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám hậu môn và đưa ống soi vào lỗ hậu môn sau khi bôi trơn bằng mỡ silicon hoặc lidocain. Theo dõi hình ảnh được truyền qua màn hình để quan sát tình trạng lớp niêm mạc, đồng thời phát hiện các tổn thương khác.

  • Bước 4: Tiếp nhận kết quả

Sau khi tiến hành xong thủ thuật nội soi, bệnh nhân tiếp tục theo dõi Lifescope 15 – 30 phút tại phòng hồi sức trước khi ra về.

Bệnh nhân tiếp nhận kết quả điều trị, nhận kết luận và đơn thuốc từ bác sĩ. Di chuyển đến nhà thuốc để nhận thuốc và thanh toán các chi phí còn lại. Sau đó, ra về và quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nội soi đại tràng giá bao nhiêu? Có được bảo hiểm chi trả?

Nội soi đại tràng có giá bao nhiêu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây là yếu tố để lựa chọn cơ sở thực hiện phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Trên thực tế, chi phí nội soi đại tràng phụ thuộc vào phương pháp thực hiện (gây mê hay gây tê), thiết bị sử dụng (máy CV 190 hay máy CV 170), cơ sở thực hiện, tay nghề bác sĩ và các thủ thuật đi kèm (sinh thiết, cắt polyp, cầm máu,…).

Để dễ dàng lựa chọn được địa chỉ phù hợp, bệnh nhân có thể tham khảo chi phí nội soi đại tràng ở một số bệnh viện sau:

  • Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc – Hà Nội: Chi phí nội soi đại tràng không mê có giá từ 2.8 – 3.6 triệu đồng và gây mê có giá 3.3 – 4.1 triệu đồng (tùy theo loại máy thực hiện)
  • Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội: Nội soi đại tràng không gây mê có giá 300.000 đồng và 401.000 đồng nếu kèm sinh thiết
  • Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc – Hà Nội: Nội soi đại tràng không gây mê có giá 800.000 đồng và 1.5 triệu đồng đối với nội soi đại tràng gây mê.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nội soi đại tràng không gây mê có giá 1 triệu đồng và nội soi đại tràng không gây mê có giá 2 triệu đồng.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM: Nội soi đại tràng gây mê có giá dao động từ 1.5 – 2.2 triệu đồng và 400 – 600.000 đồng đối với nội soi không gây mê.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Nội soi đại tràng không gây mê có giá 900.000 đồng/ lần và 2.8 triệu đồng đối với nội soi đại tràng gây mê.
  • Chi phí được cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, chi phí thực tế có thể chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác

Ngoài vấn đề về chi phí, nội soi đại tràng có được bảo hiểm chi trả không cũng là một trong những mối bận tâm hàng đầu của bệnh nhân. Thực tế nếu khám đúng tuyến, BHYT sẽ chi trả khoảng 80% chi phí nội soi và 40% chi phí trong trường hợp khám trái truyến. Tuy nhiên, chi phí miễn giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi trước với bác sĩ, y tá để được tư vấn cụ thể hơn.

Một số thắc mắc liên quan đến nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là phương tiện chính trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới. Tuy nhiên, xung quanh kỹ thuật này còn khá nhiều vướng mắc.

Dưới đây là một số thông tin giải đáp về các vấn đề thắc mắc xoay quanh kỹ thuật nội soi đại tràng.

1. Nội soi đại tràng có đau không?

Nội soi đại tràng có đau không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm – nhất với những người chịu đau kém. Thực tế, nội soi đại tràng không gây mê có thể gây đau khi thụt gel bôi chứa hoạt chất gây tê. Nếu sợ đau, bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi đại tràng gây mê. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân hoàn toàn mất ý thức nên không cảm thấy đau hay khó chịu.

Dù gây mê hay gây tê, sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân vẫn có thể bị đau bụng âm ỉ đến đau quặn từng cơn do ruột tăng nhu động quá mức. Tuy nhiên, triệu chứng này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và thuyên giảm hoàn toàn sau 2 – 3 giờ. Nếu đau dữ dội và kéo dài, nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

2. Nội soi đại tràng mất khoảng bao lâu?

Nội soi đại tràng chỉ mất khoảng 10 – 20 phút. Thời gian thực hiện có thể lâu hơn nếu kết hợp với cắt polyp và cầm máu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đầy đủ kỹ thuật này có thể kéo dài ít nhất 1 – 5 giờ đồng hồ (bao gồm cả giai đoạn làm sạch đại tràng và chờ kết quả). Để giảm thiểu thời gian khi thực hiện nội soi đại tràng, bệnh nhân nên có những bước chuẩn bị trước khi đến bệnh viện.

3. Nên thực hiện nội soi đại tràng ở đâu?

Nội soi đại tràng là phương tiện chính trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới. Kỹ thuật này được áp dụng rất phổ biến và hầu hết các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tiêu hóa đều thực hiện. Tuy nhiên, bạn đọc nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín để phòng tránh rủi ro và tác dụng phụ sau khi nội soi.

4. Nội soi đại tràng có được ăn sáng không?

Bệnh nhân có ý định nội soi đại tràng nên nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ đồng hồ. Do đó vào buổi sáng, bệnh nhân không nên ăn sáng để quá trình soi diễn ra thuận lợi, tránh mất thời gian chờ đợi và thụt tháo phân nhiều lần. Nếu lỡ ăn sáng, bệnh nhân phải chờ đến buổi trưa hoặc buổi chiều mới có thể tiến hành nội soi.

5. Thực hiện nội soi đại tràng bằng đường nào?

Nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách đưa thiết bị chuyên dụng vào hậu môn, sau đó di chuyển thiết bị đến trực tràng, đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và cuối cùng là manh tràng. Để thuận lợi cho việc nội soi, bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi và nên sắp xếp nội soi vào những ngày không có kinh nguyệt (đối với nữ giới).

Những vấn đề cần lưu ý khi nội soi đại tràng

Trước khi nội soi đại tràng, người bệnh nên tự chuẩn bị những vấn đề sau:

  • Trước ngày nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nên uống nhiều nước lọc và không được ăn bất kỳ thứ gì sau 21h;
  • Không được ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì có màu đỏ hoặc tím. Bởi những màu sắc này có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát màu sắc của thành nội tràng hoặc hệ đường ruột;
  • Tạm ngưng việc sử dụng các loại thuốc đang sử dụng hằng ngày. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của việc nội soi. Tốt nhất, bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng;
  • Báo cáo với bác sĩ biết việc bạn đang mang thai, cho con bú, tiền sử các các bệnh nội khoa mãn tính (như: suy tim, tăng huyết áp, suy thận, gan mãn tính,…), có tiền sử dụng ứng thuốc gây mê, thuốc rửa ruột hoặc các loại thuốc khác có liên quan.

Bên cạnh đó, sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân cần kết hợp theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu bệnh tình có những dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Những việc mà bệnh nhân cần theo soi sau khi nội soi như:

  • Trong và sau khi nội soi đại tràng, cần theo dõi liên tục tình trạng huyết động và độ bão hòa oxy trên monitoring;
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi hết thuốc gây mê;
  • Theo dõi mạch huyết áp;
  • Theo dõi tình trạng đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, chóng mặt, đau đầu,…

Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán chính đối với các bệnh lý ở ruột già. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu, quy trình, chi phí và những vấn đề liên quan đến phương pháp này. Từ đó có những bước chuẩn bị để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi và thoải mái nhất.

CHUYÊN GIA TIÊU HÓA TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ BỆNH ĐẠI TRÀNG – NHẮN TIN NGAY

Cập nhật lúc: 11:32 AM , 13/04/2023

Tin liên quan

Sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định giúp điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả

[TOP 12] Thuốc Chữa Viêm Đại Tràng Tốt Nên Dùng

Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng được sử dụng trong y học nhằm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Những...

xuất huyết đại tràng

bệnh crohn

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *