Khi bị viêm họng nên làm gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay phổ biến là dùng thuốc tây y, đông y và các mẹo dân gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc viêm họng thì nên làm gì?
Chữa viêm họng tại nhà
Đối với người bệnh ở mức độ bệnh nhẹ, các triệu chứng viêm họng thường là ho, sốt nhẹ, cổ họng đau rát. Thông thường tình trạng này có thể sẽ thuyên giảm sau vài ngày nếu người bệnh có cách chăm sóc hợp lý. Giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp dân gian nhằm giảm tình trạng ho, đau rát họng.
Các mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà chỉ nên được áp dụng cho bệnh nhân viêm họng nhẹ, giai đoạn đầu. Cách này có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì điều trị mới thấy được hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Dùng mật ong chữa viêm họng tại nhà
Viêm họng nên làm gì? Hãy sử dụng mật ong vì nó có tính ngọt bình, không độc, có tác dụng nhuận phế, giải độc, điều hòa khí huyết. Dùng mật ong là cách chữa viêm họng tại nhà phổ biến được nhiều người áp dụng. Uống nước mật ong mỗi ngày, cổ họng của người bệnh sẽ được làm dịu, hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm ho và tăng cường sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một ly nước ấm và 2-3 thìa mật ong nguyên chất
- Cho mật ong vào nước và khuấy đều cho đến khi tan hết
- Uống nước mật ong mỗi ngày vào buổi sáng để giảm đau họng
- Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng, chanh vào nước mật ong để tăng hiệu quả điều trị
Lưu ý: Mật ong chỉ dùng được cho trẻ từ 2 tuổi để tránh tình trạng bị ngộ độc ở trẻ nhỏ.
Chữa viêm họng bằng tỏi nướng
Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Đây là thực phẩm có tính kháng viêm, chống khuẩn, tăng cường đề kháng rất hiệu quả. Bên cạnh việc bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày, bạn có thể dùng tỏi nướng để chữa viêm hong.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 củ tỏi rửa sạch, để nguyên vỏ và giấy bạc
- Bạn cho tỏi vào trong giấy bạc rồi cho lên bếp hoặc lò nướng, nướng trong 15 phút cho đến khi bên ngoài tỏi chuyển màu vàng
- Tỏi được bóc vỏ, mỗi lần cho người bệnh ăn sống từ 2-3 tép mỗi ngày.
Viêm họng nên làm gì? Hãy sử dụng gừng
Gừng là thảo dược có tính sát khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ chống viêm nhiễm và giảm đau. Ngoài ra, gừng còn có công dụng làm sạch đờm, nhầy từ mũi, họng của người bệnh. Nhờ đó giảm tình trạng sổ mũi, khó thở, ho có đờm….
Cách dùng gừng để chữa viêm họng như sau:
- Bạn dùng 1 củ gừng rửa sạch, cạo bớt vỏ bên ngoài
- Gừng được thái thành lát mỏng, cho vào ly nước ấm
- Bạn hãm gừng trong nước ấm khoảng 15 phút rồi dùng nước để uống
- Khi uống cần nuốt từ từ từng ngụm một để dưỡng chất thấm dần vào thành niêm mạc họng
- Bạn có thể pha thêm vào nước gừng 1 ít mật ong và nửa quả chanh để tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh
Thuốc tây điều trị viêm họng
Viêm họng nặng phải làm sao? Khi chuyển nặng, các triệu chứng của bệnh viêm họng sau nhiều ngày vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời người bệnh có các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, cứng cổ, ho ra đờm có máu kéo dài. Lúc này điều cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
Thuốc Tây có tác dụng tiêu đờm, giảm đau và mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng thuốc hay sử dụng quá liều, tốt nhất nên tuân theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ tư vấn để điều trị viêm họng:
Thuốc điều trị viêm họng nhóm kháng sinh Amoxicillin
Thuốc chữa viêm họng tốt nhất hiện nay phải kể đến là Amoxicillin. Loại thuốc này sẽ được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn. Dược tính sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển thêm, an toàn và phù hợp với nhiều cơ địa nên bạn không cần quá lo lắng.
Thông thường, Amoxicillin sẽ phát huy công dụng sau khi sử dụng khoảng 1 – 2 giờ. Các dấu hiệu của viêm họng như đau rát, khó phát âm, khô họng hay ho khan sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 – 3 ngày.
Liều lượng:
- Người trưởng thành bị viêm họng cấp: 250 – 500 mg/lần, khoảng cách giữa các lần uống cách nhau tầm 8 tiếng.
- Trẻ em lớn hơn 10 tuổi: 125 – 250mg/lần/ngày.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 20kg: 20 – 40mg/kg/ngày và có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo thể trạng.
Lưu ý: Mặc dù được đánh giá là an toàn nhưng Amoxicillin vẫn để lại những tác dụng phụ. Ví dụ như chóng mặt, vàng da, tiêu chảy, dị ứng và nặng hơn là sốc phản vệ,…
Thuốc trị viêm họng – Kháng sinh Clarithromycin
Nếu đang gặp tình trạng viêm họng nặng, bạn có thể sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng Clarithromycin. Đây là dòng kháng sinh nằm trong nhóm macrolid, chuyên hỗ trợ xử lý các bệnh về đường hô hấp trên mà nguyên nhân là do vi khuẩn.
Clarithromycin chống chỉ định với các trường hợp: Phụ nữ có thai và cho con bú, người có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, bệnh gan, nhược cơ,… và đặc biệt là trẻ nhỏ có cơ địa gầy yếu.
Liều lượng:
- Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: 25mg/kg/lần/ngày cũng dùng liền 10 ngày mới ngưng.
- Trẻ em từ 6 tháng – 12 tuổi: 7.5 mg/kg/lần/ngày và sử dụng trong 10 ngày liên tiếp.
Lưu ý: Trong quá trình dùng Clarithromycin, bạn có khả năng phải đối mặt với tác dụng phụ như chóng mặt, tiêu chảy hay răng đổi màu,…
Ibuprofen xử lý viêm họng
Viêm họng uống gì hết? Các bạn có thể sử dụng thuốc Tây. Khi nhắc tới loại thuốc trị viêm họng tốt nhất, Ibuprofen cũng là cái tên được dùng khá phổ biến. Các thành phần của Ibuprofen hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh ra các chất nhầy gây viêm ở trong cơ thể, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng sưng, sốt và giảm đau rất tốt.
Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây Ibuprofen không được khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai ở những tháng cuối thai kỳ, người cao tuổi. Đây đều là những nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm và dễ gây phản ứng với kháng sinh.
Liều lượng: Cách dùng và hàm lượng Ibuprofen cần có đơn kê của các bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo đúng liều lượng được chỉ dẫn.
Lưu ý: Quá trình sử dụng Ibuprofen có thể gây ra một triệu chứng thông thường như: Chóng mặt, nhức đầu, phát ban, ngứa da, nhìn mờ, căng thẳng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, hay ù tai, dạ dày bị khó chịu,…
Hướng dẫn cách chữa viêm họng bằng thuốc Nam
Nếu như thuốc Tây y giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây tác dụng phụ thì thuốc Nam được lựa chọn nhờ hiệu quả bền vững và lành tính. Thuốc Nam điều trị bệnh viêm họng bằng cách đi vào phế, thận, tỳ để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, thảo dược trong bài thuốc có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, giảm ho, long đờm…
Dưới đây là bài thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng:
Nếu như thuốc Tây y giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây tác dụng phụ thì Đông y được lựa chọn nhờ hiệu quả bền vững và lành tính. Thuốc Đông y điều trị bệnh viêm họng bằng cách đi vào phế, thận, tỳ để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, thảo dược trong bài thuốc có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, giảm ho, long đờm…Dưới đây là một số bài thuốc viêm họng từ Đông y được dùng nhiều nhất:
- Nhị trần thang
Công dụng: Thuốc dùng phép kiện tỳ, tuyên thông phế khí mang lại công dụng giảm sưng, đau họng, ho kéo dài, đau tức ngực.
Thành phần: Thương truật, ý dĩ, ma hoàng, bạch tô tử, bạch tiền, đảng sâm, bạch truật, khổ hạnh nhân, hậu phác,…
Cách sắc: Bạn đem nguyên liệu rửa sạch, sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Người bệnh chia thuốc sắc được thành 2 phần, uống trong ngày.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Sa sâm Mạch đông thang
Công dụng: Thuốc dùng phép chữa dưỡng phế âm, thanh nhiệt, chỉ khái, tiêu đờm để giảm sưng họng, ho khan, ho ra đờm có máu và sốt nóng…
Thành phần: Sa sâm, mạch đông, thiên hoa phấn, ngọc trúc, cam thảo, bạch biển đậu…
Cách sắc: Người bệnh sắc các vị thuốc trên với 3 bát nước sạch, đến khi nước cạn còn 1/ 3 thì tắt bếp. Phần thuốc đã sắc người bệnh dùng để uống thành 2 lần trong ngày, không để qua đêm
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân
Bệnh viêm họng cấp có thể được đẩy lùi nhờ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Người bệnh có thể điều chỉnh lối sống và cách chăm sóc bản thân theo hướng dẫn sau:
Khi bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng phục hồi của người bệnh viêm họng. Khi này, người bệnh cần kiêng những thực phẩm như sau:
- Đồ ăn cứng, thô, góc cạnh
- Rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, chất kích thích
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đường muối…
- Đồ uống lạnh, nước đá
- Thực phẩm cay nóng

Ngược lại, các nhóm thực phẩm dưới đây sẽ có lợi cho sức khỏe người bị viêm họng:
- Cháo, súp, rau củ hầm dễ ăn, mềm
- Các loại rau xanh, đặc biệt là rau có tính mát
- Trái cây tươi nhiều vitamin
- Thực phẩm kháng viêm: gừng, tỏi, nghệ, mật ong…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Làm gì khi bị viêm họng, dưới đây là những lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bệnh:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, vệ sinh răng miệng
- Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, có độ ẩm cân bằng
- Tránh xa khói thuốc, môi trường bụi bẩn, tiếp xúc với hóa chất…
- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh lây nhiễm đường hô hấp
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
- Uống nhiều nước…
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi viêm họng nên làm gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình lựa chọn chữa bệnh cũng như cách chăm sóc bản thân hợp lý.
ĐỪNG BỎ QUA