Ít người biết rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ợ nóng và khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra viêm họng. Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị nếu không được chẩn đoán đúng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về viêm họng trào ngược dạ dày thực quản cho người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng trào ngược dạ dày thực quản
Người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày, đi kèm với triệu chứng viêm họng được gọi là bệnh viêm họng trào ngược dạ dày. Không chỉ mắc phải chứng viêm họng, người bị bệnh trào ngược dạ dày còn dễ có các hiện tượng khác đi kèm như: Tức ngực, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
Nhóm đối tượng dễ mắc viêm họng trào ngược dạ dày thực quản gồm có:
- Người thường xuyên có thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Những người mắc các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày cũng dễ bị viêm họng.
- Thường xuyên lạm dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh.
- Người béo phì, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường.
Các thống kê cho thấy, tại Việt Nam, tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày dẫn tới viêm họng liên tục tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn còn số đông người bệnh chủ quan khi mắc phải chứng bệnh viêm họng này.
Lý giải về nguyên nhân gây viêm họng trào ngược dạ dày thực quản, khi mắc trào ngược, lượng thức ăn kèm theo chất dịch axit nhanh chóng bị đẩy ngược lên trên thực quản. Từ đây, dịch axit kèm theo vi khuẩn sẽ tác động, gây kích thích niêm mạc họng và khiến niêm mạc họng bị tổn thương, kích ứng, sưng viêm.
Nhiều người lại không để ý tới nguyên nhân gây bệnh từ chính cơ thể mình. Bạn cần biết rằng, cấu trúc niêm mạc họng khác hoàn toàn với vùng niêm mạc dạ dày. Lượng axit ở dạ dày không phù hợp sẽ với niêm mạc họng và sẽ gây nên những tổn thương nhất định.
Trong quá trình trào ngược này, các phản ứng viêm nhiễm sẽ xảy ra liên tục. Từ đó nhanh chóng tạo áp lực lớn lên khu vực khí quản. Do đó mà người bệnh sẽ cảm nhận được hệ thống thần kinh của mình đang chịu kích thích và tạo phản xạ lên đường thở.
Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm họng trào ngược. Khi nắm được nguyên nhân thì bạn sẽ có hướng điều trị căn bệnh này đúng đắn và bảo vệ được sức khỏe của bản thân.
Dấu hiệu của viêm họng trào ngược
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng từ 43% – 75% những người bị mắc viêm họng do trào ngược dạ dày thường không biết bản thân mắc bệnh. Bởi vì, triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày hầu như không có, hoặc đôi khi chỉ cảm thấy hơi nghẹn, vướng víu ở cổ họng, đau tức ngực hoặc giọng khàn đi khi nói nhiều.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể theo dõi và nhận biết bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày với một số biểu hiện đi kèm như:
- Cồn ruột, nóng rát ở ngực
- Đầy hơi, chướng bụng
- Ăn không tiêu, nấc cụt
- Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn
- Hơi thở có mùi khác thường
Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức lympho. Lympho xuất hiện sau thành họng sẽ tạo nên các hạt, tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm họng hạt rất nguy hiểm.
Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày nếu bạn không khắc phục và xử lý kịp thời có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ như các chứng xuất huyết dạ dày, ho ra máu hay ung thư thực quản,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm họng trào ngược chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiến triển thành mãn tính. Bởi vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong quá trình điều trị. Vì có nguồn gốc từ chứng trào ngược dạ dày nên bạn cần phải chuẩn bị tâm lý điều trị lâu dài, loại bỏ tận gốc.
Cách trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến
Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản không phải là bệnh lý dễ điều trị, do đó người bệnh tuyệt đối không chủ quan. Ngay khi có triệu chứng bệnh, các bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Cách điều trị viêm họng trào ngược bằng Tây y
Các phương pháp Tây y luôn đem đến hiệu quả nhanh chóng, chấm dứt những biểu hiện lâm sàng của bệnh trong thời gian ngắn, bởi vậy được bệnh nhân ưu tiên sử dụng. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc chữa viêm họng phù hợp:
- Thuốc trung hòa acid:Có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là: các muối nhôm, các muối magnesi cùng các sản phẩm như alusi, maalox. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp trào ngược nhẹ.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole… thường phù hợp cho trào ngược họng – thanh quản.
Tuy nhiên sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm axit trong dạ dày, thức ăn tiêu hóa kém hơn, dạ dày đầy chướng gây tác động ngược lại lên cơ thắt thực quản dưới nên trào ngược vẫn có thể xảy ra. Do vậy, chỉ dùng thuốc để khắc phục trào ngược tạm thời, không điều trị lâu dài được.
Mẹo dân gian tại nhà chữa viêm họng trào ngược dạ dày thực quản
Theo kinh nghiệm của dân gian, các loại thảo dược thiên nhiên có khả năng chữa bệnh rất hiệu quả. Có thể kể đến một vài cái tên điển hình dễ kiếm tại Việt Nam như củ nghệ, đu đủ xanh, gừng, mật ong hay cam thảo,… Đây đều là những “thần dược” hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.
Bạn có thể tham khảo một vài mẹo điều trị viêm họng tại nhà dưới đây:
- Bột nghệ: Bột nghệ có công dụng rất tốt trong việc điêu trị viêm họng trào ngược. Bạn có thể sử dụng bột nghệ pha cùng nước ấm, thêm một chút mật ong cho dễ uống. Nên dùng hỗn hợp này từ 1 – 2 lần/ngày đều đặn cho đến khi tình hình bệnh được cải thiện.
- Trà chanh mật ong: Trà chanh và mật ong được xem là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giúp điều trị bệnh viêm họng trào ngược. Bạn chỉ cần dùng một nửa quả chanh vắt lấy nước cốt, sau đó pha cùng nước ấm và mật ong vừa đủ là được. Bạn nên uống nước trà này vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và ngăn ngừa viêm nhiễm nhé!
- Gừng: Gừng được xem là kháng sinh tự nhiên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Dùng gừng chữa viêm họng trào ngược vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 2 – 3 nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng và ngâm cùng với 750ml giấm táo. Chỉ cần đợi khoảng một tuần thì lấy khoảng 1 – 2 lát gừng ăn cùng với cơm hằng ngày là được. Bạn sẽ thấy họng không còn đau rát nữa và hiện tượng trào ngược cũng thuyên giảm đáng kể.
- Hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực có tính tiêu viêm, sát khuẩn rất tốt. Bạn cần rửa sạch, sau đó trộn hoa cùng mật ong và tiến hành đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Cuối cùng, loại bỏ phần bã hoa đu đủ, chắt lấy phần nước cốt uống trực tiếp. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Dù cho hiệu quả khá tốt nhưng các mẹo chữa viêm họng trào ngược theo kinh nghiệm dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ bệnh mà thôi. Người bệnh không nên quá tin tưởng vì những mẹo này không có tác dụng đặc trị bệnh. Sau một thời gian áp dụng không thấy hiệu quả, người bệnh nên cân nhắc điều trị phối hợp với các phác đồ chữa trị chuyên sâu khác để đạt hiệu quả tốt hơn.
Chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng bằng thuốc Nam
Việc sử dụng thuốc nam điều trị chứng viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản gây nên được khá nhiều bệnh nhân ưa chuộng. Biện pháp chữa trị này không những mang lại hiệu quả cao mà còn có thể điều trị từ sâu căn nguyên bệnh, không lo bệnh tái phát và loại bỏ những tác dụng phụ lên cơ thể.
Nguyên tắc điều trị bệnh lý của thuốc Nam là giáng nghịch, dưỡng tâm an thần, kiện toàn tỳ vị. Phương pháp giúp giảm những biểu hiện trào ngược dạ dày, dưỡng tâm an thần giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng khả năng chịu đựng của hệ thần kinh trước những áp lực; Kiện toàn tỳ vị giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Dưới đây là bài thuốc nam chữa viêm họng nhanh nhất và hiệu quả các bạn có thể sử dụng:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 12g phòng phong, 12g độc hoạt, 12g kinh giới, 12g tiền hồ, 12g sài hồ, 12g xuyên khung, 12g cát cánh, 12g chỉ xác, 12g cam thảo, 12g khương hoạt, 12g phục linh, 10 lá bạc hà và 7 lát gừng tươi.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sau đó thêm 1,2l nước sắc đến khi còn 120ml thì tắt bếp. Tiếp đến bỏ bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 10g chi tử, 10g hoàng cầm, 10g bạc hà diệp, 10g liên kiều, 20g đại hoàng, 20g cam thảo và 20g mang tiêu.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên (trừ bạc hà diệp và mang tiêu) sao giòn rồi mới trộn mang tiêu vào tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 10g với nước sắc bạc hà diệp, sử dụng 4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ cần chú ý giảm liều nếu áp dụng bài thuốc.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch linh, 12g bạch thược, 12g phòng phong, 12g cát cánh, 12g thăng ma và 7 lát sinh khương.
- Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên với 1.2 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi thu 120ml. Sau đó bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.
Bài thuốc 4:
- Nguyên liệu: 10g thạch xương bồ, 10g cam thảo, 10g chỉ thực, 10g đởm linh, 20g bán hạ, 16g quất hồng bì, 16g phục kinh, 8g nhân sâm, 8g trúc nhự và 5 lát sinh khương.
- Cách thực hiện: Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Cho hết tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc với 1.2 lít nước sắc lấy 120ml. Bỏ bã và chia đều nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.
Phòng ngừa viêm họng trào ngược dạ dày
Bên cạnh áp dụng các cách chữa trị mà chúng tôi gợi ý, bạn cũng cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho việc chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng mang lại tác dụng nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo bạn nên tham khảo:
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:
- Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn khuya vì chúng sẽ gây hại cho dạ dày của bạn.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ làm giảm được áp lực cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nên ăn các thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, các thực phẩm giàu tinh bột, rau củ tươi…
- Tránh xa các chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng… Vì chúng làm cho dạ dày khó tiêu hóa, khiến van ở đáy thực quản bị giãn, dẫn đến dịch vị acid dễ bị trào ngược lên trên.
- Để chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng, uống nhiều nước cũng là cách bạn nên thực hiện. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lít nước sẽ giúp cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Ngủ đúng tư thế: Nếu bị trào ngược dạ dày, bạn nên kê cao gối khi ngủ. Nó sẽ giúp hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày cho bạn.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan:
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, cần phải xây dựng được thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực quá nhiều. Điều này giúp cho bệnh nhanh được chữa lành hơn.
Trên đây là các thông tin về chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày. Nếu vẫn còn chưa biết làm thế nào để chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng, bạn có thể tham khảo bài viết này. Các cách điều trị mà chúng tôi gợi ý trên đây có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA