Niềng pha lê là phương pháp chỉnh nha được nhiều người đánh giá cao bởi nó mang lại những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết về phương pháp niềng răng này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu niềng mắc cài pha lê là gì và các vấn đề xoay quanh phương pháp này.
Niềng pha lê là gì?
Đây là phương pháp niềng răng phổ biến, có cấu trúc tương tự với phương pháp niềng răng mắc cài thông thường. Điểm khác biệt duy nhất đó là những mắc cái này không phải làm bằng kim loại mà được làm từ đá pha lê hoặc ngọc bích nhân tạo. Kết hợp với những dây cung màu trắng giúp mang lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng.
Sau khi được xử lý cắt gọt và đánh bóng thì màu sắc của các mắc cài pha lê sẽ trở nên sáng hơn và đẹp hơn. Khi gắn lên răng sẽ gần giống như “tàng hình” và khiến người khác khó lòng nhận biết dù có đang đứng đối diện với bạn.
Mắc cài pha lê trong suốt có 2 loại là pha lê thường và pha lê tự buộc. Với niềng răng mắc cài pha lê thường sẽ dùng chun hoặc thép để cố định dây cung vào mắc cài. Còn với loại pha lê tự động sẽ sử dụng hệ thống khóa wing-clip. Về cơ bản thì loại mắc cài pha lê có thiết kế nhỏ gọn hơn so với loại mắc cài tự buộc. Tuy nhiên lớp pha lê sẽ được thiết kế dày hơn so với niềng răng mắc cài kim loại đề đảm bảo độ bền và chống vỡ.
Mặc dù có chi phí cao hơn so với chất liệu kim loại nhưng niềng răng mắc cài pha lê vẫn được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi nó đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ cao, do màu mắc cài tương đồng với màu răng nên nếu không để ý kỹ sẽ rất ít người có thể biết được bạn đang niềng răng.
Có nên niềng răng mắc cài pha lê không?
Rất nhiều khách hàng trước khi niềng răng mắc cài pha lê đều thắc mắc không biết niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Để giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về phương pháp này, dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài sứ pha lê sứ.
Ưu điểm
Niềng răng mắc cài pha lê Hàn Quốc có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Có tính thẩm mỹ cao: Mắc cài trong suốt như pha lê được gắn lên răng giúp mang lại tính thẩm mỹ cho người dùng. Không giống như loại mắc cài sắt, loại mắc cài pha lê này giúp cho khách hàng tự tin hơn hẳn. Nhìn chung mọi người đều hài lòng với phương pháp chỉnh nha này, nhất là với những người thường xuyên phải giao tiếp nhiều trong công việc.
- Giúp tiết kiệm chi phí: So với phương pháp niềng răng trong suốt thì niềng răng mắc cài sứ pha lê có giá thấp hơn 1/3 so với niềng răng trong suốt. Trong khi đó phương pháp niềng răng này có thể đáp ứng được cả 2 tiêu chí về chi phí và mặt thẩm mỹ.
- Không làm ố vàng răng: Không giống với các loại mắc cài kim loại dễ khiến răng bị ố vàng khi tiếp xúc với thực phẩm. Niềng răng pha lê hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, do đó bạn không cần phải lo răng bị ố vàng xung quanh khu vực mắc cài.
- Đảm bảo độ bền cao: Đá pha lê có đặc tính cứng, độ bền cao, mặc dù không thể so sánh nó với phương pháp mắc cài kim loại nhưng vẫn đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả.
- Hiệu quả chỉnh nha tốt: Niềng răng mắc cài sứ pha lê vẫn giữa nguyên khung mắc cài nên có tác động vào từng vị trí răng trên cung hàm, giúp khắc phục được mọi trường hợp răng sai lệch từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian niềng răng cũng kéo dài tối đa là 18 tháng như những phương pháp thông thường khác.
- An toàn và thân thiện với cơ thể: Chất liệu pha lê không góc cạnh, trơn láng, có tính sinh học cao nên không cọ xát vào lợi và lưỡi, rất an toàn và lành tính với môi trường răng miệng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đáng khen ngợi thì niềng răng mắc cài pha lê trong suốt vẫn tồn tại một số hạn chế:
- Giá thành đắt đỏ: Do sử dụng nguyên liệu là pha lê Sapphire nên chi phí niềng răng này là tương đối đắt đỏ. Thêm vào đó là kỹ thuật gia công đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ nên giá thành sẽ cao hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại.
- Kích thước mắc cài lớn: Kích thước mắc cài pha lê nhìn chung là to hơn so với loại mắc cài khác. Do đó nó có thể sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người dùng.
- Thun buộc dễ chuyển màu: Do thun buộc cố định dây cung và mắc cài có màu trắng nên sau một thời gian sử dụng loại thun này dễ bị chuyển màu vàng.
- Dễ vỡ: Loại mắc cài này có tỷ lệ bong và dễ vỡ cao hơn so với mắc cài kim loại nên đối với những vận động viên hoặc người hoạt động thể thao thì các bác sĩ sẽ khuyên không nên sử dụng loại chỉnh nha này.
So sánh niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Về cơ bản thì hai loại chỉnh nha mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều khá giống nhau về hình thức và cấu trúc nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên chúng vẫn là 2 phương pháp chỉnh nha khác nhau.
Điểm giống nhau:
Điểm giống nhau của 2 phương pháp niềng răng này đó là đều có sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài. Các mắc cài được thiết kế có màu trắng giống với màu của răng.
Điểm khác nhau:
- Độ bền: Đá pha lê Sapphire có độ cứng cao hơn sứ. Do vậy chỉnh nha mắc cài pha lê sẽ khó bị vỡ như niềng răng mắc cài sứ.
- Khả năng kháng màu: Mắc cài pha lê hoàn toàn không bị nhiễm màu thực phẩm. Do đó màu sắc của những viên đá pha lê trên răng bạn sẽ vẫn được giữ nguyên như ngày đầu.
- Độ bám dính: Mắc cài sapphire có độ dính cao hơn niềng răng sứ do nó sử dụng công nghệ tạo độ dính bằng bột zirconium. Tuy nhiên khi ăn uống và vệ sinh răng miệng bạn vẫn nên cẩn thận.
Xem thêm: Niềng răng tại nhà, các phương pháp niềng răng tại nhà phổ biến
Niềng răng pha lê giá bao nhiêu?
Chỉnh nha mắc cài pha lê giá bao nhiêu là vấn đề được không ít khách hàng quan tâm. Hiện nay mức giá chỉnh nha mắc cài pha lê trung bình như sau:
- Mắc cài pha lê có giá từ 35.000.000 – 45.000.000
- Mắc cài pha lê tự buộc có giá từ 40.000.000 – 50.000.000
Ở mỗi phòng khám và bệnh viện lớn lại có mức giá niềng răng pha lê khác nhau. Ngoài ra chi phí điều trị cũng có thể thay đổi tùy theo mức độ răng sai lệch của bạn. Do đó bạn muốn biết chính xác niềng răng pha lê giá như thế nào thì hãy đến cơ sở y tế uy tín, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Những lưu ý khi chỉnh nha mắc cài pha lê
Khi niềng pha lê để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất bạn cần phải tuân thủ một số lưu ý sau:
- Không nên ăn thức ăn cứng để tránh làm bung tuột các mắc cài.
- Không nên ăn các loại thực phẩm dai, dễ dính vào răng, bởi nó sẽ khiến bạn rất vất vả trong việc làm sạch răng nếu thức ăn bị dính vào mắc cài.
- Nên sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để làm sạch răng ngay sau mỗi bữa ăn.
- Nên đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để xem các mắc cài pha lê có bị hỏng không, có cần thay mới không, từ đó giúp đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Trên đây là những thông tin khá hữu ích về vấn đề niềng pha lê mà chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ phần nào có câu trả lời cho thắc mắc có nên niềng răng mắc cài pha lê không. Ngoài ra, muốn biết chính xác chi phí niềng răng cũng như bản thân mình có hợp với phương pháp này hay không,bạn cần đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể.
Cập nhật lúc: 9:04 AM , 16/03/2023Đừng bỏ lỡ: