Viêm khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm khớp là bệnh lý gây sưng đau, hạn chế khả năng vận động của xương khớp. Việc phát hiện, điều trị kịp thời giúp hạn chế tối đa tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng viêm khớp là gì?

Viêm khớp là hiện tượng các mô trong khớp bị phá vỡ. Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ bị sưng nóng, đỏ, đau một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Viêm khớp gây cứng khớp, làm hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, lao động.

Các dạng viêm khớp

Có hơn 100 bệnh lý viêm khớp, một số dạng phổ biến nhất là:

Viêm xương khớp (OA)

Đây là dạng viêm khớp thường gặp nhất. Lúc này các mô trong khớp như sụn khớp, bao hoạt dịch, đầu xương, dây chằng,… sẽ bị tổn thương. Các sụn khớp trở nên mỏng hơn, thô ráp, khó chuyển động, dễ dàng trượt lên nhau, lệch khỏi vị trí khi vận động khớp. 

Người bệnh bị đau, khớp phát ra tiếng lục cục khi di chuyển, hoạt động. Trường hợp nặng có thể bị lệch xương, trật khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Bệnh tấn công các màng hoạt dịch, các mô của cơ thể, đặc biệt là mô liên kết, làm rối loạn các thành phần trong khớp. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp bị tổn thương, viêm đau, thoái hóa và biến dạng khớp.

Không chỉ ảnh hưởng đến khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp còn tác động một loạt đến các cơ quan khác như mắt, da, mạch máu, phổi.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Đây là tình trạng khớp bị viêm do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Tốc độ chuyển biến bệnh rất nhanh, mức độ phá hủy xương dưới sụn và sụn cao. Tình trạng này hay ảnh hưởng tới khớp hông và đầu gối.

Bệnh khởi phát khi vi khuẩn, các vi sinh vật hoặc nấm gây bệnh qua máu đến khớp. Khớp cũng có thể nhiễm trực tiếp vi sinh vật qua vết thương hở, do bị chấn thương hoặc phẫu thuật.

Các vi khuẩn gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Staphylococcus, Neisseria gonorrhoeae, Streptococcus, … Trong đó, vi khuẩn Candida albicans, Mycobacterium tuberculosis là tác nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn mãn tính.

Viêm khớp phản ứng

Bệnh này chủ yếu gây sưng và đau khớp ở đầu gối, bàn chân, khớp cổ chân.  Nguyên nhân là do một bộ phận của cơ thể bị nhiễm trùng, thường là ruột, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục,…

Nếu được điều trị đúng phương pháp, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và biến mất trong 12 tháng.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng một số xương trong cột sống hợp nhất lại với nhau. Tình trạng này làm cho cột sống kém linh hoạt, tư thế gập người về phía trước, gây viêm cho các cơ quan khác.

Bệnh Gout

Gout là một bệnh về khớp xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc không đào thải hết lượng axit uric dư thừa ra ngoài. Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội, đỏ, nóng và sưng khớp.

Lupus ban đỏ hệ thống

SLE hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, gây viêm và tổn thương mô. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến khớp, da, thận, phổi, não, mạch máu và các mô khác. 

Người bệnh lupus sẽ thấy mệt mỏi, sốt, đau, sưng khớp, phát ban trên da. Nguyên nhân gây bệnh lupus chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường.

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là thường xảy ra với những bệnh nhân bị vảy nến. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào, mô khỏe mạnh. Từ đó gây ra tình trạng viêm khớp và sản sinh quá mức các tế bào da.

Đau cơ xơ hóa

Bệnh này thường khởi phát ở tuổi trung niên. Triệu chứng thường gặp: Đau lan rộng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, lo âu, suy giảm nhận thức và trí nhớ. Người bệnh có thể thấy ngứa ran, tê ở bàn tay, bàn chân, đau hàm và rối loạn tiêu hóa.

Viêm khớp tự phát thiếu niên

Bệnh thường gặp ở nhóm dưới 16 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh vẫn chưa được xác định. Bệnh gây ảnh hưởng ngoài da, có thể gây biến chứng nguy hiểm tác động đến khả năng vận động của trẻ. Nếu được điều trị từ sớm, bệnh sẽ khỏi trong vài tháng. Nhưng bệnh cũng có thể theo trẻ đến lúc trưởng thành. 

Bệnh lý đường ruột viêm khớp

Đây là dạng viêm khớp mãn tính đi kèm viêm đường ruột (IBD) như Crohn hay viêm loét đại tràng. Những vị trí bị ảnh hưởng là các khớp ngoại biên, cột sống.

Thoái hóa khớp 

Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn mãn tính gây tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, cứng khớp, giảm khả năng vận động.

Viêm khớp thứ phát

Đây là một dạng viêm khớp phát sinh sau chấn thương khớp do: Tai nạn giao thông, chơi thể thao, lao động,…

Triệu chứng 

  • Đau khi sử dụng khớp hoặc cả khi không vận động. 
  • Cơn đau tăng dần về đêm, khi thay đổi thời thời tiết,…
  • Sưng, viêm khớp và xung quanh khớp.
  • Đỏ tại khớp hoặc vùng da quanh khớp.
  • Cứng khớp, thường xảy ra sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Cử động khớp nghe thấy tiếng lạo xạo.
  • Khớp bị lỏng, không ổn định.
  • Giảm khả năng vận động khớp.
  • Biến dạng khớp.
  • Xuất hiện các khối u và bướu
  • Sốt, phát ban hoặc ngứa, mệt mỏi, khó thở, sút cân,…

Vị trí cơ thể thường bị viêm khớp

Viêm khớp gây ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Các vị trí thường gặp là: Khớp gối, háng, bàn tay, hông, cổ tay, cổ chân, thắt lưng, bàn tay, ngón chân,…

Đối tượng dễ bị viêm khớp

Viêm khớp có thể gặp ở bất cứ nhóm đối tượng nào. Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn là:

  • Người cao tuổi.
  • Nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
  • Rối loạn di truyền, các bệnh hệ thống miễn dịch.
  • Bị bệnh rối loạn chuyển hóa, trao đổi chất.
  • Mắc bệnh lý phải uống thuốc ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Gặp chấn thương tại khớp.
  • Người béo phì, thừa cân nặng.
  • Người phải lao động nặng, vận động thể lực cường độ cao.
  • Người thường xuyên đứng lâu, ngồi sai tư thế.
  • Những người có chế độ ăn nhiều Purin, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lào, thuốc lá.

Nguyên nhân gây viêm khớp

  • Tuổi tác, thường có xu hướng khởi phát ở tuổi trung niên.
  • Tiền sử gia đình có người mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Nhiễm vi khuẩn ở vị trí khác trong cơ thể
  • Khớp dị dạng, sụn khiếm khuyết.
  • Nguyên nhân tại khớp: Thoái hóa, viêm sụn, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn,…
  • Do phải cấy ghép khớp nhân tạo.
  • Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh hồng cầu hình liềm,…
  • Rối loạn chức năng miễn dịch, rối loạn chuyển hóa.
  • Tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại như amiăng, silica.
  • Bị thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Tổn thương khớp khi chơi thể thao, gặp chấn thương, tai nạn.

Biến chứng bệnh viêm khớp

Nếu không chú ý chăm sóc và tập trung điều trị sớm, viêm khớp sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát dai dẳng. Người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp.
  • Vôi hóa sụn khớp, phá hủy khớp.
  • Trật khớp, mất chức năng vận động.
  • Hội chứng Sjogren.
  • Viêm mạch máu, viêm màng ngoài tim.
  • Viêm màng phổi, viêm xơ cứng.
  • Vẹo cột sống, gây viêm và áp xe.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Vấn đề về mắt, tim, hệ tiêu hóa, phổi,… 
  • Viêm giác mạc, viêm kết mạc, đau nhức hốc mắt.
  • Viêm tuyến tiền liệt, bàng quang, viêm bao quy đầu.
  • Tiểu máu vi thể, tiểu mủ vô khuẩn,… 
  • Trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, đau bụng dưới, hội chứng ruột kích thích, có thể ngưng thở khi ngủ,… 
  • Bại liệt, tàn phế suốt đời.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh viêm khớp được dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả khám cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Bác sĩ trao đổi với người bệnh để tìm hiểu các triệu chứng.
  • Hỏi bệnh sử cá nhân và tiền sử gia đình.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát, xác định các khớp có vấn đề, kiểm tra phản xạ, phạm vị hoạt động, sự biến dạng khớp.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Tiếp theo bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kiểm tra lâm sàng để xác định hình thái các khớp bị viêm và nguyên nhân gây tình trạng này. Các chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm miễn dịch.
  • Chụp X-quang, CT, MRI.
  • Siêu âm khớp, xạ hình xương.
  • Phân tích tế bào, CRP tốc độ máu lắng, protein phản ứng,
  • Tầm soát bệnh tự miễn: Xét nghiệm Anti CCP, RF.
  • Sàng lọc nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Xét nghiệm chức năng thận, gan, điện tâm đồ.

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh viêm khớp là: 

  • Giảm thiểu, kiểm soát cơn đau nhức, sưng viêm.
  • Ngăn chặn tối đa tổn thương khớp.
  • Cải thiện chức năng vận động của khớp.

Cách điều trị viêm khớp

Tùy vào thể loại viêm khớp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau. Điều trị bệnh cần kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị viêm khớp sau.

Biện pháp điều trị viêm khớp không dùng thuốc

Chườm nóng/lạnh: Phương pháp này kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp mức độ nhẹ. Người bệnh nên bắt đầu chườm nóng rồi chườm lạnh.

Châm cứu, xoa bóp: Cách hỗ trợ điều trị này giúp cải thiện tình trạng đau khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi.

Điều trị nội khoa (Dùng thuốc)

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol, Hydrocodone hoặc acetaminophen,… có công dụng kiểm soát cơn đau nhưng không làm giảm viêm.
  • Thuốc chứa Corticoid: Làm đỏ da, giảm viêm, giảm sưng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen natri, Salicylat,… có công dụng làm giảm đau và sưng viêm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Hydroxychloroquine, Methotrexate, Prednisone, Cortisone được chỉ định để làm chậm, ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công các khớp.
  • Thuốc có chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin,…
  • Menthol, kem capsaicin: Ngăn chặn cơn đau truyền tín hiệu từ các khớp lên não.

Lưu ý: 

  • Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị nhanh các triệu chứng.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một nhánh của phục hồi chức năng. Người bệnh thực hiện các bài tập có công dụng làm dịu cơn đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường các cơ bị yếu, nâng cao khả năng vận động của cơ thể.

Dựa trên mức độ viêm khớp và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ thiết kế bài tập phù hợp. Một số trường hợp ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể chữa khỏi sau một thời gian.

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Phương pháp điều trị viêm khớp này chỉ được chỉ định trong trường hợp:

  • Viêm khớp ngón tay, cổ tay.
  • Bệnh tiến triển nặng, khớp không cử động được.
  • Các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro như nhiễm trùng, gây đau và cần nhiều thời gian hồi phục sau điều trị.

Các hình thức phẫu thuật thường được thực hiện bao gồm:

  • Tạo hình xương.
  • Phẫu thuật làm cứng khớp.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp để thay khớp.

Biện pháp phòng ngừa

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở trạng thái hợp lý.
  • Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.
  • Hạn chế đến nơi ẩm thấp.
  • Không dùng chất kích thích, hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, sinh hoạt điều độ.
  • Tránh chấn thương, mang thiết bị bảo vệ khi chơi thể thao.
  • Vận động phù hợp với thể trạng: Đi bộ, tập aerobic, yoga, bơi lội, đạp xe,…
  • Sử dụng tạ, dây tập để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Ngồi, làm việc đúng tư thế. Hạn chế cầm nắm, nâng vật nặng.
  • Tránh chuyển động lặp đi lặp lại, ví dụ như cúi gập người, ngồi xổm.
  • Sử dụng gậy, nẹp hoặc khung tập đi khi cần.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm triệu chứng bệnh viêm khớp và có cách xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị viêm khớp. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu viêm khớp, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoại trừ dạng viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng, viêm khớp tự pháy thiếu niên, các bệnh viêm khớp đều là các bệnh lý mãn tính, khó chữa dứt điểm. Hiện tại chưa có phương pháp đặc trị tình trạng viêm khớp. 

Mục tiêu chính trong điều trị viêm khớp là phát hiện bệnh, áp dụng các biện pháp làm giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm tiến triển và giảm thiểu nguy cơ phá hủy, làm biến dạng các khớp.

Thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng và kiểm soát chứng viêm khớp. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn mỗi ngày:

  • Uống đủ nước.
  • Bổ sung các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây, các loại hạt, đậu, dầu oliu. 
  • Tăng cường các loại cá béo giàu axit béo Omega 3: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, ... 
  • Rau củ có chất chống oxy hóa: Rau bina, súp lơ xanh, rau ngót, bí đao, khoai lang, đu đủ, xoài, cà rốt, cam, táo, dưa hấu, cà chua, bắp cải, dưa lê, củ cải, nho, việt quất, mâm xôi, việt quất,...
  • Dầu oliu, ngũ cốc nguyên hạt, gừng, nghệ, tỏi, hạnh nhân, hạt dẻ cười, đậu phộng,...
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt trâu,...
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông,...
  • Sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa tươi, sữa chua,…
  • Thức ăn nhiều đường: Bánh quy, kẹo, bánh ngọt, chè, mayonaise, nước ngọt, sốt thịt nướng,...
  • Thực phẩm chứa gluten: Ngũ cốc, yến mạch, lúa mì, bánh mì, pizza, khoai tây chiên,… 
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều mỡ, cay nóng.
  • Nội tạng động vật.
Cập nhật lúc: 7:40 AM , 21/12/2023

Tin liên quan

11 Thuốc Trị Viêm Đau Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [Đã Kiểm Chứng]

Thuốc trị viêm đau khớp có tác dụng cải thiện chứng tê bì, đau nhức, đẩy lùi tình trạng viêm, sưng ở ổ khớp. Đồng thời, người bệnh sẽ được...

Đau nhức xương khớp sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Sau khi sinh, đau nhức xương khớp là một vấn đề thường gặp đối với nhiều phụ nữ. Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu bị...

Bà bầu bị đau nhức xương khớp: nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng đau nhức xương khớp trong quá trình mang bầu thường xuất hiện do tăng cân quá nhanh. Đây là một vấn đề đáng lo ngại và lo lắng...

Đau khớp gối uống thuốc gì? Thuốc giảm đau thông dụng

Đau khớp gối uống thuốc gì? Top 15 gợi ý hiệu quả nhất

Đau khớp gối uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Trong bài viết này sẽ...

Tổng hợp cách chữa đau khớp gối hiệu quả người bệnh nên biết

Hiện nay có những cách chữa đau khớp gối nào cho hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Bởi nếu không được điều trị nhanh...

Tổng hợp các cách chữa viêm đau khớp an toàn, hiệu quả nhất

Chữa viêm đau khớp không hề khó, quan trọng là sự kiên trì và hợp tác của bệnh nhân với các bác sĩ điều trị. CùngThầy thuốc ưu tú, BSCKII...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *