Sưng khớp tay có thể mang đến những cơn đau nhức dai dẳng kèm theo, cảnh báo nhiều vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe người bệnh. Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra, triệu chứng đi kèm cũng như biện pháp điều trị giúp bệnh nhân có phương án xử lý hiệu quả và thích hợp nhất.
Sưng khớp tay là bệnh gì? Triệu chứng đi kèm
Sưng khớp tay là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là người già. Khớp được cấu tạo từ nhiều thành phần như sụn, dây chằng, gân, cơ và bao hoạt dịch. Nếu một trong những bộ phận này bị tổn thương sẽ gây ra thấp khớp cấp và khiến bị sưng, đau nhức. Tình trạng này có một số dấu hiệu đặc trưng là:
- Khớp đau nhức, sưng phù: Các khớp ở tay sưng lên khiến người bệnh đau nhức và cảm giác nóng rát các khớp. Tình trạng này thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.
- Khớp tay có tiếng kêu: Một số trường hợp người bệnh còn nghe thấy khớp phát ra tiếng kêu lộp cộp khi cử động.
- Ngón tay bị biến dạng: Sưng khớp tay dạng nặng có thể khiến các khớp ở ngón tay bị lệch và biến dạng.
- Cứng khớp: Khớp tay cứng lại, khó duỗi thẳng nên việc vận động khó khăn.
- Triệu chứng khác: Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh còn bị đổ mồ hôi, sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược,…
Nguyên nhân gây bệnh sưng khớp tay
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng, có thể kể đến như:
Viêm xương khớp: Viêm xương khớp xảy ra khi sụn đệm bảo vệ khớp tay bị bào mòn quá mức do tác động của thời gian, dẫn đến việc xương dễ va chạm vào nhau, gây nên tình trạng sưng khớp tay, khiến bệnh nhân đau khớp ngón tay.
Viêm khớp dạng thấp: Dạng viêm khớp này là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng sưng khớp tay, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh do hệ thống miễn dịch bị rối loạn gây ra, khiến lượng protein gây viêm mất kiểm soát và tấn công các mô sụn khớp tay khỏe mạnh.
Bệnh gout: Nếu người bệnh bị sưng khớp ngón tay, nguyên nhân có thể do bệnh gout. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể bị rối loạn quá trình chuyển hóa purin. Người bệnh bên cạnh tình trạng sưng tấy còn có thể gặp phải những cơn đau nhức dữ dội ở khớp tay rất khó chịu.
Viêm khớp vảy nến: Có đến 30% người bệnh vảy nến mắc bệnh viêm khớp vảy nến, đặc biệt là ở các khớp bàn tay. Bệnh vảy nến khiến hệ thống tự miễn được khởi động, dẫn đến việc các kháng thể tấn công ngược lại những mô tế bào khỏe mạnh ở khớp tay, gây nên hiện tượng viêm sưng.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể là kết quả của việc vi khuẩn, virus, nấm men xâm nhập vào bên trong cơ thể rồi bám vào các mô khớp hoặc bao hoạt dịch bên trong khớp để phát triển. Thường thì các vi sinh vật này này di chuyển đến khớp thông qua đường máu. Triệu chứng sưng tấy được xem là dấu hiệu tiêu biểu của tình trạng nhiễm trùng gây viêm khớp.
Chấn thương khớp: Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, sưng khớp tay có thể xuất phát từ các chấn thương như va đập. Ngoại lực tác động mạnh từ bên ngoài dễ khiến gân cơ, dây chằng và sụn đệm ở khớp tay bị tổn thương, từ đó dẫn đến một số biểu hiện như sưng tấy, đau nhức và căng cứng
Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi trời quá lạnh, các khớp tay cũng rất dễ bị sưng đỏ và gây ra đau đớn.
Nồng độ Acid uric máu tăng cao: Acid uric nếu không được đào thải sẽ biến thành các tinh thể lắng đọng trong khớp xương. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng khớp tay, nhất là phần ngón tay.
Bị sưng khớp tay có nguy hiểm không?
Trả lời cho câu hỏi này, theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: nếu tình trạng sưng tấy khớp tay bắt nguồn từ các chấn thương bên ngoài thì thường không mang lại nhiều nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên nhân là do viêm khớp hay nhiễm trùng, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau đây nếu không điều trị kịp thời:
- Khớp bị phân hủy: Nếu các vi sinh vật gây hại xâm nhập vào khớp tay trong một thời gian dài không được phát hiện, chúng có thể phá hủy cấu trúc của khớp. Điều này rất dễ gây ra tình trạng phân hủy khớp, khiến người bệnh bắt buộc phải loại bỏ hoàn toàn phần khớp bị hỏng này.
- Dính khớp, biến dạng khớp: Với các dạng bệnh viêm khớp liên quan đến hệ thống miễn dịch hay bệnh gout, nếu người bệnh không kịp thời có biện pháp xử lý, nguy cơ biến chứng dính khớp, biến dạng khớp có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngón tay hoặc khu vực cổ tay trở nên cong queo bất thường, người bệnh khó có thể chuyển động tay và cầm nắm.
- Chất lượng cuộc sống suy giảm: Biến chứng dễ nhận thấy nhất ở người bệnh sưng khớp tay lâu ngày chính là việc chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Không chỉ hoạt động thể chất gặp khó khăn mà giấc ngủ của bệnh nhân cũng bị quấy rầy bởi những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng.
Bị sưng khớp tay nên làm gì?
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh sưng khớp tay cần chú ý một số vấn đề sau đây trong quá trình chăm sóc và điều trị:
- Tăng cường luyện tập các bài tập với khớp tay là một trong những biện pháp giúp rút ngắn thời gian điều trị. Những bài tập này nên được hướng dẫn bởi các chuyên gia vật lý trị liệu. Sau đó, người bệnh có thể tập luyện hàng ngày tại gia với tần suất khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa như rau xanh đậm, rau họ cải, thịt cá biển, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả họ cam quýt, các loại quả mỏng và dầu oliu.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm với hàm lượng đường cao, thịt động vật và nội tạng động vật với nồng độ cholesterol cao, thức uống chứa cồn như rượu bia.
Các phương pháp điều trị sưng khớp tay hiệu quả
Việc điều trị sưng khớp tay hiện nay có rất nhiều biện pháp, từ Tây y, Đông y đến các bài thuốc dân gian. Người bệnh có thể tham khảo một số các cách điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay dưới đây:
Các bài thuốc nam
Các bài thuốc thảo mộc này thích hợp với những người bị sưng đau khớp tay do chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp ở giai đoạn đầu. Đa phần chúng đều có tác dụng giảm đau, giảm sưng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy, dân gian lưu ưu tiên áp dụng cách trị bệnh viêm khớp bằng thuốc Nam.
Chườm lạnh với lá ngải
Lá ngải từ lâu đã được dân gian sử dụng như một loại dược liệu với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo đó, lá ngải có tính ấm, quy kinh can thận, giúp giảm đau nhức và chống viêm rất tốt.
Thành phần: 30g lá ngải, ½ thìa canh giấm trắng.
Cách thực hiện:
- Lá ngải sơ chế sạch, giã nát rồi trộn đều với giấm trắng.
- Bỏ hỗn hợp vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 20 phút, sau đó dùng nó để chườm lên các khớp tay bị sưng tấy. Biện pháp này có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.
Chườm nóng bằng lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm dịu, tính ấm, đặc tính chính là giảm đau, loại bỏ hàn khí và hạ khí. Chính vì vậy, lá lốt được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp đau nhức xương khớp, sưng khớp và tê mỏi chân tay.
Thành phần: 30g lá lốt tươi, 20ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát, thêm rượu trắng và cho vào chảo đun nóng lên.
- Dùng phần thuốc lá lốt đã chuẩn bị để đắp lên các khớp tay sưng tấy, giữ nguyên trong khoảng 15 đến 20 phút.
Trà xanh và quế
Nếu như người bệnh muốn sử dụng bài thuốc uống có hiệu quả lâu dài, trà xanh và quế là một lựa chọn đáng thử. Cả hai loại thảo dược này đều có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng sưng tấy kèm theo đau nhức khó chịu ở các khớp ngón tay, cổ tay.
Thành phần: 10g lá trà xanh, 1 thanh quế nhỏ, mật ong (liều lượng theo khẩu vị).
Cách thực hiện:
- Lá trà sau khi rửa sạch thì cho vào nồi, thêm quế và nước lạnh vào đun sôi.
- Chắt lấy phần nước trà, thêm mật ong và thưởng thức.
Sử dụng thuốc tây
Đây là cách điều trị sưng khớp tay mà nhiều người lựa chọn thực hiện nhất. Thuốc Tây y dễ mua, dễ uống, rất tiện lợi. Người bệnh sử dụng đúng thuốc có thể cải thiện đau nhức, sưng khớp và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Một số nhóm thường được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc giảm đau thông dụng nhất là Acetaminophen, Tramadol,…
- Thuốc kháng viêm không Steroid điển hình như Aspirin, Ibuprofen,…
- Thuốc làm tan axit uric cụ thể như Uricozym, Allopurinol,….
- Thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Chlorambucil, Sulfasalazine,… Nếu nguyên nhân gây sưng khớp tay là do viêm khớp dạng thấp hoặc viêm đa khớp.
- Thuốc hạ sốt như Panadol Extra.
Thuốc Tây y tuy có tác dụng nhanh chóng nhưng dược tính mạnh. Chính vì vậy, người bệnh rất dễ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn trong đơn thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng sưng khớp tay nghiêm trọng, có nguy cơ bị teo cơ, bại liệt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này đạt hiệu quả điều trị lâu dài, gần như không tái phát. Tuy nhiên, rủi ro phẫu thuật cao kèm theo chi phí rất tốn kém. Người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ thực hiện trước khi đưa ra quyết định điều trị.
Vật lý trị liệu
Quá trình điều trị sưng khớp tay đạt hiệu quả nhanh chóng hơn nếu người bệnh kết hợp thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu sau:
- Massage: Ngay cả khi không bị sưng đau, người bệnh vẫn nên thường xuyên massage tay. Hành động này để thúc đẩy lưu thông máu, mang đến cảm giác dễ chịu, thư giãn.
- Nhiệt trị liệu: Người bệnh nên thường xuyên chườm ấm hoặc lạnh ở vùng tay bị sưng để giảm đau, chống viêm.
- Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh nên tham khảo, xin hướng dẫn từ chuyên gia về việc thực hiện những bài vật lý trị liệt tốt cho tay. Điển hình như duỗi thẳng tay, kéo căng cơ, xoay khớp tay, nâng cao ngón tay,…
Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bệnh sưng khớp tay
Cùng với việc tìm hiểu các cách chữa trị bệnh sưng khớp tay, các bạn cũng cần chú ý áp dụng cho mình những biện pháp để cải thiện tình hình sức khỏe. Nhờ vậy có thể ngăn chặn tốt tình trạng sưng đau tại khớp cũng như hạn chế xảy ra các ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Dưới đây là một số biện pháp hiện quả bạn cần ghi nhớ:
- Cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đúng cách, vận động vừa phải để có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời đây cũng là biện pháp làm giảm bớt tình trạng khớp đau và cứng, tăng cường kích thích máu lưu thông tới các khớp xương.
- Đặc biệt giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh để hạn chế đau nhức xương khớp.
- Cần có chế độ ăn uống sao cho phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh. Theo đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất gồm: Sắt, canxi, vitamin, selen, kẽm qua các nhóm rau củ, thịt, cá phù hợp.
- Tránh việc dùng các món ăn có lượng dầu mỡ lớn, các món chiên xào đậm dầu hay đồ ăn cay nóng. Các chất kích thích có hại cho cơ thể, tránh hút thuốc lá để không làm tăng lượng acid uric ở trong máu.
- Khi xảy ra các chấn thương ở xương khớp cần nhanh chóng điều trị để không có nguy cơ bị di chứng ảnh hưởng tới khớp.
Sưng khớp tay chính là tình trạng rất dễ gặp và ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Theo đó, bệnh khi không được phát hiện cũng như có cách chữa trị sớm sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường tại khớp ngón tay, chúng ta cần sớm đi thăm khám để có cách xử lý kịp thời.
Cập nhật lúc: 4:22 PM , 08/05/2023