Bé bị viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn là một vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng cho trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các loại thuốc qua bài viết dưới đây.
Bé bị viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng ở trẻ em là tình trạng thường gặp. Lúc này, các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp có thể tấn công niêm mạc họng khiến bộ phận này bị viêm loét và sưng đau. Căn bệnh viêm họng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.Viêm họng không phải là tình trạng bệnh khó chữa. Nếu phát hiện sớm và có cách điều trị khoa học, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Vậy bé bị viêm họng uống thuốc gì?
Sử dụng nhóm thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc hàng đầu được chỉ định trong điều trị viêm họng do vi khuẩn, virus đường hô hấp gây ra. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn, virus và có kháng sinh đồ điều trị thích hợp. Các nhóm kháng sinh được chỉ định trị viêm họng cho bé là:
- Amoxicillin: Đây là kháng sinh được sử dụng phổ biến trong trường hợp bé bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Không sử dụng Amoxicillin khi trẻ bị viêm họng do cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Ampicillin: Được chỉ định liều dùng dựa trên độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của trẻ có tác dụng ngăn cản hình thành màng tế bào của các vi khuẩn gây hại.
- Erythromycin: Được sử dụng trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng.
- Cephalexin: Là nhóm kháng sinh được chỉ định khi trẻ bị dị ứng với các nhóm kháng sinh khác.
Sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ em cần hết sức thận trọng. Cha mẹ phải tuân thủ nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Trẻ bị nổi mề đay hoặc nổi mẩn ngứa trên da.
- Có biểu hiện thở nông, khó thở, nghẹn họng và khò khè.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy hoặc đau bụng.
- Trẻ bị đau tức ngực, phù nề miệng, mắt và vòm họng.
- Trẻ có dấu hiệu co giật, mất ý thức, mê sảng.
Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Thuốc hạ sốt
Khi niêm mạc họng bị sưng tấy và viêm loét, phù nề, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị viêm nhiễm. Nhưng nếu trẻ sốt cao và sốt lâu, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ.Thông thường, để giúp trẻ hạ sốt, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt sau đây:
- Paracetamol: Là thuốc giúp hạ sốt phổ biến nhất, được chỉ định trong trường hợp bé bị sốt cao.
- Ibuprofen: Loại thuốc này thường được sử dụng dưới dạng viên đặt trực tràng cho trẻ.
Ngoài việc sử dụng thuốc để hạ sốt, cha mẹ cần có các biện pháp chăm sóc trẻ như: Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và hút mồ hôi tốt, cho bé uống nhiều nước để hạ sốt, tránh mất nước. Khi trẻ bị sốt quá cao, có thể gây co giật, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Thuốc kháng viêm trị viêm họng ở trẻ
Để điều trị viêm họng hiệu quả, việc làm lành các vùng viêm loét là bước rất quan trọng. Ở trẻ nhỏ, lúc này có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm dạng tiêm để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lây lan gây biến chứng.Các loại thuốc kháng viêm có chứa Corticoid được dùng cho trẻ là: Prednisolone, Methylprednisolone, Betamethasone và Dexamethasone. Khi sử dụng nhóm thuốc này, trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Xuất hiện tình trạng phù nề chân tay dẫn tới sưng, đau.
- Trẻ bị tăng nhãn áp hoặc chóng mặt.
- Có sự thay đổi về tâm lý như mê sảng, bồn chồn và thay đổi cân nặng.
- Các vết thương hở nếu có ở trẻ sẽ lâu lành hơn.
Để chỉ định thuốc phù hợp cho bé, các bác sĩ sẽ dựa trên cân nặng, độ tuổi và tình trạng bệnh của bé.
Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì? Thuốc giảm ho, long đờm
Bên cạnh các nhóm thuốc nêu trên, một số loại thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh cũng được sử dụng. Khi bị viêm họng, trẻ thường có triệu chứng ho, ho có đờm gây khó chịu và mệt mỏi. Vì thế, một số nhóm thuốc giảm ho, long đờm dưới đây giúp bé cải thiện bệnh một cách nhanh chóng:
- Siro HoAstex: Có các thành phần tự nhiên như lá tần dày, núc nác, cineol… giúp giảm ho cho bé và tăng cường sức đề kháng.
- Siro Muhi – Nhật Bản: Được khuyên dùng cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi có triệu chứng ho do viêm họng.
- Siro Children’s Cold & Flu: Các thành phần tự nhiên có trong sản phẩm này là phụ tử, dã quỳ, hành đỏ… rất an toàn cho bé và giúp trị ho, chữa trị bệnh hô hấp hiệu quả.
- Siro ho Prospan: Được sử dụng phổ biến cho trẻ dưới 15 tuổi giúp cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên, cha mẹ có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị bệnh. Nên sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng và vệ sinh tai và xoang mũi hàng ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ
Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm họng, ba mẹ cũng cần sát sao theo dõi và chú ý trong quá trình điều trị ở bé. Cụ thể, lưu ý những điều sau trong quá trình dùng thuốc:
- Đưa bé đi khám khi có bất kỳ biểu hiện nào của các bệnh lý hô hấp
- Chỉ dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám
- Không tự ý thay đổi các loại thuốc trong đơn thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa
- Thông tin tới bác sĩ những loại thuốc mà bé có thể bị dị ứng để có biện pháp điều trị phù hợp
- Quan sát tình trạng của bé trong quá trình dùng thuốc và ngưng sử dụng ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường
- Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, nhiệt độ vừa phải như cháo, súp, canh,…
- Cho bé uống nhiều nước, có thể đa dạng các loại nước uống (nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,…)
- Hạn chế nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mì, các loại hạt,…có thể gây kích ứng cổ họng của bé, gây ho và nôn trớ
- Đưa bé đi thăm khám định kỳ theo lịch mà bác sĩ yêu cầu
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” và cung cấp cho ba mẹ những nhóm thuốc thông dụng nhất. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh hô hấp. Theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
ĐỪNG BỎ QUA