Nhắc đến các bệnh lý dạ dày, chúng ta đều ngay lập tức nghĩ đến vi khuẩn HP – tác nhân gây bệnh chính. Vậy thực tế nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không và có thể điều trị được tận gốc không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Vi khuẩn HP là gì? Cơ chế hoạt động ra sao?
Vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày của các bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày HP, viêm loét dạ dày. Chúng được mệnh danh là những loài vi khuẩn có khả năng sinh tồn cực khủng bởi có thể sinh sống trong môi trường với nồng độ axit cao như dạ dày.
Sở dĩ chúng có thể tồn tại là bởi vì chúng có khả năng tự tiết ra một loại enzyme có tên là Urease giúp trung hòa nồng độ acid. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm loét, tổn thương.
Thực tế, có đến hơn 200 loại vi khuẩn HP khác nhau, và không phải vi khuẩn HP cũng gây viêm loét dạ dày. Bệnh chỉ hình thành khi phát hiện có vi khuẩn HP mang gen CagA.
Về cấu trúc, vi khuẩn HP được cấu tạo gồm thân cơ thể hình giun và các đuôi mảnh ở mỗi đầu với tổng chiều dài lên đến 1,5 – 5µm. Cấu tạo các đuôi này giúp vi khuẩn di chuyển một cách dễ dàng trong dịch nhầy dạ dày và bám trụ ở nhiều vị trí như hang vị, tá tràng, thận vị.
Vậy, loại vi khuẩn này hoạt động ra sao?
Ban đầu, virus HP tấn công vào dạ dày và gây ra những vết loét trên niêm mạc gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Các vết loét này càng xuất hiện nhiều hơn và lan rộng hơn nếu không phát hiện sớm và có biện pháp loại bỏ loại vi khuẩn này.
Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?
Với câu hỏi Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không, câu trả lời là CÓ. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này có đến 200 loại khác nhau và không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người bị nhiễm. Thực tế, chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới có thể phá hủy lớp niêm mạc gây nên một số bệnh như là: viêm loét dạ dày, tá tràng; xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn nữa đó là nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, vi khuẩn HP còn có khả năng lây nhiễm rất cao trên mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ do thói quen hôn môi hay mớm thức ăn của người lớn cho trẻ.
Nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có thể làm các biến chứng dưới đây xuất hiện:
- Viêm niêm mạc dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn HP có thể kích thích và gây viêm dạ dày – tá tràng.
- Hình thành vết loét: Tình trạng viêm kéo dài do vi khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ dạ dày và tá tràng. Điều này tạo điều kiện cho acid dạ dày ăn mòn niêm mạc và hình thành các vết loét. Số liệu thống kê cho thấy khoảng 10% người nhiễm HP gặp phải tình trạng loét dạ dày – tá tràng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Niêm mạc dạ dày – tá tràng bị viêm loét có thể dẫn đến xuất huyết, có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Thủng dạ dày: Vết loét dạ dày – tá tràng nghiêm trọng do vi khuẩn HP có thể xuyên thủng thành dạ dày.
- Viêm phúc mạc: Phúc mạc hoặc niêm mạc bụng bị nhiễm trùng do HP dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, mặc dù tỉ lệ người nhiễm HP dẫn đến ung thư dạ dày thường thấp.
Giải pháp điều trị vi khuẩn HP dạ dày
Nếu như đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không, việc cần làm tiếp theo chính là đi tìm giải pháp điều trị phù hợp.
Việc điều trị vi khuẩn HP có thể không cần thiết nếu chúng không gây ra các triệu chứng. Ngược lại, người bệnh cần điều trị tiêu diệu vi khuẩn HP tận gốc trong trường hợp xuất hiện tình trạng viêm loét. Song song với việc loại bỏ vi khuẩn HP, người bệnh cần chữa lành niêm mạc dạ dày – tá tràng và ngăn ngừa tình trạng viêm loét tái phát.
Nhìn chung tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhiễm khuẩn HP, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:
Điều trị bằng mẹo dân gian
Sử dụng một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ ngăn cản sự phát triển và tấn công của vi khuẩn HP đối với dạ dày:
- Nghệ vàng: Chữa vi khuẩn hp bằng nghệ đã quá quen thuộc và phổ biến với công dụng điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Hoạt chất quan trọng có trong nghệ vàng bao gồm curcumin, quercetin và beta-carotene giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại tấn công niêm mạc dạ dày, bao gồm cả vi khuẩn HP.
- Chè dây: Một hoạt chất cũng có tác dụng cản trở hoạt động của vi khuẩn HP đó là flavonoid có trong thành phần cây Chè dây. Hiệu quả điều trị của loại cây thuốc nam này không cao như một số loại thuốc khác nhưng điểm cộng là tỷ lệ vi khuẩn kháng hoạt chất flavonoid rất thấp.
- Dạ cẩm: Là một loại cây thuốc nam được sử dụng với mục đích trị viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng. Có khá nhiều thành phần có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP được tìm thấy trong loại cây này, ví dụ như anthraglycosid, saponin, alkaloid. Sử dụng cây dạ cẩm cũng có công dụng làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn tiết acid dạ dày và giảm đau rất tốt.
Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày
Để điều trị vi khuẩn HP, thông thường người bệnh sẽ dùng cùng lúc 2 loại kháng sinh khác nhau. Mục đích là nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm acid dạ dày, hỗ trợ chữa lành niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, thuốc giảm acid còn giúp tối ưu hiệu quả của kháng sinh.
Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Các loại thuốc trị vi khuẩn hp thường gặp bao gồm:
- Kháng sinh (như clarithromycin, amoxicillin, tinidazole, tetracycline, metronidazol) có vai trò tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày.
- Thuốc làm giảm lượng acid dạ dày (như esomeprazole, dexlansoprazole, rabeprazole, lansoprazole, pantoprazole) để hạn chế lượng acid trong dạ dày và tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
- Một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp Bismuth subsalicylate với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc kháng histamin hóa học (như cimetidine, famotidine, nizatidine) cũng là các loại thuốc hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày.
Cần lưu ý rằng việc chỉ định dùng thuốc còn phụ thuốc vào tiền sử bệnh và tiền sự dị ứng thuốc của từng người bệnh. Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tiếp tục theo dõi để đảm bảo vi khuẩn HP đã được loại bỏ hoàn toàn.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Những đối tượng bệnh nhân không thể sử dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn hp bằng tây y vì lo sợ về tác dụng phụ có thể tìm đến Đông y học cổ truyền. Các thảo dược quý hiếm trong Đông y được kết hợp với nhau tạo nên bài thuốc giúp trung hòa acid dịch vị, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng cơn đau.
Đông y chia các bài thuốc theo từng nhóm dược liệu thành phần. Tùy theo thể trạng và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mà căn chỉnh gia giảm sao cho phù hợp nhất. Các nhóm dược liệu cơ bản bao gồm:
- Dược liệu có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày: mai mực, vỏ hàu.
- Dược liệu có tác dụng kháng sinh: Chè dây, dạ cẩm, đại hoàng, khổ sâm, bồ công anh,…
- Dược liệu có tác dụng giảm đau: Tam thất, cam thảo, huyền hồ, kê huyết đằng, sài hồ,…
- Dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe tổng thể: Bạch thược, đương quy, bổ chính sâm, mộc hương,…
Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa vi khuẩn HP
Việc điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày gặp nhiều khó khăn là bởi loại vi khuẩn này có nguy cơ tái nhiễm rất cao. Chúng vừa có khả năng sinh tồn trong môi trường acid dạ dày lại vừa có thể kháng lại kháng sinh. Do vậy, để triệt để điều trị là vô cùng khó khăn.
Thống kê cho thấy, khoảng 25% bệnh nhân nhiễm khuẩn vi khuẩn HP bị tái phát. Đặc biệt ở trẻ em, tỉ lệ này có thể lên đến xấp xỉ 55%. Đây là những con số đáng báo động, và đặt ra một vấn đề cực kỳ cần thiết đó là đề ra phương án phòng ngừa tái nhiễm.
Điều này là quan trọng hơn cả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bệnh nhân có thể tham khảo được lương y Đỗ Minh Tuấn chỉ ra:
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị: Thông thường sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân vẫn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc tránh tái nhiễm. Rất nhiều bệnh nhân chủ quan trong vấn đề điều trị bệnh, đơn cử là việc dùng thuốc sai liều lượng, tự ý thay đổi liều lượng khiến vi khuẩn HP lại có cơ hội xâm nhập một lần nữa.
- Tái khám định kỳ: Trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và nhận định sớm những vấn đề bất thường trong cơ thể. Khám định kỳ sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán sớm và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây lan qua đường ăn uống, vệ sinh. Do vậy, cách duy nhất để ngăn chặn việc này là xây dựng thói quen rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi; lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Có rất nhiều thói quen xấu chúng ta vẫn lặp lại hàng ngày mà không nghĩ rằng đây có thể là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vô hình. Một vài thói quen như cắn móng tay, dùng chung vật dụng cá nhân, không vệ sinh tay khi tiếp xúc với vật dụng công cộng,…
Câu trả lời cho thắc mắc nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết nêu trên. Hy vọng có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này, chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng xuất hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM