Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần Như Thế Nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Vậy phương pháp này được chỉ định cho trường hợp nào? Quy trình thực hiện và có lưu ý gì không? Tìm hiểu cụ thể hơn qua những thông tin trong bài viết sau.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Dấu hiệu cụ thể của bệnh là bao xơ bị rách, lượng nhân nhầy thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến cột sống và dây thần kinh. Khi đó, người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và sinh hoạt rất bất tiện. Đây còn là căn bệnh khá nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây bại liệt. Vì vậy, những người gặp phải tình trạng khó chịu này luôn mong muốn tìm cách điều trị hiệu quả.

Một trong những biện pháp được khá nhiều người thực hiện là điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần có tần số trong khoảng 3kHZ – 300GHz cùng với nguồn nhiệt 40-70 độ C tác động vào vùng tổn thương. Khi đó, nhân nhầy thu nhỏ lại và được đưa về vị trí ban đầu. Đồng thời, đĩa đệm được giảm áp lực nhanh chóng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần đạt hiệu quả cao và nhanh chóng
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần đạt hiệu quả cao và nhanh chóng

Phương pháp này được thực hiện từ năm 1995 và xuất hiện tại Việt Nam được hơn 10 năm. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần được đánh giá là khá hiệu quả. Người bệnh có khả năng phục hồi sau chữa trị lên đến 80 – 90%.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Thời gian thực hiện khá nhanh, chỉ khoảng 20 – 30 phút.
  • Không gây đau đớn, không mất máu khi thực hiện.
  • Bệnh nhân phục hồi nhanh, có thể sinh hoạt bình thường, không phải lưu trú lại bệnh viện.
  • Cấu trúc cột sống, đĩa đệm, sụn không bị ảnh hưởng.
  • Khá an toàn, ít có trường hợp biến chứng.
  • Tỷ lệ thành công cao, không ghi nhận trường hợp tái phát.

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này vẫn có nhiều nhược điểm. Có thể kể đến là:

  • Chỉ có thể thực hiện ở các bệnh viện lớn.
  • Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi bệnh thoát vị đĩa đệm đang ở giai đoạn nhẹ.
  • Hiệu quả có phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của người bệnh.
  • Chi phí cho mỗi lần thực hiện khá cao.
  • Không có nhiều địa chỉ để thực hiện phương pháp này.

Do đó, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện. Trước tiên hãy đi thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp nào nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cho kết quả tích cực. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện. Thực tế, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ, tình trạng bệnh để đưa ra kết luận. Bác sĩ chỉ định điều trị với người bệnh:

  • Người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, ở giai đoạn I, II, không kèm bệnh lý cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, tê bì chân tay…và lan ra hai bả vai, tay chân.
  • Người bệnh điều trị nội khoa nhưng không đạt hiệu quả khả quan.
Người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm
Người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm

Phương pháp này chống chỉ định đối với người bệnh gặp một trong các vấn đề sau đây:

  • Nhân nhầy đã thoát ra ngoài nhiều.
  • Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm do chấn thương.
  • Dị dạng cột sống, ung thư cột sống.

NÊU TRIỆU CHỨNG, CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BẠN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn

- 40 năm khám chữa bệnh xương khớp bằng YHCT

- Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương

- Phó giám đốc Chuyên môn - Trung tâm Thuốc dân tộc

Triệu chứng của bạn?

Quy trình thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio được tiến hành theo 3 bước:

Trước khi thực hiện

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, việc thăm khám là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, người bệnh sẽ được khám lâm sàng về sức khỏe, tiền sử bệnh tật, tính chất nghề nghiệp. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI… để xem xét tình trạng bệnh và sức khỏe. Sau khi xem xét kỹ càng mới đưa ra chỉ định điều trị.

Bác sĩ đưa ra một số thông tin về quá trình thực hiện, thời gian, chi phí và rủi ro có thể gặp phải. Người bệnh sẽ đưa ra quyết định có điều trị hay không. Để quá trình thực hiện đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng các chất độc hại như bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, thuốc chống đông máu…

Quy trình điều trị bằng sóng cao tần

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được tiến hành theo giai đoạn 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Gây tê toàn thân trước khi thực hiện.
  • Bước 2: Bác sĩ dùng một kim lớn đâm qua da để đưa sóng cao tần vào bên trong đĩa đệm tổn thương.
  • Bước 3: Tiếp theo, dùng đầu dò đưa nguồn nhiệt vào, kết hợp với sóng radio để đốt loại bỏ nhân nhầy. Bác sĩ sẽ di chuyển kim đến nhiều vị trí khác nhau, tạo thành đường hầm để đạt hiệu quả tốt hơn. Lúc này, nhân nhầy về vị trí ban đầu, giảm áp lực cho đĩa đệm.

Chăm sóc sau khi điều trị

Quá trình thực hiện chỉ mất 20 – 30 phút. Kết thúc phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi trong khoảng vài giờ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng phục hồi, đảm bảo cột sống không bị ảnh hưởng và không xảy ra biến chứng. Sau đó người bệnh có thể nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.

Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chi phí khi thực hiện một ca chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần khá cao. Người bệnh cần phải bỏ ra khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, giá tiền này là không cố định, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nơi điều trị. Nếu thực hiện tại cơ sở y tế lớn, không có bảo hiểm hỗ trợ thì người bệnh mất nhiều chi phí hơn.

XEM THÊM: Quốc dược Phục cốt khang – “Chìa khóa vàng” ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm từ gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần ở đâu?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần đòi hỏi máy móc hiện đại, kỹ thuật cao và bác sĩ giỏi. Do đó, bạn nên lựa chọn bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện, tăng tỷ lệ thành công và hạn chế rủi ro. Dưới đây là một số gợi ý ở Hà Nội:

  • Khoa chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức (40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm)
  • Khoa nội thần kinh – Bệnh viện 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng)
  • Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa)
Bệnh viện Bạch Mai - một trong những địa chỉ uy tín
Bệnh viện Bạch Mai – một trong những địa chỉ uy tín

Một số địa chỉ điều trị ở TP. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5)
  • Bệnh viện ĐH Y Dược Hồ Chí Minh (215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5)
  • Bệnh viện Nhân dân 115 ( số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10)

Một số lưu ý cần nhớ phương pháp điều trị bằng sóng cao tần

Để đạt hiệu quả tối đa khi thực hiện phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần, người bệnh cần ghi nhớ và thực hiện một số điểm sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế vận động, không hoạt động sai tư thế, mang vác nặng sau điều trị.
  • Không đạp xe, chạy xe máy khoảng 1 tháng sau khi điều trị.
  • Nghỉ ngơi nhiều, luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh stress kéo dài.
  • Tập luyện một số bài yoga, bài vật lý trị liệu chữa thoát vị nhẹ nhàng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm chứa nhiều omega 3, canxi, vitamin…. Tuy nhiên cần giữ mức cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì.
  • Không dùng các chất kích thích độc hại như thuốc lá, bia rượu…
  • Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Người bệnh cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe bản thân và thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng cho bản thân lối sống khoa học, lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.

CHUYÊN GIA ĐANG ONLINE – CLICK NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật lúc: 5:30 AM , 06/01/2024

Tin liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là căn bệnh xương khớp có số lượng bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại là người bệnh thường chỉ...

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không? Cách thực hiện an toàn

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đã có từ lâu trong điều trị. Qua việc sử dụng các kim châm cấy chỉ tự tiêu vào huyệt...

Hội chứng đuôi ngựa là gì? Chẩn đoán và cách điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là hiện tượng bó rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép gây nên triệu chứng đau nhức. Bệnh có thể gây mất cảm giác, rối...

Lệch đĩa đệm là gì? Bệnh có chữa được không?

Lệch đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp phổ biến mà có nhiều người gặp phải. Đây được xem là giai đoạn nhẹ trong quá trình tiến triển...

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục và chăm sóc sau mổ như thế nào là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ...

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *