Đau Khớp Ngón Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa – Chuyên Gia Nói

Đau khớp ngón chân gây nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu nắm vững thông tin về bệnh, bạn sẽ sớm tìm được biện pháp can thiệp phù hợp. Đặc biệt, khi tìm đúng cách điều trị, người bệnh không chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp ngón chân là bệnh gì?

Một trong những khớp xương quan trọng là khớp ngón chân. Đây là bộ phận tập trung các dây thần kinh và giữ vai trò nâng đỡ cơ thể. Viêm đau khớp ngón chân xảy ra khi khớp xương ngón chân bị bào mòn, thương tổn sụn khớp gây sưng đau, viêm nhiễm.

Đau khớp ngón chân có thể phát triển thành bệnh xương khớp nặng. Người bệnh sẽ bị cản trở khả năng lao động, biến dạng khớp, teo cơ, thoái hóa khớp, tàn phế. Để ngăn chặn biến chứng xấu, bạn cần nắm rõ thông tin về bệnh để sớm phát hiện và điều trị hiệu quả.

Triệu chứng thường gặp của đau khớp ngón chân

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Cố vấn y khoa VTV3 chia sẻ: Đau khớp ngón chân thường có những triệu chứng sau:

Đau khớp – triệu chứng thường gặp của viêm khớp ngón chân

Khớp ngón chân là một trong những khớp xương quan trọng. Nơi đây tập trung nhiều dây thần kinh và có vai trò một phần trong nâng đỡ cơ thể. Khi khớp này bị viêm thì biểu hiện dễ nhận ra nhất là người bệnh cảm thấy đau nhức, vô cùng khó chịu. Có thể cảm thấy đau nhức tại các ngón chân hoặc chỉ ở một ngón chân cái.

Khi di chuyển, cảm giác đau nhức càng nặng nề hơn. Nhiều người ví như có vật sắc nhọn đâm vào các ngón chân. Do đó, việc cử động, di chuyển trở nên khó khăn hơn bao giờ hết

Cảm giác cứng khớp rõ rệt

Cứng khớp cũng là triệu chứng phổ biến ở viêm khớp ngón chân. Nếu tình trạng viêm không cải thiện, theo thời gian sẽ làm mòn dần các sụn khớp. Đồng thời làm viêm các mô và tổn thương dịch khớp. Khi đó, khớp ở ngón chân bị cứng lại, tê bì và kém linh hoạt hơn.

Cứng khớp xảy ra khiến cho ngón chân mất khả năng gập và duỗi như bình thường. Nếu đi lại, cơ thể khó đứng vững do không có lực cân bằng và dễ bị ngã.

Ngón chân bị sưng và nóng ran ở bàn chân

Khi khớp bị viêm sẽ kèm theo hiện tượng sưng ở ngón chân. Trạng thái ngón chân bắt đầu chuyển sang màu hồng đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào. Hiện tượng này xuất hiện khi ngồi một lúc lâu hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy nóng ran lan rộng cả ở bàn chân. Vì viêm khiến cơ thể vận chuyển nhiều máu tới bàn chân hơn nên mới có hiện tượng này.

Thay đổi hình dạng và có tiếng răng rắc

Ngón chân trở nên sưng to và biến đổi hình dạng so với trước đây. Đây là biểu hiện nhận biết tiếp theo ở người bị viêm khớp ngón chân. Khi sụn mỏng dần và các xương tiếp xúc với nhau nhiều hơn, có thể dẫn tới tình trạng lồi khớp.

Bên cạnh đó, tiếng răng rắc thi thoảng xuất hiện ở ngón chân của những người bị viêm khớp. Âm thanh này sinh ra là do sự suy giảm của sụn, miếng đệm với các khớp xương. Sụn bị bào mòn là lúc các khớp xương cọ sát với nhau hơn, vì thế mà người bệnh nghe thấy các âm thanh răng rắc.

Khớp khó cử động khi bị viêm khớp ngón chân

Khớp ngón chân bị sưng viêm quá mức sẽ không còn khả năng uốn cong, do vậy việc cử động trở nên khó khăn rất nhiều. Hơn nữa, ngón chân mất khả năng chống đỡ được toàn bộ cơ thể sẽ khiến người bệnh khó đứng dậy và đi lại bình thường.

Nhiều trường hợp sợ đau, sợ ngã và “ngại” vận động khớp ngón chân là nhân tố cho cơ chân bị teo nhỏ lại. Cơ khớp không được vận động lâu ngày sẽ trở nên bé hơn so với chân còn lại không bị viêm khớp.

Các triệu chứng khác

Phần trên là những triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp ngón chân. Tùy từng tình trạng mà bạn gặp phải, bạn có thể có thêm nhiều triệu chứng kèm theo khác, như:

  • Có vết bầm tím trên ngón chân
  • Cảm giác nóng rát
  • Ngón chân lạnh
  • Các triệu chứng giống như cúm (mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, ho,…)
  • Nổi da gà
  • Da đổi màu, như bầm tím
  • .v.v.

Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Vì thế, bạn nên cấp cứu ngay nếu:

  • Bị thay đổi trong ý thức hoặc nhầm lẫn
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Không có khả năng đi lại
  • Ngón chân đỏ, ấm và sưng
  • Có các vết loét, mủ ở bàn chân, ngón chân
  • Bị biến dạng ngón chân sau chấn thương mạnh

Những nguyên nhân gây đau khớp ngón chân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau khớp ngón chân. Thông thường là do chấn thương hoặc hao mòn liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm, tình trạng dây thần kinh và các quá trình bất thường khác cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngón chân.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp ngón chân:

Đau khớp ngón chân do chấn thương:

  • Gãy xương ngón chân
  • Trật khớp ngón chân
  • Bong gân ngón chân
  • .v.v.

Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng:

  • Viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng xương (viêm xương)
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • .v.v.

Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương:

  • Bệnh bunion
  • Viêm burs ngón chân
  • Bệnh gút
  • Bệnh Hallux Rigidus (viêm khớp ngón chân cái)
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp vảy nến
  • .v.v.

Nguyên nhân khác:

  • Đi giày dép không phù hợp
  • U xương
  • Bệnh động mạch ngoại biên

Đau khớp ngón chân liệu có nguy hiểm?

Trả lời câu hỏi, Lương y Đỗ Minh Tuấn chia sẻ: Đau khớp ngón chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả những nguyên nhân nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng (như đi giày dép không phù hợp) hoặc cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng hay động mạch ngoại biên.

Tuy nhiên, đau khớp ngón chân là một bệnh có thể tiến triển, nếu không tìm cách điều trị có thể dẫn đến những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn, như:

  • Đau mãn tính
  • Khuyết tật
  • Mất ngón chân (do phải cắt cụt)
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn

Đau khớp ngón chân cũng có thể là cảnh báo của một số căn bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như:

  • Biến dạng ngón chân
  • Tàn tật
  • Sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến khớp ngón chân lỏng lẻo
  • Chết xương
  • Gãy xương do căng thẳng
  • Chảy máu trong khớp
  • Nhiễm trùng khớp
  • Suy thoái hoặc đứt gân và dây chằng quanh khớp
  • .v.v.

Những cách điều trị đau khớp ngón chân hiệu quả hiện nay

Tâm lý của người bị đau khớp ngón chân là muốn nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng sưng, đau. Tuy nhiên, dục tốc thì bất đạt, nếu người bệnh điều trị viêm khớp sai cách sẽ làm bệnh nặng hơn. Do đó, muốn tìm đúng cách chữa, bạn cần dựa vào tình trạng bệnh lý của bản thân.

Giảm đau khớp ngón chân bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây có thể làm giảm đau nhức và giúp người bệnh hoạt động bình thường. Tây y được kê đơn dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

  • Đau khớp do chấn thương: Đau khớp dạng nhẹ có thể bôi cao tại nhà. Ngược lại, khi ngón chân cái bị gãy, người bệnh cần bó bột và sử dụng nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh để làm lành tổn thương. Muốn rút ngắn thời gian phục hồi, bạn có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D.
  • Đau khớp do bệnh gout: khi nguyên nhân gây đau khớp do bệnh gout, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có khả năng đào thải nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật,..
  • Do viêm khớp: có thể sử dụng các loại thuốc chondroitin, glucosamin để xương khớp nhanh bình phục. Mặt khác, thuốc sẽ làm giảm các cơn đau nhức do khớp ngón chân hành hạ.

KHUYẾN CÁO: Thuốc tây chữa đau khớp ngón chân tồn tại rủi ro cùng tác dụng phụ. Nếu lạm dụng, bệnh không được điều trị khỏi mà còn có thể phát triển nặng hơn. Thậm chí, các cơ quan như gan, thận, dạ dày cũng chịu ảnh hưởng xấu bởi tân dược. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.

Biện pháp cải thiện cơn đau bằng mẹo tại nhà

Từ lâu đời, trong dân gian đã truyền tai các mẹo chữa đau khớp ngón chân từ nguyên liệu quen thuộc. Một số bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

Ngâm chân bằng nước muối và gừng

  • Chuẩn bị Gừng tươi (1 củ), nước (2 lít), muối hạt (20g)
  • Sơ chế sạch gừng và đập dập
  • Đun nước ấm rồi cho gừng và muối vào cùng lúc
  • Hòa tan hỗn hợp, đợi nước ấm vừa đủ rồi ngâm chân từ 15 – 30 phút.
  • Người bệnh kiên trì áp dụng sẽ thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm dần

Kết hợp đu đủ và mễ nhân

  • Chuẩn bị 30g mễ nhân sống, nửa quả đu đủ xanh
  • Đu đủ gọt sạch vỏ, rửa qua nước và thái thành miếng
  • Cho mễ nhân cùng đu đủ vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, đun cho tới khi mễ nhân chín mềm thì thêm 1 chút đường và tắt bếp
  • Bạn nên sử dụng món ăn này mỗi ngày

Cách khắc phục từ quả cà tím

  • Chuẩn bị 1 quả cà tím cỡ vừa và 1 lít nước lọc
  • Cắt bỏ núm cà tím, rửa sạch và thái thành khúc mỏng
  • Sau đó, đun sôi một nồi nước rồi cho cà tím vào
  • Bạn tắt bếp nhưng chưa vớt cà vội. Nên ngâm cà trong nước sôi cho tới khi nước nguội hoàn toàn rồi mới vớt ra.
  • Lọc lấy nước cà, cho vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh
  • Chia nước làm 4 phần và uống vào 3 buổi trong ngày trước các bữa ăn.

LƯU Ý: Người bệnh chú ý không nên áp dụng mẹo tại nhà khi bệnh quá nặng, mức độ tổn thương lớn. Bởi hiệu quả của biện pháp chỉ phù hợp với người có triệu chứng nhẹ và bệnh ở giai đoạn đầu. Sau 2 tuần áp dụng mẹo nhưng không đạt hiệu quả tốt, bạn nên thay đổi cách chữa.

Sử dụng thuốc Đông y (Y học cổ truyền)

Trong Y học cổ truyền, đau khớp ngón chân hình thành bởi tình trạng bế tắc kinh mạch, khí huyết khó lưu thông làm khớp ngón chân sưng tấy, co cứng, đau nhức. Căn nguyên sâu xa là tình trạng mất cân bằng âm dương, suy giảm chức năng gan, thận, tỳ, huyết hư. Do đó, nguyên tắc chữa bệnh là vừa đẩy lùi triệu chứng vừa loại bỏ tận gốc căn  nguyên. Chỉ có như vậy mới làm giảm tỷ lệ tái phát tình trạng đau khớp ngón chân và ngăn chặn biến chứng có hại.

Các dược liệu thuần tự nhiên với dược tính cao có khả năng khu phong, thanh nhiệt, mạnh gân cốt và bồi bổ can thận. Đồng thời, thuốc đông y còn giúp người bệnh tái tạo sụn khớp và tăng cường chức năng của khớp xương. Các bài thuốc thảo dược trị bệnh an toàn, không xâm lấn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người già, người trẻ, người mắc bệnh nền khác cũng có thể yên tâm khi điều trị đau xương khớp bằng đông y.

 Người bệnh đau khớp ngón chân cũng có thể sử dụng thêm một số các bài thuốc Đông y sau đây:

1. Bài thuốc số 1

Bài thuốc đầu tiên được dùng trong trường hợp sưng đau ngón chân do bệnh gout. Bài thuốc này giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng như nóng đỏ, sưng tấy, đau nhức khi đi lại, khô miệng,…

  • Thành phần: Cam thảo, tri mẫu, quế chi, thạch cao, bạch thược, hải đồng bì, ngân diệp, xích thược, phòng kỷ.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân dùng theo phương thức sắc uống hàng ngày.

2. Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 được sử dụng với các trường hợp sưng đau khớp ngón chân út hoặc các ngón khác có liên quan đến nhiệt độc tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh triệu chứng đau nhức, sưng tấy, người bệnh còn có thể bị sốt, mặt nóng bừng, khát nước,…

Đông y có thể sử dụng trong nhiều trường hợp đau khớp ngón chân khác nhau
Đông y có thể sử dụng trong nhiều trường hợp đau khớp ngón chân khác nhau
  • Thành phần: Huyền sâm, xích thược, hoàng kỳ, hồng hoa, một dược, đan sâm, hoàng bá, ngân hoa, đương quy, đào nhân, nhũ hương.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân dùng theo phương thức sắc uống hàng ngày.

3. Bài thuốc số 3

Bài thuốc số 3 có thể dùng với các trường hợp đau nhức khớp ngón chân liên quan đến bệnh lý viêm khớp. Bài thuốc này giúp khu trừ phong thấp, giảm đau nhức và bồi bổ, lưu thông khí huyết hiệu quả.

  • Thành phần: Bạch thược, cam thảo, xuyên khung, nhục quế tâm, tần cữu, ngưu tất, tang ký sinh, can địa hoàng, đương quy, nhân sâm, phòng phong, độc hoạt, phục linh, tế tân, đỗ trọng.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân đem thuốc sắc uống, ngày 1 thang.

Cách phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh hiệu quả tình trạng đau khớp ngón chân, mọi người nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Khớp ngón chân là khớp chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể, vì vậy mà việc cân nặng mất kiểm soát có thể gây ảnh hưởng lớn đến chúng, khiến chúng dễ bị thoái hóa hơn. Các chuyên gia khuyến khích mọi người duy trì thể trọng hợp lý và khỏe mạnh bằng cách tăng cường luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp: Mỗi ngày, khớp ngón chân đều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động đi lại. Chính vì thế mà việc lựa chọn giày dép phù hợp cần được đặc biệt quan tâm. Nếu đi giày quá chật ở phần mũi chân, tổn thương khớp rất dễ xảy ra. Về lâu dài, điều này cũng khiến nguy cơ thoái hóa khớp gia tăng đáng kể.
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao hay lao động: Để phòng tránh nguy cơ chấn thương khớp ngón chân trong khi chơi thể thao hay lao động, mọi người nên chú ý đến việc sử dụng các thiết bị bảo hộ. Ví dụ như đi giày thể thao có phần mũi cứng trong khi chơi đá bóng, đi ủng mũi thép trong công trường,….
  • Lưu tâm đến các thực phẩm thu nạp hàng ngày: Đau sưng khớp ngón chân có thể do gout gây ra, vì vậy mà chế độ ăn uống cũng là vấn đề cần lưu tâm. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ các loại chất béo, thịt đỏ, nội tạng động vật cũng như các thức uống có cồn như bia rượu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến tình trạng đau khớp ngón chân. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, tốt nhất là bạn nên đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương đầu tiên. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh bằng việc tăng cường rau quả trong bữa ăn và luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 4:29 PM , 08/05/2023

Tin liên quan

Sưng Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Có Nguy Hiểm Không?

Sưng khớp tay có thể mang đến những cơn đau nhức dai dẳng kèm theo, cảnh báo nhiều vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe người bệnh....

Châm Cứu Chữa Viêm Khớp Có Hiệu Quả Không – Chuyên Gia Nói

Châm cứu chữa viêm khớp là một trong những biện pháp điều trị bằng Đông y được nhiều bệnh nhân sử dụng trong những năm trở lại đây. Không chỉ...

Viêm Khớp Mắt Cá Chân – Chuyên Gia Chia Sẻ

Bệnh viêm khớp mắt cá chân khiến bạn bị đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đây là một bệnh về khớp thường gặp mà hậu quả để...

Top 7 Thuốc Điều Trị Viêm Khớp Cổ Tay Phổ Biến Được Kê Đơn

Dùng thuốc điều trị viêm khớp cổ tay là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh sử dụng. Thế nhưng trên thị trường có vô số sản phẩm...

Viêm Khớp Cùng Chậu: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Có Chữa Được Không?

Viêm khớp cùng chậu xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, nhưng số lượng nghiêng về phía nam giới nhiều hơn. Do triệu chứng không điển hình nên bệnh dễ...

Đau Khớp Khuỷu Tay Uống Thuốc Gì – Top Thuốc Chuyên Gia Kê Đơn

Một trong những cách điều trị đau khớp khuỷu tay được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc tây. Vậy đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *