Đau Khớp Ngón Tay: Thông Tin Chính Thống Từ Chuyên Gia Nói

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra do chấn thương, ăn uống thiếu chất, sử dụng các khớp ngón tay quá nhiều hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bị đau nhức khớp ngón tay, người bệnh không nên chủ quan mà hãy kiểm tra càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay – Chuyên gia nói

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ:

Để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả thì tìm ra nguyên nhân gây viêm đau khớp ngón tay là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh mọi người nên chú ý.

Thoái hóa xương khớp

Đây chính là thủ phạm số một gây ra chứng đau khớp ngón tay áp. Với những người cao tuổi, dấu hiệu lão hóa thường diễn ra vô cùng nhanh chóng. Do đó, khi những khớp xương có xu hướng bị thoái hóa thì xương dưới sụn, sụn sẽ bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Khi đó dịch tiết ở bao hoạt dịch khớp sẽ giảm dần, nhất là sau một đêm dài vừa ngủ dậy, các khớp phải hoạt động liên tục và trở nên cứng hơn.

Viêm đa khớp

Bên cạnh chứng thoái hóa xương khớp, đau khớp ngón tay cũng có thể do viêm đa khớp dạng thấp. Nguyên nhân gây bệnh là do xương khớp bị nhiễm trùng hoặc do hệ thống tự miễn bị rối loạn dẫn đến các khớp xương bị lão hóa dần, gây đau nhức. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở người già, đặc biệt là với phụ nữ cao tuổi.

Khi bị viêm đa khớp, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau nhức, sưng đỏ ở các khớp ngón tay, nhất là khi ấn nhẹ. Đồng thời các khớp ngón sẽ kêu lục khục khi cử động. Bên cạnh đó, 2 bàn tay cũng có thể bị run rẩy, khó vận động hoặc việc cầm nắm không còn được linh hoạt như bình thường.

Thiếu hụt canxi

Nếu như cơ thể của chúng ta bị thiếu canxi thì xương khớp sẽ không còn chắc khỏe nữa. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sưng khớp tay. Các đối tượng phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh, người cao tuổi rất dễ rơi vào tình trạng loãng xương, xương khớp yếu kém.

Bên cạnh đó, chứng đau nhức khớp ngón tay cũng có thể xảy ra nếu gặp phải chấn thương, làm việc quá sức, bị gãy xương hoặc một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây bệnh, mọi người nên dành thời gian tìm đến bệnh viện chụp chiếu để có thể đưa ra được câu trả lời chính xác.

Chuyên gia tư vấn thêm cho bạn:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện với các đối tượng là dân văn phòng- những người phải sử dụng máy tính thường xuyên. Khi các cơ và gân của ngón tay, cổ tay, bàn tay, bả vai phải hoạt động nhiều trong thời gian dài sẽ làm tổn thương và chèn ép thần kinh ngoại biên. Từ đó dẫn đến tăng tiết dịch ở dây thần kinh, khiến khớp ngón tay, bàn tay bị yếu, đau nhức và tê rần.

Dạng chấn thương này ngoài gây ra tình trạng đau buốt, tê bì,… còn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay, biến dạng khớp ngón tay, khó hoạt động… nếu không được khắc phục sớm.

Bệnh gout

Đau khớp ngón có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh gout bạn cần cảnh giác. Nguyên nhân bệnh gout được nghiên cứu là do lượng axit uric trong máu tăng cao trong thời gian dài, gây ra tình trạng dư thừa và xuất hiện nhiều tinh thể bám vào các khớp xương. Những người dung nạp quá nhiều chất đạm, purin hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích rượu bia, thuốc lá… là những đối tượng rất dễ bị gout.

Bệnh thường diễn biến ít phức tạp, chỉ gây ra các cơn đau nhức khớp vào ban đêm, đặc biệt ở các vị trí khớp đầu gối, khớp ngón tay, ngón chân, cổ chân… Ở một số bệnh nhân, bệnh gout sẽ làm các khớp ngón tay bị sưng tấy, phù đỏ gây khó cử động. Bệnh lý này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chấn thương

Đau khớp ngón tay có thể xuất hiện khi bạn gặp phải một số chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày như trật khớp, cầm nắm vật nặng, làm việc quá sức, gãy xương, tai nạn… Khi bị tác động mạnh, các khớp xương dễ bị trật ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức ngón tay và có thể bầm tím. Ngoài ra một số bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Các chuyên gia của học viện nghiên cứu bệnh cột sống ở Berlin( Đức) đã chỉ ra thuốc giảm đau nhanh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các sụn khớp bị thoái hóa nhanh chóng, gây ra các vấn đề về xương khớp. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, bạn có thể gặp phải hiện tượng sưng đau ở các khớp bàn tay.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp ngón tay

Việc phát hiện tình trạng đau ngón tay út rất dễ, nhưng cũng chính vì thế mà mọi người thường không quan tâm khiến triệu chứng bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng hơn mà không gặp phải rào cản nào.

Đau khớp ngón tay

Đây là biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Các cơn đau có thể xảy ra khi bạn cầm nắm một vật gì đó. Ban đầu các cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh cử động tay hay cầm nắm vật gì đó nhưng khi viêm khớp nặng hơn, các cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Biến dạng ngón tay

Khi bị viêm các đốt ngón tay lâu ngày có thể gây biến dạng khớp tại các đốt ngón tay, đầu tiên sẽ là các khớp ngón tay sưng to lên, sau đó gây biến dạng.

Co cứng ngón tay

Những đốt ngón tay bị đau khớp sẽ có hiện tượng co cứng lại. Đồng thời trên khớp xương sẽ xuất hiện thêm những cục cứng. Nó sẽ khiến cho hoạt động của cơ tay bị hạn chế, việc cử động cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Dù do nguyên nhân nào thì đau nhức khớp ngón tay đều không thể xem thường, tuyệt đối đừng chủ quan. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện:

  • Tê bì, ngứa ran ở ngón tay hoặc bàn tay.
  • Khó cử động hoặc duỗi thẳng ngón tay.
  • Ngón tay có vẻ đỏ và dần sưng lên.
  • Tình trạng sưng, đau vẫn không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.

Những cách chữa đau khớp ngón tay

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân khiến khớp ngón tay bị sưng, đau và nhức, người bệnh có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:

Các bài tập cho khớp ngón tay

Thực hiện các bài tập luyện ngón tay ở nhà là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai các khớp xương. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các bài tập sau:

  • Bài tập uốn khớp ngón tay: Uốn cong hết cỡ lần lượt từng ngón tay sau đó duỗi thẳng ra. Thực hiện liên tục trong khoảng 7-10 phút mỗi ngày sẽ giúp các khớp xương trở nên linh hoạt và chậm thoái hóa hơn.
  • Chạm ngón tay: Dùng ngón tay cái chạm lần lượt vào các ngón còn lại rồi duỗi lỏng các ngón. Lặp đi lặp lại trong khoảng 10 phút mỗi ngày để giảm đau khớp ngón hiệu quả.
  • Bài tập nắm đấm: Nắm chặt bàn tay lại thành nắm đấm rồi duỗi ra từ từ, thực hiện chậm rãi trong vài phút hằng ngày sẽ giúp cải thiện vấn đề xương khớp bàn tay.
  • Xoa bóp: Thay vì cố gắng cử động mỗi khi bị đau khớp ngón, bạn hãy nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng để giúp các cơ giãn ra, làm giảm khô cứng xương khớp.

Bài thuốc dân gian

Để chữa viêm đau khớp bàn tay bằng phương pháp dân gian, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Đắp ngải cứu rang muối: Bạn dùng 1 nắm lá ngải cứu đã rửa sạch rang nóng với muối trắng. Sau đó dùng 1 chiếc khăn màn mỏng bọc ngải cứu rang muối vào rồi chườm hoặc buộc lên phần ngón út bị đau. Người bệnh cần thực hiện liên tục trong khoảng 7-10 ngày để có hiệu quả cao.
  • Bài thuốc từ cây trinh nữ: Đem 30g rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái mỏng rồi tẩm rượu và sao lên cho thơm. Cho cây trinh nữ đã sao sắc với 600ml nước, đun cho còn khoảng 100ml nước cốt thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Dùng ké đầu ngựa: Giã nát 200g ké đầu ngựa rồi bảo quản trong một lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi ngày bạn đem 12g ké sắc lấy nước uống và thực hiện liên tục trong khoảng 15 ngày. Lưu ý, người bệnh không nên uống nước cây ké lúc đói và cần phải kiêng thịt lợn trong khẩu phần của mình.

Sử dụng thuốc tân dược

Trong nhiều trường hợp, để làm giảm nhanh các cơn đau khớp ngón tay, bạn có thể sử dụng phương pháp Tây y. Tuy nhiên, với đặc tính phức tạp, người bệnh chỉ nên áp dụng chúng khi có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp Tây y trị đau khớp ngón phổ biến gồm:

Dùng thuốc uống

Khi khớp ngón tay chỉ đau khi làm việc nhiều hay việc nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế hoạt động nặng hay ngưng làm công việc yêu cầu cử động lặp đi lặp lại của bàn tay và ngón. Điều này sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn.

Dùng thuốc tiêm

Huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào, tái tạo tế bào máu, kích thích phát triển mạch máu, qua đó hỗ trợ tái sinh những mô bị hư hại, giúp tế bào khỏe mạnh hơn. Với những tổn thương cơ xương khớp, tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu là kháng viêm, chấm dứt nhanh chóng các cơn đau, cải thiện khả năng vận động cho cơ và khớp.

Cortisone

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm Cortisone (thuốc kháng viêm mạnh) vào khớp ngón tay nhằm giảm đau tạm thời. Tác dụng của thuốc là tạm thời, chỉ kéo dài vài tuần tới vài tháng. Thủ thuật này cũng kèm theo nguy cơ nhiễm trùng khớp.

Dùng thuốc Đông y chữa đau khớp ngón tay

Các loại thuốc Tây y mặc dù có thể giảm nhanh triệu chứng đau khớp song hiệu quả thường khó duy trì lâu dài và thường đi kèm nhiều tác dụng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Lâu nay, các giải pháp điều trị đau nhức khớp ngón tay bằng thảo dược YHCT đang được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng. Bài thuốc YHCT được đánh giá là không chỉ mang lại hiệu quả giảm đau, đẩy lùi bệnh tận gốc mà còn an toàn không gây tác dụng phụ, giúp người bệnh an tâm sử dụng lâu dài.

Cập nhật lúc: 9:18 AM , 08/05/2023

Tin liên quan

Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cảnh Báo

Viêm khớp thái dương hàm tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây suy giảm chức năng hàm, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu khi...

Viêm Khớp Cấp: Triệu Chứng, Cảnh Báo, Cách Chữa

Viêm khớp cấp là bệnh lý mà nhiều người thường gặp. Bệnh gây nên những cơn đau âm ỉ cho người mắc, từ đó gây ra nhiều bất tiện trong...

Viêm khớp Phản Ứng Có Hết Không? Chuyên Gia Trả Lời

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm...

Những Cách Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Hiệu Quả

Viêm khớp thái dương hàm tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây suy giảm chức năng hàm, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu khi...

Đau Nhức Xương Khớp Sau Khi Uống Rượu Và Những Điều Cần Lưu Ý

Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu là tình trạng thường gặp của rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu và cách...

Viêm khớp sau sinh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách cải thiện bệnh hiệu quả

Viêm khớp sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các mẹ sau thời kỳ sinh nở. Tình trạng này khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, đau...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *